Khách sạn tại Đức tiếp tục tuyển nhiều học sinh học nghề từ Việt Nam

Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên nước ngoài được đào tạo thành lực lượng chuyên môn trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn tại khách sạn „Sante Royal“ ở Bad Langensalza, chủ yếu là học sinh học nghề Việt Nam.

Giám đốc điều hành khách sạn Stefan Kiefer nhận xét: „Không chỉ trong lĩnh vực của mình, chúng tôi mới có vấn đề là không tìm được nhân lực chuyên môn phù hợp, mà khắp nơi đều thiếu những người có trình độ chuyên môn“.

Ông Dirk Ellinger ở trường chuyên nghiệp về khách sạn Dehoga ở Erfurt cũng biết rằng trẻ em được sinh ra ở Đức ít quá, nên không đủ người vào học ở các trường dạy nghề. Năm 2005 ở Thüringen còn có khoảng 4.400 học sinh học nghề trong lĩnh vực khách sạn, nhưng năm nay chỉ có 1.100 người. Vì vậy, các cơ sở đào tạo ngày càng phải tìm kiếm học sinh từ nước ngoài.

16 học sinh học nghề Việt Nam làm việc cho chuỗi khách sạn

Ông Kiefer, giám đốc của ba khách sạn „Sante Royal“ cho biết, mới cách đây 10 năm ông còn nhận được rất nhiều đơn xin học nghề, chủ yếu của người Đức. Nhưng trong những năm qua, đơn xin học nghề giảm tới hơn 20% do ngày càng có nhiều người muốn học đại học và sự cạnh tranh với các lĩnh vực khác cũng lớn hơn. Ông nhận xét: „Vì vậy chúng tôi phải đi con đường Việt Nam“.

Cách đây ba năm, ông giám đốc điều hành Kiefer bắt đầu với 16 học sinh học nghề từ Việt Nam. Khi đó ở hai khách sạn tại Bad Brambach và Warmbach. Một trường dạy nghề của nhà nước đảm nhận việc dạy lý thuyết. Ông Kiefer cho biết: „Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng điều đó không ổn, vì trở ngại ngôn ngữ quá lớn“. Sau đó, hai ông Kiefer và Dirk Ellinger đã gặp gỡ, thảo luận với nhau và phát triển một phương thức đào tạo dành cho học sinh học nghề người nước ngoài.

Ông Ellinger, Giám đốc điều hành của trường chuyên nghiệp về khách sạn cho biết, chúng tôi phải đưa ra một gói đào tạo riêng, bên cạnh việc cung cấp kiến thức chuyên môn còn  phải dạy tiếng Đức. Cho tới nay đã có học sinh học nghề từ 16 quốc gia theo học ở trường chuyên nghiệp về nhà hàng và khách sạn ở Erfurt.

Hai ông Kiefer và Ellinger tin tưởng rằng cách đào tạo này sẽ thành công và đưa mục tiêu làm sao để tất cả học sinh đều tốt nghiệp, cho dù hai ông thừa nhận là vẫn có học sinh bỏ dở giữa chừng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn về pháp lý là khó xin được visa cho một học sinh không phải EU để có thể theo học. Họ cần có hợp đồng đào tạo do hai bên ký, hợp đồng thuê nhà và chứng chỉ về trình độ tiếng Đức. Trong trường chuyên nghiệp về khách sạn giờ đây có hai nhân viên chuyên lo về các vấn đề giấy tờ này.

Đối với ông Stefan Kiefer thì các thủ tục giấy tờ này là một sự khó chịu. Ông nhận xét: „Nếu nền kinh tế quốc dân muốn phát triển thì chúng ta cần có người làm việc đó. Trong tương lai sẽ không phải là người Đức“. Ông cho rằng Luật nhập cư đang được thảo luận ở Berlin lẽ ra phải được ban hành từ lâu rồi. Ông chua chát nhận xét: „Dù sao thì bây giờ tôi không còn phải chứng minh rằng có một chỗ học trống chỗ, mà không có học sinh Đức nào muốn học nữa“.

Riêng trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn ở Thüringen đã có trên 150 chỗ trống mà không có học sinh. Ông cho rằng „rào cản pháp lý gây thiệt hại cho kinh tế“.

Theo ông Kiefer, „con đường Việt Nam“ là một câu chuyện thành công đối với khách sạn „Sante Royal“ ở Bad Langensalza. Chuỗi khách sạn này giờ đây có 16 học sinh học nghề Việt Nam. Ba người trong đó đang học năm thứ ba và sau khi thi tốt nghiệp sẽ được nhận vào làm trong khách sạn.

Thu Phương – Thoibao.de

Nguồn: Nhật báo Badlangensalza.Thueringer-Allgemeine http://bit.ly/2B78ldR



>> Đức: Tiếp tục bắt giữ người Việt Nam làm chui trong tiệm Nails 

>> Việt Nam nên cập nhật hóa chiến lược Biển Đông

>> Cảnh sát Đức tóm gọn kẻ ăn cắp, trao lại túi tiền 9000 Euro cho người Việt Nam

>> Đức: Tịch thu 2000 con lươn chuẩn bị đưa lên chuyến bay về Việt Nam

>> Cảnh sát Séc cảnh báo về tội phạm tham nhũng khi cấp Visa cho người Việt Nam

>> Cảnh sát Slovakia tiếp tục điều tra Tô Lâm và đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam

>> Đức: Nhiều năm tù dành cho người Việt Nam buôn lậu thuốc lá 

>> Đình chiến thương mại Mỹ Trung 90 ngày để chờ ông Tập chuyển tâm hồi hướng?

>> Sau vu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, An ninh Đức phát hiện mật vụ nước ngoài tăng cường các hoạt động gián điệp tại Đức

>> Đức: Ba người Việt Nam bị bắt vì làm chui trong tiệm Nails ở Fulda

>> Từ Phất Lộc đến Weimar- ngoại truyện

>> Sau cuộc gặp tại G20, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có khả năng bùng phát dữ dội hơn

>> Bắc Kinh đang trong tiến trình đầu hàng Washington, và các hành động cứng rắn chỉ là giả tạo 

>> Vinh danh 12 Trưởng Phó phòng báo Thanh Niên chấp nhận mất chức chứ nhất quyết không chịu vào Đảng Cộng sản Việt Nam

>> Đông nam Á sẽ phải hối tiếc vì từ bỏ các quyền chính trị để đổi lấy tăng trưởng kinh tế

>> Cảnh sát liên bang Đức tiến hành chiến dịch lớn chống kết hôn giả của người Việt

>> Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý 

>> Báo chí quốc tế đưa tin về vụ Lê Thu Hà bị trục xuất khỏi Việt Nam về lại Đức

>> Tin mới nhất: Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và bị trục xuất về lại Đức 

>> Lê Thu Hà, người cộng sự của LS Nguyễn Văn Đài, đã tự ý trở về Việt Nam, sau hơn 5 tháng được chính phủ Đức nhận sang Đức

Kasse animation 7.8.2023