Đảng Xanh yêu cầu Chính phủ Đức không chấp thuận Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam và đề cập đến vụ Trịnh Xuân Thanh

Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức

Khối nghị sĩ đảng Xanh trong Quốc hội Liên bang Đức yêu cầu Quốc hội khuyến nghị Chính phủ Đức nên từ chối Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU, vì tình hình nhân quyền ở Việt Nam vô cùng đáng lo ngại.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cũng được đề cập đến trong bản kiến nghị của đảng Xanh và nhấn mạnh: „Hiện nay Trịnh Xuân Thanh -người bị kết án tù chung thân 2 lần, và là người đã được quy chế tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức- trước như sau vẫn không được trở lại Đức“.

Vào ngày 16.01.2019 vừa qua, đảng Xanh (Bündnis 90 / Grünen) đã đưa ra kiến nghị trước Quốc hội Liên bang Đức yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (gọi tắt là EVFTA) và từ chối Hiệp định bảo vệ đầu tư (Hiệp định Bảo hộ đầu tư được tách ra từ Hiệp định EVFTA trước đây, thành một hiệp định riêng).

Kiến nghị này của Khối nghị sĩ đảng Xanh trong Quốc hội Liên bang Đức đã được viết dưới dạng một bản dự thảo Nghị quyết. Trong thời gian tới kiến nghị này sẽ được đem ra Quốc hội bỏ phiếu, nếu đa số các nghị sĩ tán thành thì nó sẽ trở thành Nghị quyết của Quốc hội Đức. Khi đó Chính phủ Đức phải tuân theo những khuyến nghị nêu trong Nghị quyết này, bởi vì Quốc hội Liên bang có nhiệm vụ kiểm soát Chính phủ Liên bang và đưa ra khuyến nghị.

Khuyến nghị thứ nhất: Từ chối ký kết Hiệp định Bảo vệ đầu tư EU-Việt Nam

„Quốc hội Liên bang yêu cầu Chính phủ Liên bang từ chối ký kết Hiệp định Bảo vệ đầu tư EU-Việt Nam tại Hội đồng Liên minh châu Âu và thay vào đó tác động để hướng tới việc thành lập tòa án đa phương dựa trên công pháp quốc tế“.

Bản kiến nghị nêu ra nhiều lý do tại sao bác bỏ Hiệp định bảo vệ đầu tư Việt Nam – EU, trong đó có nguyên do như sau:

Các điều khoản bảo vệ đầu tư cơ bản chỉ hướng về một phía, nhắm vào việc bảo vệ các khoản đầu tư. Không có một sự cân bằng đầy đủ với các lợi ích hợp pháp khác như bảo vệ quyền con người, bảo vệ môi trường hoặc các tiêu chuẩn xã hội. Hiệp định bảo hộ đầu tư với Việt Nam đảm bảo quyền của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không quy định những nghĩa vụ của họ“.

Khuyến nghị thứ hai: Không chấp thuận Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam và yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam một cách công bằng

Một trong những lý do chính yếu dẫn đến kiến nghị thứ hai là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, sau đây là trích dịch nguyên văn phần này:

„Tình hình nhân quyền ở Việt Nam vô cùng đáng lo ngại. Kể từ khi Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (PCA) được thực thi từ năm 2012, tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn. Các lực lượng xã hội dân sự đang bị đàn áp, và chỉ riêng năm 2018 có 67 nhà bảo vệ nhân quyền đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do bày tỏ quan điểm, tự do báo chí hoặc tự do thành lập hiệp hội đã bị bắt giữ với lý cớ an ninh quốc gia.

Bất chấp sự chỉ trích từ Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và một số nghị quyết của Quốc hội châu Âu, tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn không thay đổi. Năm ngoái, cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc cựu quan chức đảng cộng sản Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở trung tâm Berlin, trong bản cáo trạng Viện công tố Liên bang nói rõ đây là một vụ bắt cóc do nhà nước tổ chức. Hiện nay Trịnh Xuân Thanh -người bị kết án tù chung thân 2 lần, và là người đã được quy chế tị nạn tại Cộng hòa Liên bang- trước như sau vẫn không được trở lại Đức.

Các công ước của ILO được đề cập trong Chương bền vững của Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU, trong đó 3 trong số 8 công ước cốt lõi của ILO chưa được Việt Nam phê chuẩn. Việc phê chuẩn các công ước còn thiếu này – gồm 3 công ước về tự do lập hội, thương lượng tập thể và bãi bỏ lao động cưỡng bức – đã bị trì hoãn từ nhiều năm nay.

Trong Hiệp định Thương mại EU với Việt Nam, tiềm năng cải thiện tình hình nhân quyền chưa được khai thác. Ngoài một Chương về bền vững – trong đó có các biện pháp trừng phạt khi vi phạm- còn thiếu một điều khoản nhân quyền đảm bảo rằng các Bên phải tôn trọng quyền con người và thực hiện nghĩa vụ nhân quyền của mình. Một điều khoản như vậy cũng sẽ phải đảm bảo rằng các hành động của các Bên thường xuyên được kiểm tra và một cơ chế khiếu nại được thiết lập để thẩm tra các hành vi vi phạm nghĩa vụ nhân quyền của Hiệp định Thương mại. Vì nhân quyền không chỉ chính thức là một phần không thể thiếu của Hiệp định Thương mại, mà nó còn phải được thực thi trong thực tế.

Do đó, Quốc hội Liên bang yêu cầu Chính phủ Liên bang từ chối ký kết Hiệp định Thương mại với Việt Nam trong Hội đồng Liên minh châu Âu cho đến khi đảm bảo được rằng các Bên tôn trọng quyền con người và không bị cản trở trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền của mình bằng cách:

  • i. thiết lập một cơ chế giám sát để kiểm tra hành động của các Bên đối với việc tuân thủ quyền con người một cách thường xuyên, hiệu quả, có sự tham gia của các nhóm xã hội dân sự.
  • ii. một qui định ngoại lệ được đưa vào Hiệp định, mà cho phép một Bên có thể sửa đổi, đình chỉ những nghĩa vụ trong hợp đồng, hoặc chấm dứt Hiệp định, nếu bên kia không tôn trọng nhân quyền hoặc không thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của chính mình;
  • iii. thiết lập một cơ chế đánh giá tác động nhân quyền định kỳ;
  • iv. thiết lập một cơ chế khiếu nại dành cho xã hội dân sự, bao gồm việc hỗ trợ tiếp cận tiếp cận pháp lý và kỹ thuật cho người kháng cáo và khả năng bồi thường vi phạm nhân quyền (thông qua đầu tư công hoặc tư dựa trên Hiệp định Thương mại Tự do)“;

Khuyến nghị thứ ba: Chính phủ Liên bang tác động đến Chính phủ Việt Nam

„Quốc hội Liên bang yêu cầu Chính phủ Liên bang tác động:

  • a. Việt Nam phê chuẩn và thực hiện các Công ước ILO số 87, 98 và 105.
  • c. Chính phủ Việt Nam công nhận các công đoàn độc lập.
  • d. một lệnh hoãn thi hành hình phạt tử hình được đưa ra“.

Người giữ một vai trò then chốt trong bản kiến nghị trên là bà nghị sĩ Margarete Bause, phát ngôn viên về chính sách nhân quyền của khối Nghị sĩ đảng Xanh (Bündnis 90 / Grünen) tại Quốc hội Liên bang Đức, bà nói: „Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 130 nhà bảo vệ nhân quyền đang bị ngồi tù. Không biết bao giờ họ mới được thả ra. Trước như sau chính phủ Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn các Công ước ILO quan trọng 98, 105 và 87. Các công ước này thừa nhận các quyền cơ bản của người lao động, như thành lập công đoàn và thương lượng tập thể. Ban đầu, việc phê chuẩn và thực thi các công ước này được coi là điều kiện tiên quyết để phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU. Một sự phát triển kinh tế tích cực chỉ có thể nếu quyền con người được tôn trọng“.

Một bài báo tiếng Anh trên tờ The Saigon Times, số ra ngày 14.01.2019 đã dẫn lời Tiến sĩ Chang Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) tại Việt Nam, cho biết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có thể không được ký kết sớm như mong đợi vì Việt Nam vẫn chưa giải quyết các vấn đề lao động chính.

Ông Lee nói rằng Hiệp định EVFTA có thể sẽ được Hội đồng Liên minh châu Âu xem xét vào tháng Hai năm 2019. Tiếp đó, vào tháng Ba, hiệp định này sẽ được đưa ra Nghị viện châu Âu.

Cho đến lúc đó, nếu Việt Nam không đạt được tiến bộ trong việc đáp ứng yêu cầu lao động dựa trên tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản, thì việc phê chuẩn hiệp định EVFTA có thể không xảy ra, đây sẽ là một tổn thất lớn đối với Việt Nam.

Việt Nam chưa phê chuẩn ba trong số tám công ước cơ bản của ILO, bao gồm các công ước về thương lượng tập thể (98), tự do thành lập công đoàn (87) và lao động cưỡng bức (105).

Theo ông Lee, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam có kế hoạch đệ trình công ước 98 để phê chuẩn vào tháng 5 năm nay, công ước 105 vào năm tới và công ước 87 vào năm 2023.

Ông Lee nói rằng một kế hoạch phê chuẩn như vậy là tốt nhưng không đủ cho Quốc hội châu Âu, nhiệm kỳ của họ sẽ kết thúc vào tháng 5 này, thông qua trước cuộc bầu cử Quốc hội châu Âu. Nếu không có tiến triển trước cuộc bầu cử, khả năng EVFTA được EU phê chuẩn sẽ thấp, ông nói thêm.

Đây là lần đầu tiên báo chí lề phải trong nước (chỉ có báo tiếng Anh, còn báo tiếng Việt vẫn như cũ) thừa nhận nguy cơ Hiệp định EVFTA có thể không được thông qua như chính phủ Việt Nam mong đợi. Với tình hình này, sớm nhất là cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định EVFTA mới được phê chuẩn và có hiệu lực thi hành.

Ba công ước trên của ILO có liên quan mật thiết với nhân quyền, nhất là công ước 87 tự do thành lập công đoàn, mà Việt Nam trì hoãn đến năm 2023 mới phê chuẩn.

Nói tóm lại, vấn đề gây cản trở lớn nhất làm cho Quốc hội châu Âu khó lòng mà phê chuẩn Hiệp định EVFTA là vấn đề nhân quyền. Trong đó, về phía chính trường Đức, vấn đề Trịnh Xuân Thanh có được trở lại Đức hay không đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA vẫn còn là một ẩn số lớn.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)


>> Đại sứ quán Đức tại Việt Nam thông báo: Chuyển tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực Schengen sang công ty VFS Global

>> Lộc Hưng – tôi đã thấy… 

>> „Con tàu Việt Nam đi không bao giờ đến“ 

>> Giám mục Úc gốc Việt lên tiếng về vụ Lộc Hưng

>> Chỉ số dân chủ của năm 2018 – Việt Nam được xếp vào hạng quốc gia độc tài

>> Bộ trưởng Tô Lâm: Nhiều người ở Việt Nam tìm đủ cách để vào tù vì chế độ phạm nhân cao hơn ở ngoài

>> Sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ „ giết chết“ Vịnh Hạ Long

>> Ba Lan bắt giám đốc Huawei về tội “làm gián điệp”

>> Liên minh châu Âu: Hãy hoãn bỏ phiếu về Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam

>> Bà Thân Thị Thư, trưởng Ban tuyên Giáo Thành ủy TP.HCM ăn mít khi gặp mặt báo chí 

>> Facebook phản bác lại tuyên bố của Chính phủ Việt Nam 

>> Dân cần thông tin rõ ràng, minh bạch!

>> Báo chí châu Âu đưa tin người Việt Nam ăn óc của con voọc còn đang sống

>> Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt :“ Đối với nhân dân TQ, ông Đặng Tiểu Bình là người có công lớn trong chính sách cải cách mở cửa. Còn đối với nhân dân VN, ông ấy là một tên tội đồ. Chúng ta không được quên!“