Việt Nam hưởng lợi gì từ chiến lược của Mỹ tại biển Đông?

Sĩ quan Hải quân Mỹ và Việt Nam trong một chuyến thăm của tàu chiến Mỹ tới hải cảng của Việt Nam ( Ảnh: Hải quân Mỹ )

Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở (FOIP) của chính quyền tổng thống Trump đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Khi Washington bắt đầu đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều mặt trận – cả về kinh tế, chính trị và quân sự – thì chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở (FOIP) của chính quyền tổng thống Trump đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Từ trước đến nay, phía Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định chiến lược ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương này, vốn là khu vực do Úc, Ấn Độ và Nhật Bản chi phối, kể từ khi tổng thống Trump ký vào biên bản này hồi tháng Mười Một năm ngoái tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức ở Đà Nẵng.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giới chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence đã bắt đầu đưa ra những bình luận công khai về chi tiết của chiến lược này. Thậm chí, cả trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về An ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương là ông Randall G. Schriver gần đây đã đến thăm Việt Nam để thảo luận về ý nghĩa của chiến lược này đối với chính quyền Hà Nội. Chuyến thăm đến Việt Nam lần thứ ba của ông Schriver là một phần trong sự kiện Đối thoại chính sách Quốc phòng được tổ chức hằng năm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong bối cảnh hai nước đang ngày càng thắt chặt mối quan hệ về mặt quân sự.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5 tháng Mười vừa qua, ông Schriver đã bắt đầu bằng cách đề cập đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương như là một “vị trí ưu tiên„ trong khi nhấn mạnh một số hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là trên biển Đông. Ông Schriver cũng định nghĩa chiến lược mới của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dựa trên ba trụ cột chính là: 1) công nhận sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn; 2) phát triển và bồi đắp mối quan hệ đối tác và đồng minh quốc phòng; và 3) cải cách cơ cấu của Bộ Quốc phòng Hoa Mỹ để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

Chiến hạm Mỹ bắn tên lửa diễn tập ngoài khơi ( Ảnh: Hải quân Mỹ) 

Vậy Việt Nam hưởng lợi như thế nào từ chiến lược của Mỹ?

Một trong những cách mà Việt Nam có thể hưởng lợi từ chiến lược FOIP là thông qua những hoạt động tự do hàng hải (FONOP) được thực hiện bởi các nước lớn trong khu vực. Những hoạt động này nhằm cho Trung Quốc và các quốc gia trên biển Đông thấy rằng các tàu hải quân có thể tự do đi lại trong khu vực này – dù chính quyền Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại 90 phần trăm diện tích vùng biển và cố gắng kiểm soát quyền tự do đi lại trong khu vực này.

Ông Schriver cũng đề cập đến vụ chạm trán giữa tàu USS Decatur – một tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke với tàu Lanzhou – một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường ở gần rạn san hô Gaven tại quần đảo Trường Sa đang xảy ra tranh chấp (mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền). Chiếu theo các quy định tự do hàng hải, tàu khu trục của Trung Quốc được cho là đã chắn trước tàu của Mỹ với khoảng cách là 40 mét, khiến tàu của Mỹ phải đổi hướng để tránh va chạm. Tính đến thời điểm này, phía Hoa Kỳ đã thực hiện bốn hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông, so với bốn hoạt động trong năm 2017, ba trong năm 2016 và một trong năm 2015.

Theo ông Schriver, các hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ là cách để phản ứng lại việc chính quyền xây dựng đảo nhân tạo xung quanh các rạn san hô và các bãi đá nhằm tạo ra “bằng chứng thuyết phục„ để khẳng định chủ quyền. Một số bãi đá và rạn san hô (bao gồm cả rạn Gaven) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vốn luôn chìm dưới nước khi có triều cường. Ông Schriver cũng gợi ý các hành động khác mà chính quyền Trump có thể thực hiện để chống lại các công ty Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo – ví dụ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Trên không phận tại các vùng biển đang có tranh chấp, ông Schriver cũng đề cập rằng các chính sách của FOIP sẽ chống lại bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Bắc Kinh về Khu vực Nhận diện Phòng không, một trong những cách mà Trung Quốc đang cố khẳng định chủ quyền tại khu vực này. Ông Schriver cũng nói rằng dưới chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, “Hoa Kỳ sẽ sử dụng máy bay, tàu thủy và hoạt động tại bất cứ khu vực nào mà luật quốc tế cho phép„. Đây là phát biểu thể hiện sự nhất quán với chính sách của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter dưới thời tổng thống Obama với chính sách “Xoay trục sang châu Á„ đồng thời thể hiện sự ủng hộ ngầm với việc khẳng định chủ quyền của các nước tại biển Đông trong đó có Việt Nam.

Tàu chiến Mỹ tăng cường tuần tra tại vùng Biển Đông Nam Á, bảo vệ tự do lưu thông hàng hải.( Ảnh: Hải quân Mỹ) 

Một vài sự trợ giúp từ các nước khác

Trong khi chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ kêu gọi phát triển và bồi đắp mối quan hệ đối tác quân sự như với Việt Nam, thì chính quyền Hà Nội lại không mặn mà với chuyện này cho lắm vì có chính sách “Ba Không„: không chấp nhận có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ, không có đồng minh quân sự, và không liên đới đến các bên thứ ba trong các tranh chấp.

Ngay cả khi chính quyền Hà Nội không chính thức liên quan đến bên thứ ba trong các tranh chấp tại biển Đông thì Việt Nam vẫn sẽ hưởng lợi từ sự gia tăng các hoạt động của FONOPS và những thách thức khác đối với sự khẳng định quyền lực từ phía Bắc Kinh dưới chiến lược FOIP của Hoa Kỳ. Một số tàu hải quân thực hiện các hoạt động tự do hàng hải sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến đi đến vịnh Cam Ranh, nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác quốc phòng với chính quyền Hà Nội, Hoa Kỳ và các quốc gia có lực lượng hải quân hùng hậu trong khu vực, trong đó các hoạt động tự do hàng hải này cũng ngầm thể hiện sự ủng hộ với chủ quyền của Việt Nam và các quốc gia khác trên biển Đông.

Cuối cùng, với tiềm năng hợp tác lớn hơn giữa các nước lớn có lực lượng hải quân hùng hậu trong khu vực nhằm thúc đẩy và triển khai chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong một thời kỳ đang có sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế, quân sự, và chính trị giữa Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ, thì đây là lúc chính quyền Hà Nội thể hiện sự khéo léo khi cùng lúc bắt tay với cả ba nước kia để có thể đạt lợi thế một cách tối đa.

Tàu sân bay Mỹ hoạt động tại vùng biển Đông Nam Á ( Ảnh: Hải quân Mỹ)
Nguồn: Tạp chí quốc tế The Diplomat

Hoàng Trang – Thoibao.de biên dịch từ tạp chí quốc tế The Diplomat

Link: https://thediplomat.com/2018/10/how-vietnam-benefits-from-us-strategy-in-the-south-china-sea/



>> Sớm nhất trong nửa năm cuối 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam mới được ký kết và thông qua?

>> Ông Trọng lên ngôi và cơ hội nào cho cải cách ở Việt Nam?

>> Có phải Việt Nam đang di chuyển về chế độ tập quyền?

>> Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Nhà báo Khashoggi bị mật vụ phân xác thành 15 mảnh bằng cưa xương khi vào làm thủ tục trong lãnh sự quán

>> Slovakia đe dọa sẽ tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Bộ trưởng Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng một hộ chiếu giả

>> Sách lược của nhà cầm quyền Việt Nam: Cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào tranh đấu trong nước

>> Chính phủ Việt Nam đã phải trả lại tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( Blogger Mẹ Nấm )

>> Thủ tướng Áo nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

>> Thủ tướng Đức sẽ gặp ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12

>> Fitch hạ xếp hạng Vingroup từ ổn định xuống tiêu cực ngay sau khi Phạm Nhật Vượng làm ô tô

>> Việt Nam trong đàm phán sắp tới có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

>> Nhất thể hóa: Ván cờ lấp lửng nước đi của TBT Nguyễn Phú Trọng  

>> Chế độ Cộng sản sụp đổ, Quân đội và An ninh bắn nhau, Tổng bí thư bị xử tử 

Kasse animation 7.8.2023