Bão Vũ Hán: Tập Cận Bình có thể “mất ghế”- kinh tế, chính trị TQ nguy cơ sụp đổ

Vào buổi sáng lạnh giá ở Bắc Kinh, trên một đoạn đường tẻ nhạt ở sông Thông Huệ, người ta thấy một người cô đơn viết chữ khổng lồ lên tuyết.
Thông điệp nhắc về một bác sĩ vừa qua đời: “Tạm biệt Lý Văn Lượng!”.
Tác giả dòng chữ dùng cả thân mình để vẽ thành dấu chấm than trong câu viết.

Năm tuần trước đó, bác sĩ Lý Văn Lượng (1986-2020) đã bị cảnh sát phạt vì tìm cảnh cảnh báo cho đồng nghiệp về nguy hiểm của một loại virus mới, lạ tại bệnh viện của ông, ở Vũ Hán.
Rồi chính ông dính virus và chết. Các hình chụp dòng tưởng niệm tuyết đã lan nhanh trên mạng internet Trung Quốc, chụp lại khoảnh khắc cả nước sốc và giận dữ.
Cái chết của người bác sĩ Trung Quốc tìm cách cảnh báo về sự bùng phát của virus corona mà không thành, đã gây ra sự phẫn nộ và đau buồn công khai trên toàn Trung Quốc.
Đi cùng với đau buồn và giận dữ là sự mất niềm tin vào chính quyền, hạt mầm của những bất đồng chính kiến. Trong một sự đoàn kết hiếm thấy, gần như mọi thành phần trong xã hội Trung Quốc hòa nhịp kêu gào về một thứ: Tự do ngôn luận – Người dân vì sao không có quyền tự do ngôn luận, vì sao không có quyền được chất vấn, vì sao không có quyền được biết rõ sự việc, vì sao mà kênh truyền thông nào cũng là miệng lưỡi của chính quyền!!!”
Người ta chưa từng chứng kiến một phản ứng tập thể nào ở mức độ như thế, ít nhất từ năm 1989 khi xảy ra sự kiện thảm sát Thiên An Môn.

hình ảnh người dân Hồng công tưởng niệm Bác sỹ Lý Văn Lượng

Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 13-2 cho biết bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương đã bị bãi nhiệm. Thay thế ông Tưởng là ông Ying Yong (Ứng Dũng), thị trưởng thành phố Thượng Hải.

Hãng tin Tân Hoa xã chỉ công bố quyết định thay đổi nhân sự mà không nêu thêm thông tin chi tiết. Song rõ ràng đây là sự thay đổi nhân sự rất lớn trong bối cảnh những ngày qua, chính quyền trung ương Trung Quốc đã phê bình và chỉ ra rất nhiều thiếu sót, khuyết điểm trong công tác ứng phó dịch của chính quyền Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung. Trước khi ông Tưởng bị bãi chức, hai quan chức y tế chức vụ cao nhất của Hồ Bắc cũng đã bị sa thải ngày 10-2 vì tắc trách trong xử lý dịch bệnh.
13-2 cũng là ngày đặc biệt vì con số tử vong và nhiễm bệnh đột biến cao kỷ lục chưa từng có.
Số ca nhiễm bệnh xác nhận tăng thêm gần 15.000 và con số tử vong tăng thêm 242 người.
Tổng số ca nhiễm đã hơn 60,000 với gần 1,400 người chết, và 5,700 người hoàn toàn khỏi bệnh, tuy nhiên vẫn còn 8,200 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Cả thế giới đổ xô tìm câu trả lời vì sao con số mắc bệnh tăng cao đột ngột như vậy:
Một số lý giải từ Bắc kinh cho biết: Con số này chủ yếu do cách chẩn đoán mới, chỉ dựa vào triệu chứng và chẩn đoán do Bác sỹ ở Vũ Hán , không dùng test (vì test không đủ dùng cho tất cả mọi người). Mặc khác, Trung Quốc đang phân loại ca bệnh, và các ca có cả triệu chứng lâm sàng và test virus Covid-19 dương tính mới được xem là ca bệnh.

Vẫn còn nhiều điều ta chưa biết về Covid-19, tên chính thức hiện nay của virus. Trước khi nó lây nhiễm con người đầu tiên, có lẽ nó đã ẩn bên trong sinh hóa của một loài động vật nào đó mà hiện không rõ.

Con vật này, có thể bị nhiễm sau khi virus bắt nguồn từ một con dơi, được cho là đã được giữ tại một chợ ở Vũ Hán, nơi buôn động vật trái phép.
Ngoài giả thiết này, giới khoa học vẫn còn đang cố gắng định vị và không thể nói gì chắc chắn.
Nhưng có một điều chắc chắn: Sau hơn một tháng phát hiện, Covid-19 đã làm lung lay gốc rễ xã hội và chính trị Trung Quốc.
Nó đã bộc lộ giới hạn của một hệ thống chính trị mà tại đây, kiểm soát xã hội mới là giá trị cao nhất. Nó đục vỡ rào cản kiểm duyệt bằng cơn bão buồn đau và phẫn uất.
Kết quả sắp tới phụ thuộc vào những câu hỏi mà chẳng ai biết trả lời: liệu chính phủ có thể kiểm soát bệnh dịch, và sẽ mất bao lâu?
Tình cảm công chúng có thể ngả nghiêng, từ sợ hãi sang chủ quan.
Tuy nhiên, trải nghiệm hiện nay của Trung Quốc đề ra hai việc. Thứ nhất, nó hé lộ viễn cảnh đáng sợ khi hệ thống y tế đối diện với tình trạng lây nhiễm lan nhanh và rộng.
Thứ hai, nó cho ta thấy tầm quan trọng của thái độ phải rất xem trọng việc kiểm soát lây lan các loại virus mới.

Đa số chuyên gia đồng tình rằng cách hay nhất dựa vào minh bạch, niềm tin, có thông tin tốt, và hành động phù hợp, kịp thời của chính phủ. Nhưng trong một hệ thống độc đoán, với kiểm duyệt gắt và nhấn mạnh vào ổn định chính trị, minh bạch và niềm tin thật khó kiếm.

Có nhiều bằng chứng rằng giới chức ban đầu đã bỏ qua tín hiệu cảnh báo.
Đến cuối tháng 12, nhân viên y tế ở Vũ Hán bắt đầu lưu ý triệu chứng lạ, gắn với mua bán động vật hoang dã trái phép.
Ngày 30/12, bác sĩ Lý Văn Lượng đăng lo ngại trong một nhóm chat riêng, khuyên đồng nghiệp cẩn thận. Vài ngày sau, công an mời ông lên, bắt ký đơn thú tội. Tivi nhà nước còn đưa tin tám người ở Vũ Hán bị điều tra vì “đưa tin đồn”.
Thực ra nhà chức trách đã biết về vụ lây lan. Vì một ngày sau khi bác sĩ Lý đăng tin, chính Trung Quốc đã gửi thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Một ngày sau nữa, nguồn nghi ngờ là cái chợ hải sản đã bị đóng cửa.
Nhưng nhà chức trách đã hầu như không làm gì để bảo vệ dân. Tại cuộc họp chính trị hàng năm ở Vũ Hán, lãnh đạo không nói về virus. Ủy ban Y tế Quốc gia thì tiếp tục nói số lượng lây nhiễm chỉ hạn chế, và không có bằng chứng bệnh này có thể lây từ người sang người.
Ngày 18/1, Vũ Hán cho tổ chức dạ tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình.
Hai ngày sau, Trung Quốc xác nhận đã xảy ra lây lan từ người sang người.

Khi chính quyền đóng cửa thành phố Vũ Hán ngày 23/1, đã quá muộn. Tới lúc đó, dường như 5 triệu dân đã rời Vũ Hán để đi nghỉ ăn Tết.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình xuất hiện động viên dân chúng ở Bắc kinh ngày 10/2, khi mà số liệu về cái chết của bệnh cúm Covid 19 đã lên con số 910 người

Sự so sánh về thất bại thông báo tin xấu cho cấp trên, và động cơ đặt quyền lợi ngắn hạn về ổn định trước an toàn công chúng, có vẻ rõ ràng.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng đã khiến quần chúng phẫn nộ, đến mức giới kiểm duyệt Trung Quốc dường như không chắc nên xóa cái gì, cho phép cái gì.
Biết tình cảm dân chúng, Đảng bắt đầu ca ngợi bác sĩ Lý Văn Lượng, gọi ông là anh hùng dân tộc.
Một dấu hiệu gợi ý rằng lãnh đạo nhận rõ rủi ro hiện nay, chính là vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuần này, lần đầu tiên từ khi có khủng hoảng, ông Tập đã ra ngoài phố gặp nhân viên y tế, thăm một bệnh viện và một trung tâm kiểm soát virus ở Bắc Kinh.
Ngược lại, Thủ tướng Lý Khắc Cường được cử tới tận Vũ Hán, được phong làm trưởng nhóm lãnh đạo đối phó bệnh dịch.
Một số nhà quan sát nhận định ông Tập có lẽ khôn ngoan khi đóng vai trò là giao phó trách nhiệm công tác.

Một số người bắt đầu gọi đây là Chernobyl của Trung Quốc. Thảm họa Chernobyl là một trong những yếu tố khởi nguồn quan trọng gây ra sự sụp đổ khối Đông và Liên Xô năm 1991. Không thể thống kê hết được những hậu quả do thảm họa hạt nhân này gây ra.

Trong lịch sử, các cuộc chiến, nạn đói và bệnh tật từng lay đổ các vương triều. Chuyện này khiến các nhà cai trị hiện nay có trí nhớ lịch sử rõ rệt về nguy hiểm của khủng hoảng bất ngờ.
Họ cũng sẽ hiểu Chernobyl đã làm gì với tính chính danh của Đảng Cộng sản ở Liên Xô ngày đó.
Một nhà quan sát cho rằng ông Tập “rõ ràng lo ngại khủng hoảng có thể làm ông sa cơ, vì thế ông đưa cấp dưới ra làm gương mặt công chúng đại diện cho phản ứng của Đảng“.
Cũng có dấu hiệu bộ máy kiểm duyệt tăng cường công suất, và ông Tập ra lệnh giới chức “thắt chặt kiểm soát truyền thông mạng”.
Nhưng với nhu cầu tái khởi động nền kinh tế, đã đóng băng cả tuần qua, Trung Quốc chỉ mới chầm chậm quay lại làm việc, khi mà người Trung quốc bây giờ chỉ biết lo sợ cho tính mạng và sức khỏe mà thôi.
Có một số dấu hiệu là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt có thể có tác dụng. Ngoài tỉnh Hồ Bắc thì con số các ca nhiễm mới mỗi ngày đang giảm.
Nhưng tầm mức của thảm họa có thể đe dọa thế giới này đã bộc lộ điều quan trọng.
Hàng ngàn người mất đi người thân, hàng triệu người đang bị cách ly, và các doanh nghiệp đã chịu thiệt hại tài chính rất lớn.

Trung quốc và Việt nam là hai thể chế theo Chủ nghĩa Cộng sản tương đồng, truyền thông của người dân tại cả hai nước này bị bóp ngẹt. Luật pháp chỉ dùng để trừng phạt nhân dân.

Giờ đây, khi virus nguy hiểm Corona bùng phát từ Vũ Hán và lây lan ra toàn cầu đã gây ra cái chết cho hàng nghìn người, nó càng trầm trọng hơn vì chịu hậu quả của thể chế độc tài, bưng bít thông tin, mang đến cho người dân những cái chết đau đớn và oan uổng.

Mỗi con người, mỗi sinh mạng đều rất quý, khi mọi người dân cùng lên tiếng cho quyền được sống và an toàn của bản thân cùng gia đình mình, thì quyền lợi hợp pháp mới được bảo vệ và chính phủ phải có trách nhiệm giải trình, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)