Hiệp định thương mại với Việt Nam và cơ chế giám sát nhà cầm quyền tại Hà Nội thực thi công ước quốc tế

Cao ủy về thương mại của EU Cecilia Malmström và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại lễ ký EVFTA và IPA ở Hà Nội hôm 30.6.2019

Sau hiệp định thương mại được ký kết với nhóm Mercosur (gồm 4 nước Nam Mỹ: Brasilien, Argentinien, Uruguay, Paraguay với tổng cộng 263 triệu dân), Liên minh Châu Âu (EU) cũng vừa hoàn tất một phi vụ nữa: Đó là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư  (EVIPA)  với Việt Nam. Brüssel gọi đó là một „cú hích“ đối với xuất khẩu của EU, bởi lẽ, Việt Nam đang là một nền kinh tế phát triển nhanh tại Đông Nam Á. 

Việt Nam và Liên minh Châu Âu vừa ký kết một Hiệp định thương mại quan trọng. Dự lễ ký kết có Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc. Bà Cecilia Malmström, Cao uỷ Thương mại EU và  Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea cùng các đồng nghiệp VN, Trần Tuấn Anh (Bộ trưởng Công thương) và Nguyễn Chí Dũng (Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư) đã ký kết các Hiệp định. Phát biểu sau buổi lễ ký kết, bà  Malmstrom nói, đây là một „Cột mốc thực sự“ trong quan hệ thương mại của EU và VN. 

Với hiệp định này, 99% thuế các mặt hàng sẽ được loại bỏ trong các năm tới. Thuế nhập khẩu ô tô khá cao vào VN hiện nay sẽ giảm đi 78%, còn thuế rượu vang sẽ giảm đi 50%. Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, sẽ có khoảng 2/3 lượng hàng hóa miễn thuế hoàn toàn. Ủy ban EU đánh giá, đây thực sự là một „cú hích“ cho thương mại các bên. Hàng xuất khẩu từ EU vào VN sẽ tăng trưởng 29% và hàng VN vào EU sẽ tăng 18%.

Các bên cũng thỏa thuận được vấn đề tài sản trí tuệ và cam kết tôn trọng các tiêu chuẩn cơ bản của các tổ chưc lao động quốc tế, chẳng hạn, cấm sử dụng lao động trẻ em. Đồng thời, các bên cũng đã cam kết thực thi Hiệp ước Paris về bảo vệ khí hậu.

Nghị viện EU và Quốc hội VN còn phải phê chuẩn Hiệp định này.

Bà Malmström chia sẻ: „Đây là hiệp định thương mại tự do nhiều tham vọng nhất mà EU ký với một nước đang phát triển“.

VN mong đợi, đây là một động lực thúc đẩy nền kinh tế: Theo ước tính của EU, về lâu dài tổng thu nhập quốc nội (Bruttoinlandsprodukt- BIP) của VN có thể tăng 15%.

Mặc dù VN còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng cũng là một nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh. Năm 2018, BIP đã tăng trưởng 7,08%. Sau Singapor, VN là đối tác thương mại lớn thứ 2 trong các nước ở Đông Nam Á  đối với EU. Năm ngoái, có tới hơn 37 tỉ Euro hàng hóa từ VN nhập vào EU, chủ yếu là quần áo, điện thoại di động và đồ phụ tùng.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Altmeier: „Một động lực thúc đẩy quan trọng“

Bộ trưởng Kinh tế Đức Altmeier gọi Hiệp định vừa ký kết là „một tín hiệu quan trọng đối với thương mại trên cơ sở chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch“ và khẳng định. „ Nó đảm bảo cho sự tiếp cận của hàng hóa Đức đến một thị trường đang trở nên quan trọng và  sự đầu tư của các doanh nghiệp Đức. Điều quyết định là, EU và VN đã thống nhất được các quy định đầy tham vọng và các chuẩn mực cao, nhất là ở vấn đề phát triển bền vững“.

Ông Volker Treier, lãnh đạo bộ phận Kinh tế đối ngoại của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), chia sẻ: „Đối với kinh tế Đức, hiệp định này cũng là „động lực có ý nghĩa“. Thương mại 2 chiều Đức-VN hiện này khoảng 13 tỉ Euro, con số này được mong đợi trong những năm tới là 20 tỉ.

Hiệp định bị chỉ trích bởi các nhà hoạt động nhân quyền tại VN. Trong một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Hội đồng EU, ông Donald Tusk, và Chủ tịch Ủy ban Thương mại, ông Bernd Lange, các nhà hoạt động đã kêu gọi EU, trước khi ký Hiệp định cần yêu cầu VN tiến hành những cải cách chính trị lớn hơn. VN hiện là một trong số nước ít ỏi còn tồn tại chính quyền độc đảng. Nhóm nhân quyền „88 Project (dự án 88)“ có trụ sở tại Mỹ đã đưa ra một danh sách gồm 264 tù nhân chính trị, nhưng chính phủ VN khẳng định, không có tù nhân chính trị nào cả.

Nguyễn Thanh – Thoibao.de

Theo kênh truyền hình Đức N-TV: https://www.n-tv.de/wirtschaft/Handelsabkommen-mit-Vietnam-steht-article21117121.html


Kasse animation 7.8.2023