Quốc tế tố cáo Việt Nam học Trung Quốc – ép dân nhận tội trên Tivi

https://www.youtube.com/watch?v=LDTuhCzToN4

Phúc trình của tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders tố cáo VN cưỡng bức nhận tội trên TiVi

Hôm 11/03, tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders công bố một cáo báo lên án chính quyền Việt Nam về hành động cưỡng bức nhận tội trên truyền hình quốc gia.
Việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm ngày nay với công bố nghiên cứu mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam” của tổ chức Safeguard Defenders có trụ sở ở Tây Ban Nha.

Báo cáo này là nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình.
Hành động ép buộc thú tội rồi phát trên truyền hình vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết,” báo cáo của (Segod Defendes) Safeguard Defenders viết.
Cưỡng bức trước camera cung cấp thông tin về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên phát các lời thú tội thu được từ việc ép buộc người đang bị giam giữ trước khi xét xử trên hệ thống truyền hình địa phương hoặc Đài truyền hình trung ương VTV, báo cáo cho biết.
Báo cáo đã thu thập và phân tích 16 video phát sóng truyền hình lời lời thú tội của nhiều người bảo vệ quyền bao gồm một số luật sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong một vụ án tham nhũng và một vụ án giết người …trong số 21 lời thú tội trên truyền hình do nhóm nghiên cứu tìm ra và ghi nhận từ năm 2007 đến đầu năm 2020.
Trong báo cáo, tổ chức (Segod Defendes) Safeguard Defenders thực hiện phỏng vấn 3 nạn nhân bao gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Công Đinh và công dân Hoa Kỳ Will Nguyễn.

(Hình ảnh ông Lê Đình Công xuất hiện trên truyền hình VTV với rất nhiều vết bầm tím được VTV mô tả là đã khai nhận tội mặc dù chưa được tiếp xúc với Luật sư).

Phỏng vấn cho thấy cách công an thao túng hoặc đạo diễn lời thú tội trước máy quay, lừa hoặc ép buộc họ hợp tác và cách những người bị giam giữ bị từ chối tiếp cận với luật sư,” Safeguard Defenders viết.

Giống như ở Trung Quốc, các nạn nhân Việt Nam (bị buộc) thú nhận hành động chống Nhà nước và cảm ơn chính quyền đã cho họ thấy lỗi của họ nhưng nói chung các chương trình phát sóng được sản xuất đơn giản hơn, không tinh vi như các chương trình của Trung Quốc,” phúc trình có đoạn viết.
Việt Nam đang sao chép một số mánh khóe của Trung Quốc,” (Segod Defendes) Safeguard Defenders nhận định – “bao gồm cả lời thú tội của một cựu quan chức nhà nước đã bị bắt cóc từ Đức vào năm 2017 và buộc phải nói rằng ông đã tự nguyện trở về để đầu thú [vụ Trịnh Xuân Thanh],” phát sóng lời thú tội của người nước ngoài đầu tiên vào năm 2018 [vụ Will Nguyễn], và trường hợp gần đây nhất vào tháng 1 năm 2020 khi 4 người nông dân đấu tranh để ngăn chặn nhà cầm quyền cưỡng chế đất nông nghiệp của họ bị buộc nhận tội trước máy quay [vụ Đồng Tâm].
So với Trung Quốc, những đoạn clip thú tội trên truyền hình tại Việt Nam kém tinh xảo hơn về mặt nội dung và giá trị. Tuy nhiên, thú tội trên truyền hình hai nước có nhiều điểm giống nhau: nạn nhân xin lỗi, mong được hưởng khoan hồng, khuyên mọi người không đi vào vết xe đổ và thú nhận phạm tội chống lại Nhà nước.

Ảnh chụp lại màn hình từ những người “thú tội” được xét đến trong nghiên cứu (từ trên xuống, từ trái qua phải): Nguyễn Văn Hóa, Lê Thị Công Nhân, William Nguyễn, Lê Đình Doanh, Y Joi Bkrông, Nguyễn Văn Đông, Lê Công Định, Trịnh Xuân Thanh)

Cưỡng bức trước camera: Việt Nam buộc người bị bắt thú tội trên truyền hình như thế nào?

Các hình ảnh điển hình được khảo sát trong báo cáo được mô tả:
Một nhà vận động môi trường nói như một cây gỗ trên màn hình khi cô giải thích cách cô âm mưu lật đổ nhà nước,
một người đàn ông gục ngã trong những giọt nước mắt sợ hãi trong khi những người hàng xóm của ông ta – khuôn mặt của họ đầy vết cắt và vết bầm tím – buộc tội người khác lên kế hoạch cho các hành vi bạo lực,
và một sinh viên Hoa Kỳ hứa sẽ không bao giờ tham gia các hoạt động chống Việt Nam nữa.
Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều lời thú tội cưỡng bức được đưa lên truyền hình của người bị giam giữ trước khi xét xử và không được tiếp cận với luật sư mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa lên truyền hình trong vài năm qua và được xem xét trong một báo cáo mới: Cưỡng bức trước camera – Thú tội trên truyền hình tại Việt Nam của (Segod Defendes) Safeguard Defenders công bố ngày hôm nay.
Chúng tôi đã tìm thấy cảnh quay của ít nhất 21 cá nhân kể từ năm 2007, những người đã bị buộc phải thú nhận trước camera. Con số trong thực tế có khả năng cao hơn nhiều.

(Ảnh bìa minh họa tình trạng của người bị giam giữ được đưa lên truyền hình – Báo cáo của Tổ chức (Segod Defendes) Safeguards mang tựa đề Cưỡng bức trước Camera, thú tội trên truyền hình)

Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam làm cho nhiều khả năng nhiều nạn nhân khác cũng thường xuyên phải đối mặt với giam giữ độc đoán, tra tấn tinh thần và thể xác và nhiều hình thức đe dọa.

Đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm luật sư nhân quyền, nhà báo công dân, dân oan đấu tranh chống lại cưỡng chế đất… Bằng cách phân tích những điều này và phỏng vấn một số nạn nhân, chúng tôi thấy rằng:

  1. Công an đã dùng thủ đoạn như lừa gạt, ép buộc và nói dối để quay lại lời thú tội
  2. Công an đã dàn dựng kịch bản, hoặc can thiệp vào nội dung thú tội
  3. Những người thú tội bị buộc phải xin lỗi, cầu khẩn sự tha thứ và cảnh báo người khác không lặp lại “lỗi” của mình, và cảm ơn nhà cầm quyền đã giáo dục và chỉ ra lỗi của họ.

Giống như ở Trung Quốc, một số nạn nhân ở Việt Nam bị buộc thú nhận đã thực hiện những hành động chống nhà nước hoặc chống đảng. Những lời thú tội sau này từ Việt Nam cũng xuất hiện cho thấy có lẽ Hà Nội đang học một số thủ thuật của Bắc Kinh.

Năm 2017, một cựu quan chức của một công ty nhà nước đã bị bắt cóc từ Đức, sau đó ông này xuất hiện trên truyền hình ở Việt Nam nói rằng ông ta tự quay về để tự thú. Rất giống với chương trình phát trên truyền hình về nhà xuất bản quốc tịch Thụy Điển Gui Minhai, người đã bị bắt cóc từ Thái Lan vào năm 2015 và xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc vài tháng sau đó để nói rằng ông ấy đã trở về Trung Quốc một cách tự nguyện.

Theo ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders)”hiện tượng buộc thú tội rồi quay video để đưa lên truyền hình” đã được chính quyền Việt Nam thực hiện “từ những năm đầu thế kỷ 21“.

Hai trường hợp đầu tiên mà chúng tôi ghi nhận được là luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân (năm 2007).
Chúng tôi không có dữ liệu về những trường hợp khác sớm hơn nếu có. Trong thời gian gần đây, có vẻ chế độ cộng sản áp dụng chiêu trò này thường xuyên hơn. Và như chúng ta đã thấy, vụ mới nhất là vào ngày 13/1/2020, bốn công dân làng Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã bị đưa lên truyền hình để thú tội.”
Việc áp dụng hình thức này nhằm mục đích tuyên truyền với dân trong nước và cộng đồng quốc tế, rằng, nhân quyền Việt Nam rất tốt, Việt Nam không giam giữ tù nhân lương tâm mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật.”
Chúng tôi không có dữ liệu về Bắc Hàn và Cuba, nhưng báo cáo trước đây của tổ chức (Segod Defendes) Safeguard Defenders thì nói khá rõ tình trạng này ở Trung Quốc, với quy mô lớn hơn và chiêu thức tinh vi hơn nhiều so với Việt Nam. Có lẽ, lực lượng an ninh ở Việt Nam đã học được những chiêu trò này từ Bắc Kinh,”
Theo phân tích của ông Vũ Quốc Ngữ, việc buộc thú tội trên truyền hình là một hình thức ép cung theo Điều 374 của Bộ luật Hình sự (2015) qui định: Tội bức cung – người phạm tội ép cung trong hoạt động tố tụng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

Luật sư Luân Lê cũng có ý kiến trên Facebook cá nhân rằng, việc thú tội trên truyền hình là không đúng nguyên tắc chứng minh và kết tội.

Luật sư Luân Lê giải thích: “Nó không đảm bảo là chứng cứ để sử dụng trong vụ án, thậm chí nó còn là chứng cứ chứng minh sự vi phạm của cơ quan tố tụng tại một giai đoạn tố tụng tiếp theo nào đó. Việc thú nhận tội trên truyền hình cũng làm cho bản chất vụ án bị hiểu sai đi, việc chứng minh bị làm cho thay đổi và việc kết tội trở nên là hiển nhiên (vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội).
Mọi chứng cứ và việc chứng minh phải qua một quá trình tố tụng và chỉ được xem xét thẩm tra trực tiếp tại phiên toà chứ không phải là cảnh sát,” ông Luân Lê viết.
Trong khi đó, tác giả Phạm Toàn viết trên Facebook cá nhân rằng, không được sử dụng các lời nhận tội trên truyền hình làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
Ngoài Bộ Luật Hình sự, ông Toàn cũng viết rằng, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định rõ “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật“.

Tại Việt Nam vẫn duy trì thể chế Cộng sản độc tài, lạc hậu và đau khổ mà thế giới đã vứt bỏ từ lâu.
Cả 2 nước này đều không có nền tư pháp và hành pháp độc lập, nên hàng triệu người dân của họ trên 75 năm qua đã phải chịu cảnh xét xử bất công, thiếu vắng pháp quyền.
Điều này cần phải sớm chấm dứt, trên 90 triệu người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền được đối xử công bằng.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023