Người số 0 – bằng chứng kết tội Trung quốc

https://www.youtube.com/watch?v=IrXMwOogm_w

Tờ South China Morning Post đưa tin ngày 13/3/2020 dẫn nguồn tài liệu của chính phủ Trung Quốc cho biết trường hợp đầu tiên nhiễm cúm Vũ Hán ở nước này được phát hiện vào ngày 17/11/2019, chứ không phải vào tháng 12 như công bố trước đó.

Nguồn tài liệu tiết lộ cúm Vũ Hán mới đã lây sang người tại Trung Quốc sớm hơn rất nhiều so với những thông tin được Bắc Kinh chính thức phê chuẩn.
Việc tìm kiếm « bệnh nhân số 0 » hiện nay có thể được ví như việc « mò kim đáy biển » bởi Trung Quốc đã bằng mọi cách bưng bít thông tin, che giấu sự thật. Nhưng một điều không thể phủ nhận là: Vũ Hán là nơi khởi đầu của cúm chủng mới. Và nhân loại cùng lịch sử sẽ gọi tên dịch bệnh đang gây ra khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay là cúm Vũ Hán hay viêm phổi Vũ Hán kể cả khi WHO liên tục dành những cái tên mang tính học thuật cho loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Người bị nhiễm đầu tiên là một người đàn 55 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 17/11/2019, ông được chẩn đoán với những triệu chứng, mà sau này được gọi là cúm Vũ Hán gây ra.
Tuy nhiên, các báo cáo của chính phủ Trung Quốc không nêu rõ bệnh nhân này đến từ nơi nào của Hồ Bắc, từ thành phố Vũ Hán, nơi được chính quyền Trung Quốc coi là tâm dịch hay từ một địa phương khác của tỉnh Hồ Bắc.
Từ ngày 17/11/2019, chính quyền ghi nhận từ 1 đến 5 ca nhiễm mới mỗi ngày trên toàn tỉnh Hồ Bắc. Tất cả đều cần được điều trị các triệu chứng suy hô hấp cấp.
Sau đó, từ ngày 15/12/2019, số ca tăng lên thành vài chục ca mỗi ngày.
Vẫn theo tài liệu chính thức trên, từ ngày 20 đến 27/12/2019, số ca nhiễm đã tăng lên gấp ba, với tổng số 180 bệnh nhân.
Đến ngày 01/01/2020, tỉnh Hồ Bắc đã có đến 381 người bị nhiễm cúm Vũ Hán.
Những tài liệu trên cho thấy Trung Quốc không chú ý đến nguy cơ khởi phát dịch mới cho đến giữa tháng 01/2020. Sau này, tất cả những ca trên mới được xác định là do cúm chủng mới.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trường hợp mắc cúm Vũ Hán đầu tiên được xác nhận ở Trung Quốc là vào ngày 8/12/2019, nhưng WHO không tự theo dõi bệnh mà chỉ dựa vào các quốc gia để cung cấp thông tin đó.

Sau khi bị phong tỏa, Vũ Hán trở thành thành phố ma, lạnh lẽo, vắng vẻ đến lạ thường

Vào ngày 8/12/2019, chính quyền Trung Quốc ghi nhận bệnh nhân đầu tiên bắt đầu có triệu chứng của việc nhiễm cúm Vũ Hán.
Tuy nhiên, một báo cáo được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet của các bác sĩ Trung Quốc từ Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở Vũ Hán, nơi điều trị cho một số bệnh nhân sớm nhất, cho biết ca nhiễm đầu tiên được biết đến là vào ngày 1/12/2020.
Bỏ qua những lời cảnh báo ngay từ giữa tháng 12/2019 của một số bác sĩ Trung Quốc về loại cúm mới, thậm chí còn tiến hành bắt giam và cảnh cáo họ, chính quyền tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán chỉ coi đó là một kiểu viêm phổi đặc biệt hoặc một mầm bệnh mới.
Cũng theo tờ South China Morning Post, cộng đồng y tế ở Vũ Hán bắt đầu biết về căn bệnh này vào cuối tháng 12/2019. Các báo cáo trước đó cho thấy, mặc dù các bác sỹ trong thành phố đã thu thập mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân, họ vẫn chưa thể xác định được chính xác căn bệnh khi đó là gì, vì chưa được sự chấp thuận của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc.
Mãi đến ngày 20/1, chính quyền Trung Quốc mới chịu nhìn nhận rằng cúm Vũ Hán có thể lây từ người sang người.

Chính vì sự thiếu minh bạch của chính quyền Trung Quốc và sự thiếu trách nhiệm của WHO ngay từ thời điểm có dấu hiệu của sự xuất hiện cúm Vũ Hán chủng mới mà một công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý dịch bệnh là việc tìm ra bệnh nhân số 0 gần như là điều bất khả thi.

Việc tìm ra được « bệnh nhân số 0 » có yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh bởi nó sẽ giúp giới chuyên gia hiểu được cúm Vũ Hán được truyền từ động vật sang người như thế nào.
Các chuyên gia cho rằng cúm Vũ Hán không ủ bệnh ngắn từ 5-14 ngày mà dài hơn nhiều, báo chí Trung Quốc từng đăng tin đã có ca ủ bệnh lên tới 50 ngày. Với thời gian ủ bệnh dài như vậy, cúm sẽ có được thông tin mật mã di truyền của vật chủ, nó tự biến đổi để thích nghi, tiến hóa. Thế hệ cúm mới này sẽ tinh nhuệ hơn cúm đời đầu.
Hơn thế nữa, theo hiệu ứng cánh bướm, mọi sinh thể đều truyền thông tin qua trường vũ trụ, nếu cúm ở nơi này đột biến thì cúm ở nơi khác cũng có thể biến đổi mà không cần có vật chủ lây nhiễm.
Trung Quốc hết lần này đến lần khác mắc sai lầm để bùng phát dịch bệnh, bỏ qua ‘thời điểm vàng’ để dập dịch.
Sự kiểm soát chặt chẽ thông tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như nỗi lo sợ về sự mất ổn định xã hội là những nguyên nhân chính khiến cho dịch cúm Vũ Hán đã không được kiềm chế ngay từ đầu.

Trước những chỉ trích về sự lơ là, quan liêu của chính quyền khiến dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới, Trung Quốc đang ấp ủ mưu đồ ‘đổi màu da’, ‘đổi quốc tịch’ cho dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khi người phát ngôn Trung Quốc ám chỉ quân đội Mỹ đưa cúm chủng mới vào Vũ Hán.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien ngày 11/3 cáo buộc sự chậm trễ của Bắc Kinh khiến thế giới chậm hai tháng để chuẩn bị cho việc bùng phát dịch.
Ông nói : “Sự bùng phát ở Vũ Hán đã bị che giấu. Nó khiến thế giới chậm mất hai tháng để phản ứng“.
Để đáp trả lại cáo buộc này, người phát ngôn Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết trên mạng xã hội Twitter ngày 12-3 : “Mỹ có bệnh nhân số 0 từ khi nào? Có bao nhiêu người bị nhiễm? Tên của các bệnh viện là gì? Có thể quân đội Mỹ chính là người đã đưa dịch vào Vũ Hán. Hãy minh bạch! Công khai số dữ liệu của các anh! Mỹ nợ chúng ta một lời giải thích“.
Cùng với đó, người phát ngôn Cảnh Sảng của Trung Quốc cho rằng giới chức Mỹ “vô trách nhiệm” khi đổ lỗi của Bắc Kinh làm dịch bệnh nghiêm trọng hơn. Ông Cảnh khẳng định nỗ lực chống dịch của Trung Quốc đã cho thế giới thêm thời gian để chuẩn bị đối phó.
Ông Cảnh nói : “Chúng tôi mong một số quan chức Mỹ vào lúc này nên tập trung sức lực cho việc phản ứng với virus và thúc đẩy hợp tác thay vì đổ lỗi cho Trung Quốc“.

Có thể nói, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang tập trung đẩy mạnh thuyết âm mưu cho rằng quân đội Mỹ đã mang cúm chủng mới đến Vũ Hán với sự trợ giúp đắc lực của các phương tiện truyền thông.

Tweet của bà Hoa Xuân Oánh cho rằng gọi cúm chủng mới bằng tên “cúm Trung Quốc” là sai trái và không phù hợp.

Chính quyền Trung Quốc đã huy động lực lượng ngoại giao và truyền thông để phát động một chiến dịch truy xuất lại về nguồn gốc của cúm chủng mới.
Theo bài phân tích của CNN mà Kiểm tin lược dịch, vào ngày 27/2, chuyên gia nổi tiếng về bệnh truyền nhiễm Chung Nam Sơn cũng đặt câu hỏi nơi phát nguồn của cúm Vũ Hán.
Ông này phát biểu tại một cuộc họp báo rằng : “Ca nhiễm đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc, tuy nhiên cúm này có thể không phải có nguồn gốc từ Trung Quốc.”
Tiếp đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 4/3, ông Triệu Lập Kiên đã nói với các phóng viên “chưa thể kết luận nguồn gốc của cúm này xuất phát từ đâu” và các nhà khoa học Trung Quốc vẫn đang truy tìm nguồn gốc của chúng.
Sau đó, bà Hoa Xuân Oánh, phó Vụ trưởng vụ thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đăng trên twitter về phát biểu của ông Redfield, trích dẫn câu nói “hoàn toàn sai và không thích hợp khi gọi là cúm Trung Quốc”.
Thế giới mấy năm gần đây đã ghi nhận một phương pháp ngoại giao mới của Trung Quốc đó là ngoại giao bằng twitter – mạng xã hội bị cấm sử dụng tại nước này giống như Facebook hay Instagram nhưng lại được đặc cách cho giới ngoại giao Trung Quốc sử dụng để công kích với phương Tây.

Mặc dù huy động nhiều nhân lực và vật lực nhưng âm mưu viết lại lịch sử cho cúm Vũ Hán của chính quyền Trung Quốc vẫn bị phơi bày.

Trước việc Trung Quốc bắt đầu tung hỏa mù về nguồn gốc của cúm từ Vũ Hán, sau khi đã gây họa cho cả thế giới – Nhà văn Diêm Liên Khoa từ Bắc Kinh đã kêu gọi « Không để cho Bắc Kinh viết lại lịch sử của nạn dịch », vào dịp khai mạc khóa sáng tác văn chương dành cho sinh viên Hồng Kông. Trong bài giảng của khóa học từ xa này, ông cổ vũ lớp trẻ hãy giữ lấy những kỷ niệm của đại dịch cúm Vũ Hán hiện nay, dựa trên những gì mình đã trải nghiệm và chuyển giao cho thế hệ sau.
Thế giới đã quá quen với vấn nạn “độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử” tại các nước cộng sản độc tài và hình thành nên phản xạ ‘cảnh giác’ với những thông tin từ nước này đúng như nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn đã nhấn mạnh: “ ‘Sự thật’ theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc.”
Thay cho lời kết, xin được trích lại thông điệp của nhà văn Diêm Liên Khoa trước âm mưu xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán của chính quyền Bắc Kinh : « Nếu không thể là người cảnh báo như bác sĩ Lý Văn Lượng, ít nhất hãy là người lắng nghe. Nếu không thể cao giọng nói, hãy thầm thì vào tai. Nếu không thể thì thầm, hãy là đám đông thầm lặng với trí nhớ và ký ức. Trước hàng ngàn người đang chuẩn bị ca ngợi chiến thắng trước cúm Vũ Hán, hãy đứng lên yên lặng, chôn chặt nấm mộ của Chúa vào tim. Những con người được trí nhớ in dấu như bằng sắt nung đỏ, một ngày nào đó có thể chuyển giao ký ức của mình cho các thế hệ tương lai ».

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023