Vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam không hề giống Tập Cận Bình

Tổng bí thư, Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Tổ chức HRW kêu gọi đảng Cộng sản Việt Nam dừng đàn áp Huỳnh Thục Vy

Sự so sánh khập khiễng này bắt nguồn từ những hiểu lầm cơ bản về khả năng và giới hạn của vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vào tháng trước, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bầu là chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước đương nhiệm, qua đời trước đó. Một cách tự nhiên, mặc dù không hoàn toàn chính xác lắm, đã có rất nhiều tin tức cho rằng ông Trọng đang dần trở thành một nhà độc tài đi theo con đường giống như “nhà lãnh đạo tối cao” Tập Cận Bình của Trung Quốc.

Bằng việc giữ cùng lúc hai chức vụ, ông Trọng chắc chắn đang noi gương Tập Cận Bình. Điều khác nhau là ở chỗ vào đầu những năm 1990, đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định hợp nhất hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước làm một. Cùng thời gian đó, đảng Cộng sản Việt Nam lại quyết định không làm giống như thế, mặc dù đã có rất nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này từ trước đó. Cả Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình hiện đều đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương.

The Diplomat đăng bài phân tích về việc ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức chủ tịch nước Việt Nam

Một điều gần như có thể chắc chắn là kể từ thời Lê Duẩn đến giờ, không có một nhà lãnh đạo có nhiều quyền lực như Nguyễn Phú Trọng. Trước đó Lê Duẩn nắm quyền từ năm 1958 (chính thức là vào năm 1960) cho đến lúc qua đời vào năm 1986. Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng Nguyễn Phú Trọng bây giờ còn quyền lực hơn cả Lê Duẩn. Tuy nhiên, điều này vẫn còn gây tranh bởi mặc dù Lê Duẩn có đối thủ cực kỳ mạnh lúc bấy giờ là Trường Chinh còn Trọng thì không có đối thủ nào cả, nhưng Lê Duẩn có thể thay đổi cả chính sách của đảng về vấn đề chiến tranh với miền Nam còn Trọng thì vẫn đang phải vật lộn với việc đấu tranh chống tham nhũng. Và điều quan trọng không kém chính là sự khác nhau giữa việc nắm quyền lực một cách không cân xứng và sử dụng nó theo cách cực kì tàn bạo.

Tuy nhiên vị trí chủ tịch nước có khá ít thực quyền. Người giữ chức vụ này phải đảm trách rất nhiều công việc mang tính nghi thức (ví dụ như phải đảm nhiệm cả vị trí của người đứng đầu nhà nước lẫn quân đội) nhưng lại không có nhiều công việc phải làm từ ngày này sang ngày khác, trừ các chuyến công du nước ngoài. Một phần mục đích của việc tách rời hai chức vụ chủ tịch nước và Tổng bí thư chính là để “phân chia quyền lực”nhưng nó còn thể hiện cả các quan điểm khác nữa. Theo cách gọi của đảng Cộng sản thì, tập trung dân chủ là để đảm bảo rằng mặc dù trong nội bộ đảng có thể có nhiều ý kiến và lợi ích khác nhau – nhưng một khi một quyết định đã được đưa ra dựa trên sự đồng thuận, thì tất cả các quan chức trong Đảng phải gắn liền lấy nó ngay cả khi họ có ý kiến khác đi chăng nữa. Về mặt này thì việc ra quyết định trong nội bộ đảng phổ biến ở Việt Nam hơn là ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác.

Tất nhiên Nguyễn Phú Trọng không hề có ý định thay đổi điều này. Một trong bốn “tứ trụ” nguyên thủ quốc gia là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thậm chí còn có gì đó thể hiện là một nhà cải cách và kỹ trị, và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn được cho là khá thẳng thắn và không ngại đối đầu với Nguyễn Phú Trọng ở một số vấn đề. Nguyễn Phú Trọng vốn xuất phát là người chỉ biết nói lý thuyết về đảng và thủ cựu hơn những nhà lãnh đạo cấp cao trong mấy năm gần đây của Việt Nam. Trước đó còn có ý kiến cho biết Nguyễn Phú Trọng phản đối kịch liệt việc nhất thể hóa hai chức vụ này. Đặc biệt chiến thắng của Trọng ở kỳ đại hội Đảng vào năm 2016, khi ngăn cản được thủ tướng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành chủ tịch nước, đã được xem là một chiến thắng cho việc ra quyết định dựa trên sự đồng thuận. Tại thời điểm đó, Nguyễn Tấn Dũng mới là nhân vật được cho là có nhiều tham vọng độc tài hơn.

Về phía Trung Quốc, Tập Cận Bình hoàn toàn chi phối được Đảng Cộng sản của nước này và đã trở thành “nhà lãnh đạo tối cao” và là “lãnh đạo cối lõi”. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có truyền thống đặt quyền lực vào tay một người lâu hơn là Đảng Cộng sản Việt Nam vốn luôn không ủng hộ việc này cho lắm. Hiện Nguyễn Phú Trọng đã 74 tuổi và đại hội đảng năm 2016 đã phải đặt ra một ngoại lệ vì ông này đã vượt quá số tuổi quy định. Bên cạnh đó, Nguyễn Phú Trọng gần như chắc chắn sẽ từ chức tổng bí thư vào năm 2021. Ngược lại, Tập Cận Bình mới 65 tuổi và không hề cho thấy có dấu hiệu nào là sẽ từ chức – hoặc Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể ép ông này từ chức. Còn Nguyễn Phú Trọng, giống như phần lớn các tổng bí thư khác, không hề củng cố việc sùng bái cá nhân; trong khi tên của Tập Cận Bình luôn xuất hiện ở trang nhất và ở vị trí trung tâm trên các mặt báo của Trung Quốc.

Một sự khác biệt nữa cần nhắc đến chính là tham vọng của hai người này. Tập Cận Bình muốn thay đổi cả đất nước Trung Quốc trong khi Nguyễn Phú Trọng gần như chỉ muốn thay đổi Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo một cách nào đó, Nguyễn Phú Trọng là kiểu người khá là “đơn điệu”. Mục tiêu của Trọng chỉ là làm trong sạch nội bộ đảng bằng chiến dịch chống tham nhũng và thanh lọc đội ngũ đảng viên; tái tập trung quyền lực ở các cấp địa phương về Hà Nội và đảm bảo rằng đảng vẫn giữ được tính chính danh trong lòng công chúng bằng tăng trưởng kinh tế và duy trì trật tự xã hội. Có điều Nguyễn Phú Trọng không thực sự có bất kỳ ý tưởng mới nào về việc đảng sẽ hoạt động ra sao. Cả cách nền kinh tế và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục ở nhịp độ giống như trước năm 2016; những người đối lập vẫn bị đàn áp và đây thực sự không phải là điều gì mới mẻ ở Việt Nam.

Cựu trung tướng Công an Phan Văn Vĩnh bị đưa ra xét xử vào tháng 11.2018 với cáo buộc bảo kê đường dây đánh bạc trên mạng Internet

Việc ông Trọng đảm nhận chức chủ tịch nước không thực sự là chuyện thâu tóm quyền lực như một số nhà quan sát đang cố nghĩ như vậy. Rõ ràng là cân nhắc các sự lựa chọn khác bên cạnh ông Trọng vẫn có ích hơn. Điều lệ đảng ghi rõ người giữ chức chủ tịch nước phải ở trong Bộ Chính trị hơn một nhiệm kỳ. Về mặt này thì chỉ có đứng 5 người đáp ứng được yêu cầu, bao gồm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai vị thủ tướng và chủ tịch quốc hội rõ ràng không cần vị trí này vì nó có ít thực quyền hơn vị trí họ đang giữ. Hai lựa chọn  khác bao gồm Bí thư thành ủy Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân và phó chủ tịch quốc hội Tòng Thị Phóng thì không nhận được nhiều sự ủng hộ trông nội bộ đảng cho lắm.

Hơn nữa, nếu những người này được cất nhắc thì sẽ phải thực hiện một cuộc cải tổ nhân sự vô cùng lớn. Đây vốn là điều mà đảng đã phải đau đầu giải quyết kể từ năm 2016. Đảng đã lãng phí việc lấp đầy nhân sự cho Bộ Chính trị. Trong 2 năm gần đây, Bộ Chính trị đã mất đi 2 nhân sự (thậm chí là ba nếu tính cả ông Đinh Thế Huynh, người đã từ chức hồi năm ngoái vì bị bệnh nặng và hiếm khi xuất hiện ở các buổi họp của Bộ Chính trị).

Điều này cho thấy việc chọn trao chức chủ tịch nước vào tay Nguyễn Phú Trọng không hoàn toàn là để củng cố quyền lực của ông này mà còn là cuộc đấu đá trong nội bộ đảng. Bởi nếu Nguyễn Phú Trọng thực sự nắm tất cả quyền lực trong tay thì ông này sẽ dễ dàng chọn được các ứng viên để lấp đầy các vị trí trống trong Bộ Chính trị và thậm chí là cả chức Chủ tịch nước. Hơn nữa, cũng có một số người cho rằng vị trí này có thể sẽ về tay ông Trần Quốc Vượng, là Chủ tịch ủy ban kiểm tra trung ương và là đồng minh của Nguyễn Phú Trọng, hoặc là Bộ tưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Việc Trung ương Đảng không đề cử Trần Quốc Vượng và Bộ Chính trị vẫn còn chỗ trống cho thấy có rất nhiều tranh cãi trong nội bộ đảng về việc ai sẽ giữ vị trí này – và rõ ràng là đảng không muốn nội bộ bị chia rẽ thêm nữa.

Hơn nữa, bất kể là ai ngồi vào vị trí này cũng đều sẽ giữ chức đến sau đại hội đảng năm 2021. Theo đó, có thể Trung ương Đảng đã nghĩ còn quá sớm để đưa ra quyết định với điều kiện là những cuộc vận động chính trị trước đại hội chưa được tiến hành. Vì vậy để Nguyễn Phú Trọng tạm thời nắm vị trí này là dễ dàng hơn cả.

Trung ương Đảng đã nhất trí đề cử Nguyễn Phú Trọng cho chức vụ chủ tịch nước nhưng sẽ là một nhầm lẫn nếu cho rằng Nguyễn Phú Trọng nhận được sự ủng hộ của hơn 180 người trong tổ chức này. Rất nhiều các ủy viên Trung ương Đảng có thể đạt được vị này đều là nhờ Nguyễn Tấn Dũng. Các ủy viên khác thậm chí cũng có chút đối đầu với kế hoạch bài trừ tham nhũng của Trọng, một số người đã bị cách chức vì vấn đề này. Cũng phải nói thêm rằng vào tháng Năm năm 2013, Trung ương Đảng đã bác bỏ hai ứng viên vào Bộ chính trị do Nguyễn Phú Trọng đề cử, thay vào đó Trung ương Đảng đã tự đề cả hai ứng viên khác.

Vào tháng Ba năm 2015, nhà phân tích Le Hong Hiep đã phát biểu rằng “cấu trúc quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam giống như một kim tự tháp ngược với nhân tố quyền lực nhất là Trung ương Đảng, sau đó đến Bộ Chính trị và cuối cùng là Tổng bí thư. ” Tuy nhiên điều này đã có chút thay đổi kể từ đại hội đảng vào năm 2016. Lúc này, Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng làm cho Bộ Chính trị có quyền lực hơn nhưng điều đó không có nghĩa rằng Trung ương Đảng chỉ là một đám ba phải và lươn lẹo để Trọng dễ dàng điều khiển như một con rối.

Cũng không hợp lý lắm khi quy chụp rằng toàn bộ Trung ương Đảng đã nhất trí bầu Nguyễn Phú Trọng vào chức chủ tịch nước nếu Trung ương Đảng cảm thấy Nguyễn Phú Trọng đang thay đổi cơ chế quyền lực trong nội bộ đảng đã tồn tại hàng thập kỷ qua. Hơn nữa, nếu tất cả chuyện này chỉ là vì quyền lực cá nhân thì tại sao Trung ương Đảng lại đồng ý trao toàn bộ quyền lực vào tay Trọng nếu tham vọng của ông này là cai trị kiểu độc tài? Nhiều khả năng Trung ương Đảng đã nhất trí rằng Nguyễn Phú Trọng là lựa chọn dễ dàng nhanh chóng nhất cũng như việc đề cử này sẽ tránh được căng thẳng leo thang trong nội bộ đảng.

Đến năm 2021, Nguyễn Phú Trọng sẽ thôi chức tổng bí thư. Tuy nhiên ông này có thể vẫn sẽ giữ chức chủ tịch nước sau đó. Điều này đảm bảo rằng Trọng vẫn duy trì được sự lãnh đạo trong đảng – vì ngay cả khi đã về hưu thì các lãnh đạo đảng vẫn duy trì được sự ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy đảng sẽ thay đổi hiến pháp để chính thức nhất thể hóa hai chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư – vì vậy nhiều khả năng đây chỉ là giải pháp tình thế mà thôi.

Hoàng Trang – Thoibao.de tổng hợp 

Nguồn Tạp chí The Diplomat : https://thediplomat.com/2018/11/vietnams-communist-chief-is-no-xi-jinping/



>> Hải quan, thuế vụ tăng cường kiểm tra các tiệm Nails của người Việt tại Đức

>> Hợp đồng 5,7 tỷ Euro từ Viêt Nam: Hãng hàng không giá rẻ VietJet mua 50 máy bay Airbus A321 neo

>> Đức: Một người Việt Nam bị đâm bằng dao ngay trước cửa siêu thị 

>> Chiến dịch chống lại những người phê phán Facebook

>> Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức vẫn đề cập đến vấn đề nhân quyền

>> Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ cách đánh thuế mới đối với các tập đoàn kỹ thuật số xuyên quốc gia 

>> Xác nhà báo Khashoggis bị hòa tan trong a xít và đổ xuống cống của Tòa lãnh sự Saudi

>> Việt Nam đang già đi trước khi trở nên giàu có

>> Những tiếng cười khả ố tát vào lòng yêu nước 

>> Facebook không được hạn chế tự do báo chí ở Berlin! 

>> Ls Nguyễn Văn Đài sau khi gặp Quốc hội Đức hôm 9.11.2018 cùng Blogger Người Buôn Gió, nhà báo Trung Khoa

>> Luật sư Nguyễn Văn Đài điều trần tại Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức

>> Nhân ngày 9 tháng Mười một: 5 huyền thoại về sự sụp đổ của Bức tường Berlin 

>> Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đã được nối lại hay chưa

>> Tình cảnh ngặt nghèo của cộng đồng người Thượng Việt Nam 

>> Khởi đầu mới mối quan hệ Đức-Việt – Chính phủ Đức vẫn tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức