TP. Hồ Chí Minh ra văn bản “thiêu sống” người dân

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ngày thứ Bảy đã truy soát Sở Tài nguyên và Môi trường của thành phố này vì ban hành một công văn liên quan đến việc hỏa táng bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán mà lãnh đạo cơ quan này sau đó thừa nhận có sai sót, khiến công chúng hoang mang.

Công văn đề ngày 26 tháng 3 của Sở gửi cho ba công ty vận hành các cơ sở hỏa táng yêu cầu họ báo cáo về việc họ sẽ ứng phó ra sao trong trường hợp vận hành liên tục cũng như các biện pháp an toàn nào sẽ được áp dụng để ngăn Cúm Vũ Hán lây lan khi tiến hành hoạt động này.

Công văn này nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội và tranh cãi bùng lên liên quan tới một đoạn văn mô tả một tình huống khẩn cấp có thể xảy ra là “cần phải hỏa táng các bệnh nhân nặng nhiễm Cúm Vũ Hán có thể tử vong,” đưa tới cách hiểu rằng một số bệnh nhân có thể bị thiêu trong khi vẫn còn sống.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng ngày thứ Bảy thừa nhận “những sai sót” trong văn bản liên quan đến hoạt động các nhà hỏa táng và đã ra lệnh thu hồi văn bản, truyền thông trong nước đưa tin.
Trong một công văn gửi cho Sở trong cùng ngày, Ủy ban Nhân dân thành phố đả kích Sở gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của thành phố và tạo ra “tâm lý hoang mang” trong một bộ phận người dân.
Phê bình nghiêm khắc Sở Tài nguyên và Môi trường. Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, đề xuất hình thức kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố trước 18 giờ, ngày 28 tháng 3 năm 2020,” công văn nói.

Ảnh: Công văn của Sở TNMT TpHCM với nội “hỏa táng bệnh nhân nặng …” gây kinh hãi

Suốt đêm 27/3, văn bản “thiêu xác sống” của Sở TNMT đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Trên Facebook xuất hiện xung đột ngôn từ gây ra chửi bới nhau nặng lời bởi các dư luận viên cho rằng văn bản này là giả mạo nhằm mục đích gây hoang mang sợ hãi trong dư luận. Mãi đến sáng hôm sau 28/3 khi xuất hiện ảnh chụp một văn bản khác cũng của Sở TNMT đòi hủy văn bản cũ thì mọi người mới tin rằng văn bản ấy là có thật.

Những sai sót của văn bản không phù hợp với tình hình phòng chống dịch Cúm Vũ Hán của thành phố hiện tại,” ông Nguyễn Toàn Thắng được dẫn lời nói. “Ngay khi nhận được phản ánh từ dư luận, chúng tôi đã rà soát lại toàn bộ nội dung và thu hồi văn bản.”
UBND thành phố khẳng định công tác phòng chống dịch của thành phố đang được “kiểm soát tốt,” nói thêm rằng hiện thành phố có 44 ca nhiễm Cúm Vũ Hán với ba trường hợp đã xuất viện, sức khỏe ổn định và không có trường hợp tử vong vì dịch bệnh.
Ủy ban Nhân dân thành phố không có chủ trương, không chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành các nội dung theo công văn số 2285/STNMT-CTR nêu trên.”
Công văn ngày 26 tháng 3 của Sở gây nên phản ứng dữ dội khiến sở này và Sở Thông tin và Truyền thông của thành phố phải tổ chức một buổi cung cấp thông tin để cải chính và tìm cách kiểm soát những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội.
Quan điểm của TP.HCM là không giấu dịch và công khai mọi thông tin liên quan đến dịch Cúm Vũ Hán,” Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Từ Lương cho biết. “Từ khi văn bản ban hành, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin không chính xác về TP.HCM có bệnh nhân tử vong.”

Anh Huytran Hà Nội nói: “Văn bản như thế hỏi sao dân đen không hoang mang và bức xúc, đọc xong tôi muốn té ghế luôn. Yêu cầu đuổi việc quan chức vô nhân tính đấy ngay

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP HCM – người ký công văn “thiêu xác sống”.

Bạn đọc tên Đạt Huỳnh ở TP Hồ Chí Minh bình luận: “Ai cũng hiểu là chuẩn bị cho phương án bệnh nhân chết hàng loạt khi dịch bùng phát nhưng rõ ràng người soạn và người kí văn bản này đã không rà soát trước khi ban hành qua đó thể hiện sự thiếu trách nhiệm,cẩu thả trong công tác .”
Facebooker Phạm Lê Vương Các bình luận: “Người trong chính quyền thường có được những thông tin ‘nhạy cảm’ mà người dân ít khi biết được, và họ luôn nắm được thông tin trước người dân. Từ những thông tin này họ có thể dự đoán tình hình và tiên liệu được những điều sẽ đến trong tương lai. Mà nếu nó có diễn ra trên thực tế đi nữa, thì đây là lời cảnh tỉnh kịp thời đối với mỗi người chúng ta không được chủ quan trong việc phòng chống Cúm Vũ Hán.”
Từ Hà nội Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho biết: “Nói thật là đây là thông tin gây hoang mang khủng khiếp nhất kể từ đầu mùa dịch đến giờ! Vì nó dự báo đến số liệu chết nhiều và chôn sống người! Theo tôi, PHẢI CÁCH CHỨC GIÁM ĐỐC SỞ TN-MT tp HCM NGAY LẬP TỨC.”
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc ở TpHCM thì bình luận về Công văn thu hồi công văn sai sót ban đầu:
Mắc sai lầm thì khắc phục và nhận lỗi, ắt được mọi người thông cảm và chấp nhận. Đằng này ra công văn rút lại công văn phát hành trước đó nhưng không nêu lý do, không lời giải thích, càng không thèm xin lỗi về lỗi bất cẩn đã khiến cho cộng đồng hoang mang…!”

Tình hình chống dịch ở Hà nội trở nên nguy cấp hơn bao giờ hết sau sự cố lây nhiễm từ Bệnh viện Bạch Mai bởi số lượng người liên quan bắt buộc phải cách ly đến hàng vạn người.

Ảnh: Bệnh viện Bạch mai, nơi các chuyên gia nói còn phức tạp hơn 3 bệnh viện ở Daegu (Hàn Quốc), Lombardy (Ý), New York (Mỹ) và được chủ tịch Nguyễn Đức Chung so sánh với Vũ Hán

Thống kê danh sách người từng đến khám phải tự cách ly đã là 40.000 người, báo Thanh niên cho hay hôm 30/3.
Với số lượng người quá lớn như vậy, việc Thành phố Hà nội có thể giám sát quản lý từng người là bất khả thi, vì không thể nắm hết số điện thoại và địa chỉ chính xác của họ, hơn nữa sự di chuyển đi khắp nơi, đã tiếp xúc trong cộng đồng và gia đình với thời gian khá dài của họ cho thấy khả năng lây nhiễm cộng đồng là rất lớn, chính Chủ tịch Hà nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định điều này và được rất nhiều báo chí trong nước trích đăng.
Chưa hết, Sáng 30/3, TP Hà Nội đã tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng dịch Cúm Vũ Hán phiên thứ 27. Tại cuộc họp, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề nghị xét nghiệm lại hơn 7.000 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.
Tôi đề xuất với Ban Giám đốc Bệnh viện rằng tất cả xác xét nghiệm mà bệnh viện thực hiện với nhân viện y tế công bố vào ngày 19 đến 24/3 không có giá trị; phải xét nghiệm lại, an toàn phải sau ngày 28/3 vì từ những ngày trước đó dù âm tính nhưng vẫn đi lại, tiếp xúc“.
Nếu không làm thì ngay chính họ cũng có tâm lý lung lay. Hà Nội sẽ hỗ trợ bệnh viện để hoàn thành sớm nhất việc xét nghiệm lại với hơn 7.000 nhân viên y tế tại đây”, Chủ tịch TP Hà Nội nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu rõ, ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai đã có các trường hợp liên quan đến 4 tỉnh, thành phố khác là: Hà Nam, Ninh Bình, Thái Nguyên, Nam Định; lan đến gần 20 quận, huyện.

Trong thời gian ngắn nữa sẽ lan ra 30 quận, huyện. Vấn đề là khoảng thời gian thôi. Bởi vì tất cả những người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai hiện nay số lượng rất lớn. Khi đã lây lan thì tốc độ rất lớn, rất nhanh, theo cấp số nhân“, ông Chung nói.
Để hạn chế lây lan Cúm Vũ Hán từ ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch UBND TP yêu cầu phải tuyên truyền mạnh đến khi tiếp xúc với ai cũng phải nghĩ đến hai chữ “Bạch Mai”.
Ví dụ một đồng chí lãnh đạo cấp sở có bố mẹ nằm trong Bệnh viện Bạch Mai, trách nhiệm của mình là vào thăm. Sau đó người vẫn bình thường nhưng nhiễm bệnh thì rõ ràng mình sẽ lây thẳng lên thành phố. Liệu có trường hợp này không? Tôi tin là có nhiều.
Rồi những trường hợp là các cụ già rồi, bố mẹ của những người bệnh đến thăm từ ngày 9/3 là có không, chắc chắn là có. Không thể loại những người này được, mà số này được cách ly ngay lập tức chứ không có thời gian để bàn luận. Đó là để giữ cho mình và chúng ta tránh cho người thân của mình, trước tiên là người thân của mình, sau đó mới đến cộng đồng xã hội
“, Chủ tịch TP Hà Nội nêu quan điểm.

Chủ tịch Hà Nội nhận định thẳng thắn với báo chí rằng:”Lây nhiễm Cúm Vũ Hán từ bệnh viện Bạch Mai có thể lây ra cộng đồng trong vài ngày tới”. Không những thế dịch bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai còn phức tạp hơn 3 bệnh viện nằm ở Daegu (Hàn Quốc), Lombardy (Ý) và New York (Mỹ). Ông còn cho biết tình huống ở đây cũng giống như ở Vũ Hán trước khi dịch bùng phát.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá, “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai là “ổ dịch” lớn nhất, phức tạp nhất và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn TP, cũng như một số tỉnh thành trên cả nước. “Bộ Y tế mới chỉ công bố 12 trường hợp dương tính ở Bệnh viện Bạch Mai thôi, nhưng số liệu chúng tôi biết con số này đã gần 20 rồi” – ông Chung nói.
Mỗi ngày có khoảng 600-700 người dân vào đây ăn uống, cuối tuần có khoảng 250 người. Hơn nữa, bộ phận nấu ăn tại bệnh viện mỗi ngày cung cấp cho khoảng 5.000 đến 6.000 nhân viên trong bệnh viện. Khoảng 2.000 đến 3.000 học viên, thực tập sinh của Hà Nội cũng như các tỉnh thành cũng vào đây ăn uống. “Rất có thể trong những ngày tới sẽ phát ra. Mà nếu xảy ra thì chỉ trong tuần tới. Cho nên chúng tôi thấy, Bệnh viện Bạch Mai là một trong những nơi dịch bệnh phức tạp nhất, có nguy cơ lây lan lớn nhất”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đánh giá.
Ông Chung cho biết, bản thân ông cũng đã nhờ một số chuyên gia về phòng chống bệnh tật trên thế giới phân tích lại những số liệu liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai để đánh giá nguy cơ lây nhiễm Cúm Vũ Hán ra ngoài cộng đồng. Các chuyên gia cho rằng, dịch bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai còn phức tạp hơn 3 bệnh viện nằm ở Daegu (Hàn Quốc), Lombardy (Ý) và New York (Mỹ).
Trường hợp này cũng như Vũ Hán dịp gần tết, sau khi nhiễm bệnh nhiều người đã di chuyển khắp các nơi”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói thêm.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)