người Việt ở Đức
Hội thảo về phương thức giáo dục con cái của cha mẹ Việt
24.11.2016 06:33 6094

Tham dự hội thảo có đại diện chính quyền hai quận Marzahn-Hellersdorf và Lichtenberg, nơi có khoảng 10.000 người Việt sinh sống, nhiều tổ chức, văn phòng giúp đỡ người nước ngoài và Hội người Việt Nam tại Berlin – Brandenburg cũng như những chuyên gia tâm lý, giáo dục với sự tham gia của trên 80 người, ngồi kín hội trường.
Bên cạnh những thành công trong học tập và hình ảnh „học sinh kiểu mẫu“ của trẻ em người Việt ở Đức, phương thức giáo dục của nhiều gia đình Việt đôi lúc lại gây ra sự hoài nghi trong các nhà sư phạm, thậm chí gây lo ngại cho các cơ quan phụ trách thanh thiếu niên (Jugendämter). Hội thảo này nhằm phân tích, tìm hiểu những nguồn lực mà các bậc cha mẹ, các nhà chuyên môn, các hội đoàn và toàn thể cộng đồng có được để hỗ trợ cho các bậc cha mẹ Việt trong việc nuôi dạy con cái.
Trong tham luận của mình với đầu đề „Phải chăng các cha mẹ Việt là hổ dữ?“ (Tiger-Eltern), GS-TS Birgitt Röttger-Rössler ở Viện nhân chủng học văn hóa, xã hội thuộc trường Đại học Tự do Berlin đã giới thiệu công trình nghiên cứu của mình về phương thức giáo dục dưới góc độ nhân chủng học và văn hóa, trong đó so sánh giữa Inđônêxia, Việt Nam và Đức trên ba lĩnh vực bối cảnh xã hội, mục tiêu giáo dục và chiến lược cũng như thực tiễn giáo dục. GS-TS Röttger-Rössler cho rằng, xét từ góc độ nhân chủng học thì việc tranh cãi đâu là phương thức giáo dục đúng sẽ không mang lại kết quả, bởi vì không thể có một phương thức giáo dục đúng đắn duy nhất, bởi vì mục tiêu giáo dục và thực tiễn giáo dục luôn nằm trong hệ thống giá trị về văn hóa, xã hội, luôn gắn liền với cấu trúc kinh tế, xã hội và chính trị của một xã hội.
Liên quan tới Việt Nam, công trình nghiên cứu cho rằng trong bối cảnh xã hội với cấu trúc đại gia đình, ông bà cũng tham gia nuôi dạy cháu, nên mục tiêu giáo dục trẻ em là dạy chúng phải vâng lời, tôn trọng người lớn, có nghĩa vụ, trách nhiệm và đặc biệt là phải thành công trong học tập. Trong chiến lược và thực tiễn giáo dục, các bậc cha mẹ Việt thường đưa ra những quy định, những cấm đoán và trừng phạt trong trường hợp không tuân thủ, cũng như hướng dẫn và rèn luyện các kỹ năng sống.
Ngược lại ở Đức, trong bối cảnh gia đình nhỏ, cha mẹ là người trước tiên nuôi dạy con cái với mục tiêu giáo dục là dạy cho con cái tự tin, tự lập, thích học và mong muốn thành công trong học tập. Chiến lược và thực tiễn giáo dục của các cha mẹ Đức là khen ngợi, động viên, thể hiện sự vui mừng đối với thành công và rèn luyện cho con sớm tự lập.
Sau khi trao đổi, giải đáp thắc mắc, những người tham dự đã được xem một số tiểu phẩm kịch ngẫu hứng về những hoạt cảnh có thể xảy ra trong gia đình Việt ở Đức và sự góp ý của khán giả, coi đây là một phương pháp sáng tạo để các bậc cha mẹ có thể rèn luyện trong giao tiếp và giáo dục con cái. Đây cũng là một trong ba nội dung thảo luận diễn ra vào buổi chiều, bên cạnh hai chủ đề Hợp tác với cha mẹ trong nhà trẻ và trong trường học, cho rằng có người hiểu hai nền văn hóa Việt và Đức, coi như „Người phiên dịch văn hóa“ sẽ là người mở ra cánh cửa để đến với các bậc cha mẹ Việt, hỗ trợ họ trong việc nuôi dạy con cái trong bối cảnh sinh sống trên nước Đức, khi khoảng cách giữa các thế hệ gia tăng do khó khăn trong giao tiếp, khi con cái biết ít tiếng Việt mà cha mẹ lại biết ít tiếng Đức.
Đây là một cuộc hội thảo bổ ích, hy vọng rằng qua đó, các hội đoàn, tổ chức, văn phòng giúp đỡ người nước ngoài có thể tiếp cận các bậc cha mẹ Việt để hỗ trợ họ trong việc nuôi dạy con cái trên nước Đức, giảm bớt những áp lực không cần thiết đối với con cái, nhưng vẫn tạo điều kiện cho chúng học giỏi và thành công.
Quang cảnh Hội thảo
Nhà tâm lý học Nguyễn Mai Hương là MC của chương trình
TS Nguyễn Việt Đức chăm chú theo dõi tham luận
Một cảnh trong tiểu phẩm kịch ngẫu hứng về gia đình Việt
Văn Long – Thoibao.de
Viết Bình Luận
Tin liên quan
- Le-Nails và ngành Nails của người Việt trên thế giới (15/04/2018)
- 10 Triệu Euro đã được chi cho vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ? (13/04/2018)
- Băng nhóm ăn cắp thuốc lá của người Việt tại Đức đang bị theo dõi ra sao? (09/04/2018)
- Thắm thiết nghĩa tình Trường Sa tại Berlin (03/04/2018)
- “ Gặp gỡ đầu xuân Mậu Tuất “ tại Berlin - Đại sứ Đoàn Xuân Hưng không giải trình cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (01/04/2018)
- Một nữ sinh viên Việt Nam tử vong tại Đức là bị sát hại hay tự vẫn? (18/03/2018)
- Chiều Thơ Xuân – Berlin 2018 (12/03/2018)
- Vietnam Airlines tăng tần suất bay tới Đức (09/03/2018)
- Berlin: Tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 (25/02/2018)
- Một người Việt Nam bị kết án gần 3 năm tù giam vì buôn lậu thuốc lá (21/02/2018)
Những bản tin khác
- Hoạt động „Đền ơn, đáp nghĩa“ của người Việt tại Erfurt (21/11/2016)
- Kiểu sinh hoạt, ăn uống của nhiều người Việt tại Đức như vậy có nên chăng? (17/11/2016)
- GS.TS Nguyễn Văn Thoại tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hội nhập tại phủ Thủ tướng Đức (14/11/2016)
- Đại sứ Đoàn Xuân Hưng thăm và làm việc tại thành phố Leipzig (09/11/2016)
- Giải bóng đá Doanh nghiệp tại Hamburg (07/11/2016)
- TIN MỚI CỦA HỘI TÂN TRÀO TẠI CHLB ĐỨC (07/11/2016)
- Trịnh Xuân Thanh tại Đức: `` Hết mưa rồi trời lại nắng `` (05/11/2016)
- Khởi hành chương trình "Dấu chân đồng đội tìm về nghĩa tình" của Hội Tân Trào tại CHLB Đức đóng góp xây nhà tình nghĩa tại Việt Nam (04/11/2016)
- Đoàn công tác của kiều bào Đức sẽ trực tiếp đi phát quà cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung (03/11/2016)
- Kiều bào tại Đức quyên góp được 125.000 Euro ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung. (31/10/2016)
- Thi đấu giao hữu Golf giữa CLB Golf Berlin và Hà Nội (30/10/2016)
- Công ty COMD và Selgros Cash & Carry hướng dẫn những quy định mới đối với máy tính tiền (Kassen) (29/10/2016)
- Đêm ca nhạc từ thiện tại Berlin vì đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung. (26/10/2016)
- Trịnh Xuân Thanh, một thời lưu lạc (24/10/2016)
- Ông Nguyễn Văn Hiền: ``Tôi thấy rất ấm lòng và hạnh phúc``! (24/10/2016)
- Người Việt quảng bá văn hóa dân tộc tại Cloppenburg, Đức (24/10/2016)
- Thư của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam gửi cộng đồng người Việt tại Đức (21/10/2016)
- Những "ổ gà" trong lòng cộng đồng người Việt tại Đức (20/10/2016)
- ĐSQ Việt Nam tại Đức kêu gọi kiều bào chung tay ủng hộ bà con bị lũ lụt trong nước (20/10/2016)
- Hội doanh nghiệp đồng hành với Chính phủ Việt Nam xúc tiến thương mại tại Đức (19/10/2016)
- LIÊN HIỆP NGƯỜI VIỆT TOÀN LIÊN BANG ĐỨC - LỜI KÊU GỌI (19/10/2016)
- Họp báo giới thiệu „Sổ tay song ngữ Đức – Việt về sức khỏe trẻ em“ (19/10/2016)
- Kiều bào tại Đức trải lòng vì `` Ngư dân thì mất biển, ruộng đồng ngập lụt tại quê nhà `` (18/10/2016)
- Người Hà Nội tại Đức rất buồn phiền vì ô nhiễm môi trường tại Thủ đô (09/10/2016)
- Cúp bóng bàn 2016 của CLB Bóng bàn Việt Nam – Berlin (05/10/2016)
- Hội đồng hương Bắc Giang tại CHLB Đức duy trì văn hóa dân tộc và tiếng Việt (03/10/2016)
- Công ty mai - mai Hamburg giao lưu cùng hội cựu học sinh trường cấp 3 sơn tây khóa 1983-1986 (02/10/2016)
- Dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, nên „Liệu cơm gắp mắm“! (02/10/2016)
- „Sổ tay song ngữ Đức – Việt về sức khỏe trẻ em“ – một dự án thiết thực đối với cha mẹ Việt (02/10/2016)
- Người Việt - Khi nào được nghỉ? (02/10/2016)