kinh tế
Việt Nam: Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng
20.06.2017 16:00 21379
Từ tháng 8/2017, người gửi tiền ở một tổ chức tín dụng bị phá sản sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu.

Việc cho phá sản ngân hàng khẳng định rằng có thể sử dụng nguồn lực của Nhà nước lớn hơn để xử lý nợ xấu. Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi.
Đối tượng áp dụng bao gồm: người được bảo hiểm tiền gửi; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Theo quyết định, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/8/2017.
Như vậy, mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ tháng 8 sẽ tăng 50% so với quy định hiện hành.
Trước đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ năm 1999 là 30 triệu đồng và tăng lên 50 triệu đồng từ năm 2005.
Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi hiện hành, bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi, tiền gửi được bảo hiểm là tiền đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng./.
Xuân Thân/VOV.VN
Danh Sách Bình Luận
Vinh D Nguyen - 12/07/2017
Ngu gì mà gửi tiền ngân hàng VietNam . Chắc ăn cú mua vàng và $ US , Cất thật kỹ ( đề phòng bọn CS ãn cướp khi kiểm tra tài sản . Gủi ông anh ruột là chắc nhất ( ý là ăn vào bụng )
|
Oliver Pham - 20/06/2017
Ngân hàng phá sản người gửi tiền được đền tối đa là 75 tr . Thế còn người vay ngân hàng thì phải trả lại cho ngân hàng mức tối đa là bao nhiêu ?????
|
Thuyền Và Biển Lê - 20/06/2017
Để tiền ở Ngân hàng VN chả khác chơi hụi hay Casino ,trắng tay lúc nào không biết.Nhân viên và lãnh đạo Ngân hàng cũng tìm cách rút ruột của khách hàng .
|
Hiển Đạt - 20/06/2017
Bây giờ gửi nhầm chỗ coi như là xong luôn
|
Maika Tran - 20/06/2017
..vn gửi là mất
|
Nhi Lethanh - 20/06/2017
Số tiền của các cổ đông chúng đã rút ra hết-giờ chỉ còn số tiền gửi của Dân và họ dùng số tiền này để kinh doanh nều một khi ngân hàng phá sản thì chỉ khổ Dân thôi?
|
Viết Bình Luận
Tin liên quan
- Tôm và cá tra của Việt Nam từ tháng 3.2018 khó vào thị trường Mỹ (21/03/2018)
- Người Việt đang rời bỏ quê hương, chuyển đầu tư sang Mỹ để được định cư tăng gấp rưỡi năm 2017 (13/02/2018)
- Việt Nam đẩy nhanh việc tư hữu hóa (24/01/2018)
- Suy kiệt: Lời cảnh báo từ mỏ dầu lớn nhất Việt Nam (14/01/2018)
- 600 xe BMW nằm trên 1 năm ở cảng tại Việt Nam phải xuất ngược trở lại Đức (13/01/2018)
- Phiên thứ 3 liên tiếp, trái phiếu 5 năm của Chính phủ Việt Nam không bán được đồng nào (16/11/2017)
- Hải sản Việt có nguy cơ bị cấm xuất khẩu sang EU (09/11/2017)
- Facebook, Google có 'bỏ' Việt Nam vì quy định đặt máy chủ? (03/11/2017)
- Chính phủ Việt Nam sẽ phê duyệt phá sản ngân hàng (28/10/2017)
- EU đe dọa rút thẻ vàng: DN Việt đối diện nguy cơ (04/10/2017)
Những bản tin khác
- Vì sao hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành phải ‘duy trì cùng lúc’? (19/06/2017)
- Hà Tĩnh mất mùa lớn chưa từng có trong lịch sử- Sở lại đổ tại dân (11/06/2017)
- VIỆT NAM ĐEO ĐUỔI CON SỐ TĂNG TRƯỞNG GDP CAO ĐỂ LÀM GÌ? (04/06/2017)
- Thủ tướng đặt vấn đề kỷ luật nếu không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng (03/06/2017)
- Việt Nam đang gánh nợ khủng tới 431 tỷ USD – ai sẽ trả? (02/06/2017)
- Kỳ vọng từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (28/05/2017)
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) (27/05/2017)
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể vực dậy nền kinh tế Việt Nam hay không? (26/05/2017)
- Các nước APEC vẫn có thể đạt được các lợi ích trong TPP dù không có Mỹ tham gia (26/05/2017)
- Vay tiền Trung Quốc và ‘cõng rắn cắn gà nhà’ (23/05/2017)
- NHẢY RÀO (23/05/2017)
- Chính trường rối ren - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở lại (21/05/2017)
- 20 năm qua, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ (18/05/2017)
- Bí thư Hải Phòng lý giải việc im lặng trước đề nghị của bầu Đệ (18/05/2017)
- Vì sao nền kinh tế đất nước mãi không ngóc đầu lên được? (16/05/2017)
- KẾT NỐI DOANH NGHIỆP VIỆT-ĐỨC (16/05/2017)
- Thông điệp mới, hành động cũ? (14/05/2017)
- Tôi đang chứng kiến một xã hội bất ổn. (12/05/2017)
- Doanh nghiệp Đức khởi động đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh (11/05/2017)
- Hồng hạc hay chim lợn? (09/05/2017)
- Nói về rủi ro của nghề Dầu khí (Nguyễn Như Phong) (05/05/2017)
- (Nguyễn Như Phong) Tập đoàn Dầu khí đã cứu đất nước ta vào năm 1988 như thế nào? (04/05/2017)
- Về Nghị quyết 233 mà ông Đinh La Thăng ký năm 2009. (02/05/2017)
- Việt Nam: Ngân sách cạn kiệt vì phải chi trên 800 tỉ đồng trả lãi và nợ gốc mỗi ngày! (30/04/2017)
- Việt Nam: Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thu mua, cấp đông thịt lợn (29/04/2017)
- THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - HESSEN (25/04/2017)
- Phải chăng CT nước Trần Đại Quang chuẩn bị cho kiểm toán dự án hủy diệt môi trường Fomosa Hà Tĩnh và đất đai ở bán đảo Sơn Trà? (13/04/2017)
- Thực phẩm Đức Việt: Thương hiệu mạnh 2016-2017 (13/04/2017)
- EU cảnh báo có độc tố trên cá hồng nhập từ Việt Nam (11/04/2017)
- Việt Nam tiếp tục nuôi `` kinh tế thị trường định hướng XHCN`` (11/04/2017)