Nguyễn Phú Trọng “quay cuồng” trước trào lưu bỏ đảng sau 90 năm tồn tại vô nghĩa

Dưới thời đại thông tin cập nhật suốt 24/24 mỗi ngày, yêu cầu dân chủ tự do và nhân quyền đã được nhận thức phổ biến khắp nơi trên đất nước Việt nam. Nhân ngày thành lập Đảng CSVN, rất nhiều người đang đặt ra những câu hỏi:
Đảng Cộng sản Việt Nam có chính danh không? Đảng cầm quyền tại quốc gia có trên 95 triệu dân là dựa trên cơ sở Pháp lý nào để tồn tại và cầm quyền suốt 90 năm qua?

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/02/2020 từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nói:
Vấn đề này đã được rất là nhiều người đặt ra, đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn viện dẫn hai vấn đề:
Một, đó là một quá trình lịch sử, công lao trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và họ mặc nhiên xem sự thành công đó là một tính chính danh đặt lên trên toàn thể xã hội là đảng Cộng sản đương nhiên có quyền lãnh đạo đối với đất nước và xã hội Việt Nam.
“Và vấn đề thứ hai là trong các bản Hiến pháp mà Việt Nam, dưới thời của chế độ cộng sản, chẳng hạn như bản Hiến pháp trước đó và bản Hiến pháp năm 2013, cũng tại điều 4 quy định là Đảng Cộng sản Việt nam có vai trò lãnh đạo độc tôn đối với đất nước và xã hội Việt Nam.
“Họ dựa trên vấn đề lịch sử và cơ sở hiến pháp đó để nói rằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam là hợp pháp và chính danh, tuy nhiên vấn đề đặt ngược lại là cũng không có bất kỳ quy định Hiến pháp nào cấm một đảng chính trị khác được tổ chức và thành lập.
“Xem xét một cách nghiêm túc dưới góc độ Pháp lý thì:
Thực chất không có một quy định cụ thể nào trong Hiến pháp, cũng như trong Luật pháp cho vai trò lãnh đạo của họ – tức Đảng Cộng sản VN”

Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư Lê Công Định nói:
“Ví dụ, cho đến nay Quốc hội Việt Nam vẫn trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có Luật, cho nên các hội độc lập không được quyền thành lập.
“Vậy thì người ta cũng đặt ra một câu hỏi đương nhiên là không có luật như vậy và đặc biệt là không có luật về đảng Cộng sản, về các đảng phái chính trị, vậy thì cơ sở pháp lý nào mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục – thứ nhất là tồn tại và thứ hai là lãnh đạo đất nước này?
“Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính chính danh và sự hợp pháp đó bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng mà nếu chúng ta đọc kỹ điều 4 Hiến pháp, thì quy định đó hoàn toàn không nói về vấn đề tổ chức và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.”
“Chỉ nói một cách rất tổng quát là đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo, như vậy có sự mặc nhiên thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính Đảng Cộng sản Việt nam tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của đảng Cộng sản.”
Tính chính danh và hợp pháp của Đảng Cộng sản là một câu hỏi rất lớn, cần ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bà chủ tịch quốc hội Nguyễn N Thị Kim Ngân cần trả lời trước hàng triệu người dân cả nước:
Dựa trên cơ sở pháp lý nào, một đạo luật nào, một bộ luật nào quy định về việc thành lập và hoạt động của đảng Cộng sản Việt Nam?”

Nhân dịp 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt nam – Luật sư Lê Công Định nói điều mà Đảng cần làm:
“Chắc chắn là họ phải sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử, trong đó trao quyền bầu cử một cách thực sự cho người dân một cách dân chủ và người dân thực sự có quy lựa chọn thể chế chính trị nào mà họ muốn, cũng như là lựa chọn một đảng phái nào lên cầm quyền.
“Chứ không phải có sự áp đặt rồi bảo rằng đó là ý nguyện của người dân!
Và người dân tuy không có phương tiện nào để có thể phản kháng lại điều đó, nhưng họ chắc chắn một điều là không thể tâm phục, khẩu phục.
“phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cho người dân thể hiện quyền phúc quyết của mình trong việc lựa chọn thể chế chính trị, cũng như là đảng nào sẽ là đảng có thể cầm quyền qua những cuộc bầu cử,”

Hình ảnh Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà nội ngày 19/8/1945

Theo tư liệu thì Đảng này đã giành được chính quyền tại Việt Nam qua sự kiện “Cướp chính quyền” từ tay của một chính quyền dân sự khác tại Việt Nam, trong bối cảnh ‘Nhật – Pháp bắn nhau’, vào ngày 19/8/1945 ở Hà Nội, sau đó tổ chức sự kiện tuyên bố độc lập vào ngày 2/9 do lãnh tụ đảng là ông Hồ Chí Minh đứng đầu.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/2/1930 tại nước ngoài, ở Hong Kong, phần lãnh thổ vào thời điểm diễn ra sự kiện này, là thuộc địa tại Trung Quốc của Vương quốc Anh, điều đó cũng cho thấy đây là một đảng ngoại lai, mang về Việt nam thứ Chủ nghĩa Cộng sản đầy lừa dối và chết chóc.

Ông Trần Thanh Hiệp, cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn trước 30/4/1975 nói về điều ông gọi là – “thiếu tính chính danh” của hành động “cướp chính quyền” năm 1945.
Tôi tuy quê ở Hà Tĩnh, nhưng hồi đó tôi học ở Hà Nội,” ông Trần Thanh Hiệp, cựu Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn nhớ lại.
“Tôi nhớ là nhân có một cuộc biểu tình do công chức, dân chúng tổ chức để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, thì trong cuộc biểu tình ấy Việt Minh cướp cờ nổi lên và giành lấy như là cuộc biểu tình của Việt Minh để mà làm cuộc Cách mạng tháng Tám. Nhưng mà thực sự ra không có cách mạng gì cả, mà chỉ là một sự cướp chính quyền thôi.”
“Đối với tôi đó là một hành động cướp chính quyền chứ không phải là cái mà người ta gọi là Cách mạng tháng Tám vì không có gì thay đổi, cách mạng cả, chỉ có cướp quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim để mà Đảng Cộng sản dưới tên gọi là Mặt trận Việt Minh hay Việt Nam Mặt trận Đồng minh, cướp lấy chính quyền…”
“Cho đến năm 1975 cũng vẫn không trả lại cho dân chúng để bình thường hóa việc cho dân chúng tham gia vào việc quản trị đất nước, thì đó chỉ là mở rộng phạm vi chính quyền đã cướp được để cho chính quyền đó có tính chất cả nước, chứ không thể gọi là thống nhất, mà cũng không thể gọi là giải phóng được.”
“Khi thay đổi, tổ chức nào có lực lượng thì có thể cướp được chính quyền, nhưng sau khi cướp chính quyền rồi thì phải bình thường hóa sự cướp chính quyền ấy bằng việc để cho tất cả nhân dân tham gia vào việc quản trị đất nước theo đúng tinh thần dân chủ và tự do, nhưng Đảng cộng sản đã làm ngược lại những gì họ đã hứa
.”

Ông Trần Thanh Hiệp, cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn trước 30/4/1975

Nội các Trần Trọng Kim (1883-1953) gồm toàn các trí thức: Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.
Chỉ trong bốn tháng từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam về sau:

  1. Lập Quốc hiệu là Việt Nam – được Nhật Bản trao trả ‘độc lập’, vua Bảo Đại và Chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.
    2.Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục
    3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ
    4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập
  2. Rút lui và trao quyền cho thế hệ cách mạng
    Theo lời ông Trần Trọng Kim kể lại, Việt Nam sau đó đã rơi vào giai đoạn tàn sát lẫn nhau giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong các năm 1945-46.
    Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui và khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang Cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.

Nhân chứng lịch sử – Bác sỹ, cựu Đại tá Hoàng Cơ Lân nói:
Bây giờ tôi nghĩ lại, nhiều khi quyết định, số phận của một nước, của một người hay là của một gia đình chỉ ăn thua trong một tích-tắc thôi.

Bác sỹ Hoàng Cơ Lân, cựu Đại tá, Việt Nam Cộng Hòa
Một nhân chứng có mặt tại cuộc mít tinh ở Nhà hát lớn Hà Nội hôm 19/8/1945, Bác sỹ Hoàng Cơ Lân, cựu Đại tá, Y sỹ trưởng thuộc Binh chủng Nhảy dù, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nói:


Hồi đó tôi hơn 13 tuổi, tôi sinh tại Hà Nội năm 1932, bố tôi là bác sỹ nha khoa…”
“Ông Bảo Đại, giá như nhờ quân đội Nhật giữ an ninh trật tự, vì họ đã nhận được lệnh của quân đội Đồng minh là gìn giữ trật tự tại Đông Dương.
“Giá thời đó cứ cứ để cho Nhật, khi ấy không có tham vọng đô hộ Việt Nam, họ chỉ nhận lệnh của đồng minh Anh, Mỹ là họ gìn giữ, bảo vệ an ninh trật tự cho Đông Dương và Việt Nam, thì trong mấy tháng đó, Chính phủ của ông Trần Trọng Kim thừa sức để làm việc để chấn chỉnh lại nội bộ của nước Việt Nam, nhất là sau nạn đói 1945.”
Những người cộng sản đã không tôn trọng lời cam kết của mình, không để cho dân chúng được tổ chức dân chủ như là Cựu Hoàng Bảo Đại muốn, cho nên theo tôi:
‘Chiếu Thoái Vị’ của Bảo Đại có một giá trị là thiết lập điều kiện thoái vị để thiết lập dân chủ, mà điều kiện đó không được thi hành

Điều rất quan trọng trong ‘Chiếu Thoái Vị’ của Cựu Hoàng Bảo Đại mà không phải ai cũng biết vì thông tin này đã bị Đảng Cộng sản che đậy

Cũng về Cựu Hoàng Bảo Đại, Luật sư Trần Thanh Hiệp nêu quan điểm:
Tôi thấy nhiều người không đọc kỹ và không hiểu được giá trị của ‘Chiếu Thoái Vị’ của Cựu Hoàng Bảo Đại.
Khi thoái vị, ông nói rõ rằng ông tự ý chấm dứt Đế chế để cho dân chúng được tự do”
Và khi đọc ‘Chiếu Thoái Vị’ và ông nói rằng ‘thà được làm công dân một nước tự do, độc lập, còn hơn làm Vua một nước nô lệ‘,
Ông đã thoái vị để cho dân chúng cũng được tự do để thành lập dân chủ, thì ông cũng hỏi hai người trong phái đoàn yêu cầu ông thoái vị là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận rằng các ông đó có chấp nhận điều kiện đó không, thì hai người nói chấp nhận…
bây giờ người ta ít người biết đến, tôi nghĩ cần phải nhắc lại, nhấn mạnh để cho mọi người hiểu rõ rằng Vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt Đế chế là chỉ để xây dựng dân chủ mà Đảng Cộng sản đã cam kết tôn trọng điều đó.
Nhưng Đảng Cộng sản rút cuộc đã ‘phản bội’ lại lời cam kết của mình và coi lời cam kết của mình như không có. Tức là nói mà không giữ lời hứa
.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Xu-pha-nu-vông (Lào, bên trái) và Cựu hoàng Bảo Đại (bên phải)

Sau 90 năm tồn tại, giờ đây có lẽ đa số người dân đã thất vọng hoàn toàn với thứ Chủ nghĩa Cộng sản mà Đảng đã đem về, reo rắc, tàn phá những điều tốt đẹp nhất trên quê hương Việt Nam. Hàng loạt đảng viên kỳ cựu đã tự rời bỏ tổ chức này để có một cuộc sống tự do.
Để loại bỏ được các hiểm họa vô cùng lớn mà Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục gây ra cho dân tộc, thì con đường hòa bình nhất, hiệu quả nhất trong lúc này là triệu người như một, cùng nhau lên tiếng, thể hiện chính kiến của mình trước thể chế bạo quyền tại Ba Đình.
Dù ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có cố kêu gào, thì chế độ vô nhân sẽ sụp đổ khi lòng dân đã mất.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)


Nguồn: BBC