Sách lược của nhà cầm quyền Việt Nam: Cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào tranh đấu trong nước

Đài Đức Deutsche Welle (Làn sóng Đức) ngày 17/10/2018 đưa tin việc trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 39 tuổi đã diễn ra trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Việt Nam. Washington đã đàm phán thỏa thuận này, hãng thông tấn Đức DPA tường thuật dựa theo lời một người bạn của blogger Mẹ Nấm

Cách đây không lâu, hồi đầu tháng 6 năm nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài với điều kiện ông phải lập tức rời khỏi Việt nam, từ nhà tù đi thẳng sang Đức, mặc dù trước đó luật sư Đài đã bị kết án nặng nề 15 năm tù và 5 năm quản chế.

Hôm qua ngày 17/10/2018 một nhân vật đấu tranh nhân quyền nổi tiếng khác là Mẹ Nấm –  Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người bị kết án 10 năm tù đã được thả ra khỏi nhà tù cũng với điều kiện lập tức rời khỏi Việt nam đi sang Mỹ.

Luật sư Lê Luân đang hành nghề tại Việt Nam có “một thắc mắc lớn nhất về vấn đề lạ lùng mà một con nhà luật phải đặt ra”:

Nhiều công dân Việt Nam, phạm tội chính trị theo luật pháp Việt Nam, và thụ án tại nhà tù của Việt Nam, nhưng sau một thời gian ngắn, họ lại được rời khỏi lãnh thổ Việt Nam và trở nên tự do ở một quốc gia phương Tây khác. Đây không phải là trục xuất (vì chỉ dành cho người nước ngoài) và cũng không phải trường hợp thi hành án ngoài lãnh thổ vì các cá nhân này không phải tội phạm đối với các quốc gia đó và các nước này cũng không phải nhà tù để thi hành án đối với bản án do Việt Nam tuyên. Vậy trạng thái pháp lý này là gì và được định nghĩa ra sao?

Blogger Từ Thức ở Paris cho rằng đó là trạng thái pháp lý của một chế độ man rợ và ngày càng man rợ hơn:

Mẹ Nấm ra khỏi tù nhưng không được trả tự do, mà phải nhận một bản án khác: bị trục xuất khỏi quê hương.

Xứ sở quái lạ: những người có lòng với đất nước hoặc nằm trong nhà tù, hoặc phải bỏ xứ ra đi.

Chuyện bắt người dân, bỏ tù người dân, rồi “ân xá”, rồi trục xuất tùy hứng, cho thấy bộ mặt trộm cướp của một xã hội không xứng đáng là một quốc gia. Đi tù về tội gì, “ân xá” với tiêu chuẩn gì, ai ân xá, tại sao phải bỏ nước ra đi nếu vô tội? Đất nước là đất nước chung, tại sao có những bọn có quyền quyết định ai được ở, ai phải đi?

Chẳng cần luật pháp, tiêu chuẩn, lý do gì hết. Chẳng cần giải thích, cũng chẳng cần thông báo. Thái độ quen thuộc của một bọn cướp ngày, tự cho mình toàn quyền sinh sát. Búng tay một cái, người này vào tù, búng tay một cái, người khác ra tù. Một cách chửi cha những cái gọi là toà án, quan tòa do chính chúng bày ra”.

Ông Phil Roberston, Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, đã đưa ra nhận xét như sau, đăng trên facebook của ông vào chiều 17/10/2018, ngay sau khi hay tin Mẹ Nấm đang trên đường sang Mỹ:

Tuy chúng tôi hài lòng vì Mẹ Nấm và gia đình đã được tự do, nhưng hành động trả tự do này càng làm rõ thêm chiến lược đàn áp chính trị kiểu mới của Việt Nam: bắt giam các nhà hoạt động theo những tội danh nguỵ tạo và vi phạm nhân quyền, truy tố họ tại những phiên toà bỏ túi, và kết án họ với những mức án dài tới vô lý. Sau đó, khi mà hy vọng đã lụi tàn đi trước viễn cảnh (phải chịu đựng) nhiều năm tháng trong điều kiện kinh khủng sau song sắt, thì trả tự do cho họ, đổi lấy việc trục xuất họ và kể công.

Hà Nội đang nhằm tới việc cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước.

Nhưng dư luận đừng nên quên rằng Việt Nam vẫn là một trong những nhà nước bạo tàn nhất ở Đông Nam Á, với hơn 100 tù chính trị đang bị giam vì đã nói lên quan điểm của mình, vì đã lập ra các hội nhóm không nằm trong tầm quản lý của chính quyền, và vì đã tổ chức tuần hành ôn hoà”.

Trang báo Nau.ch của Thụy sĩ ngày 17/10/2018 đưa tin Mẹ Nấm đã được phóng thích sang Mỹ và trong bản tin có kèm theo Video Clip Mẹ Nấm được Phu nhân Tổng thống Mỹ Melina Trump trao giải „Phụ nữ quả cảm“ hồi cuối tháng 3 năm 2017 (có thể bấm vào đây xem Video Clip này).

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)



>> Chính phủ Việt Nam đã phải trả lại tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( Blogger Mẹ Nấm )

>> Thủ tướng Áo nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

>> Thủ tướng Đức sẽ gặp ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12

>> Fitch hạ xếp hạng Vingroup từ ổn định xuống tiêu cực ngay sau khi Phạm Nhật Vượng làm ô tô

>> Việt Nam trong đàm phán sắp tới có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

>> Nhất thể hóa: Ván cờ lấp lửng nước đi của TBT Nguyễn Phú Trọng  

>> Chế độ Cộng sản sụp đổ, Quân đội và An ninh bắn nhau, Tổng bí thư bị xử tử 

>> Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CHXHCN Việt Nam Thân Đức Nam song ca “Thành phố buồn” cùng Ca sĩ Chế Linh vừa từ hải ngoại trở về

>> Chính phủ Đức mạnh mẽ lên án Nga đứng sau các vụ tấn công mạng vào nước này

>> Pháp điều tra vụ mất tích của Chủ tịch tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol sau khi về Trung Quốc

>> Nữ chủ quán người Việt bị cướp sạch tiền bán hàng ngay trước cửa nhà tại Berlin

>> VinFast sản xuất xe ô tô Việt Nam với công nghệ Đức – Đó là xe BMW made in Vietnam 

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Thủ tướng Slovakia đe dọa Việt Nam sẽ bị các hậu quả về ngoại giao

>> Phim phóng sự của Đài RTV Slovakia về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Viện Công tố Slovakia quyết định khởi tố vụ án dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen

>> Tham tán ngủ ở Liên Hiệp Quốc: Người chụp hình nói gì

>> Đài Tiếng nói Việt Nam gỡ bỏ bài báo chữa cháy bức ảnh cán bộ ngoại giao Việt Nam ngủ say giữa hội trường LHQ

>> Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tất cả các nước trên thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa xã hội

>> Bộ trưởng Nội vụ Slovakia sang Đức hội đàm với Bộ trưởng Nội vụ Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Từ thợ làm móng tay chuyển sang trồng cần sa tại Đức và xây chùa ở Việt Nam

>> Bức ảnh hay nhất năm 2018 về mối quan hệ giữa hai nước Đức – Việt

>> 32 Dân biểu Quốc hội châu Âu cảnh báo Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam sẽ không được thông qua vì tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam

Kasse animation 7.8.2023