Thừa cơ đại dịch – Việt Nam lo Trung Quốc đánh chiếm đảo

https://www.youtube.com/watch?v=fIVKQ2izMEM

Liên quan đến sự kiện “Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa gửi Công hàm từ hôm 30/3/2020 tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông”. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn từ Pháp có bài viết bình luận về sự kiện này.
Điều đầu tiên cần minh bạch. Việt Nam gởi công hàm lên Tổng thư ký LHQ nhưng gởi cho cơ quan nào? Nếu gửi cho Đại hội đồng LHQ, tức gởi cho toàn thể các quốc gia hội viên của LHQ, vấn đề sẽ rất trọng đại.” Ông Trương Nhân Tuấn viết.

Nếu ta nhớ lịch sử thì việc can thiệp của LHQ vào chiến tranh Nam, Bắc Hàn 1950-1953 là đến từ một Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ. Nếu gởi cho Hội đồng bảo an LHQ vấn đề sẽ nghiêm trọng, vì nội dung sẽ liên quan đến nền hòa bình của toàn cầu. Hầu hết các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh vào chiến trường Afghanistan, Iraq… đều đến từ một Nghị quyết của hội đồng bảo an LHQ.
Nếu gởi Tòa Công lý quốc tế, cơ quan pháp lý của LHQ, ta có thể hình dung một vấn đề quan trọng. Việt Nam mở đầu cuộc chiến pháp lý với TQ, bằng cơ quan pháp lý, có uy tín nhứt địa cầu. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy! Công hàm mà báo chí đề cập là công hàm ngày 30 tháng ba năm 2020 của VN gởi Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc.
Sự hiện hữu của công hàm phản đối này thực chất chỉ là một trình tự “logic” về ngoại giao, bắt buộc phải có của nhà nước, nhằm thể hiện thái độ của quốc gia Việt Nam đối với các hành vi, thái độ của một, hay những, quốc gia khác, về một vấn đề có liên quan đến Việt Nam.
Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông“.
Và “Các công hàm trên” ở đây chính là hai công hàm của Trung Quốc, thứ nhất là công hàm số ngày 12 tháng 12 năm 2019 phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa“. Thứ hai là Công hàm ngày 23 tháng 3 năm 2020 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc“.

Ảnh: Phó thủ tướng Phạm Bình Minh từng đưa vấn đề Biển đông (Bãi Tư Chính) ra phát biểu tại LHQ hồi tháng 9/2019, tuy nhiên bài phát biểu của ông không nêu rõ tên Trung quốc

Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc cụ thể bao gồm 5 điểm chính :

  • 1/ Một là, chủ quyền hai quần đảo Tây sa (tức Hoàng Sa của VN) và Nam sa (tức Trường sa của VN).
  • 2/ Hai là, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác định theo điều 121 khoản 3 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
  • 3/ Ba là, Các nhóm đảo ở Biển Đông, bao gồm HS và TS không có đường cơ sở vẽ bằng cách nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhứt.
  • 4/ Bốn là, Các bãi chìm lúc chím lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.
  • 5/ Năm là, Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử; các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.

Việc phản đối như vậy là cần thiết. Bởi vì, trước luật pháp quốc tế, sự “im lặng” của một quốc gia trước một vấn đề đòi hỏi quốc gia phải lên tiếng, được xem là “sự đồng thuận ám thị“.
Nếu có theo dõi sự việc, ta thấy ngày 12 tháng 12 năm 2019 Malaysia nộp “Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng vùng phía bắc” của quốc gia này lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc LHQ. Thì cùng ngày, Trung Quốc nộp công hàm phản biện yêu sách này của Malaysia.
Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa (tức Trường Sa) đồng thời cho rằng yêu sách của Mã lai đã chồng lấn với vùng “biển lịch sử” của họ.

Ảnh: Trích Bản đồ An Nam Đại Quốc Họa đồ do người Pháp vẽ phát hành năm 1838 đã ghi nhận vị trí Hoàng Sa với tên Paracel – Cát Vàng, trong khi đó bản đồ Trung quốc phát hành năm 1936 cũng không hề có Hoàng sa Trường Sa. Việt nam hiện còn lưu giữ rất nhiều bằng chứng tương tự

Ngày 6 tháng ba Philippines gửi công hàm lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc LHQ khẳng định chủ quyền của nước này ở nhóm đảo “Kalayaan”, tức Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc không thể im lặng (vì im lặng là đồng thuận). Do đó Trung Quốc lên tiếng phản biện lại yêu sách của Philippines, đồng thời khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa, tức Trường Sa của Việt Nam, chủ quyền Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và đá Hoàng nham (tức Scarbourough). Trung Quốc cũng khẳng định đường cơ sở quần đảo chung quanh quần đảo Trường Sa, đường cơ sở chung quanh quần đảo Hoàng Sa và vùng “biển chung quanh”. Dĩ nhiên việc này “lôi kéo” theo Việt Nam. Việt Nam cũng không thể im lặng vì sự im lặng của Việt Nam có ý nghĩa “từ khước chủ quyền” ở Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời nhìn nhận yêu sách về vùng biển của Trung Quốc.
Nhiều án lệ của Tòa Công lý quốc tế cho thấy, việc “xao lãng” của nhà cầm quyền trước một vấn đề buộc quốc gia phải lên tiếng, thí dụ im lặng trước tuyên bố của một quốc gia khác về chủ quyền một vùng lãnh thổ. Sự im lặng của nhà cầm quyền một quốc gia có thể làm cho quốc gia đó mất chủ quyền ở vùng lãnh thổ ấy
.”

Tức là sự phản biện của Việt Nam trước quốc tế (ở đây là Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ) về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và hải phận là một “trình tự logic” ngoại giao. Tức chuyện “hết sức bình thường“.

Điều đáng tiếc là trong thời gian qua Việt Nam có lần đóng vai trò “cầm chịch” luân phiên Hội đồng bảo an LHQ. Việt Nam đã không lợi dụng được điều gì ở vị thế này hết cả.
Theo tôi, Việt Nam đã bỏ qua rất nhiều dịp tốt để kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế. Vụ bãi Tư Chính năm ngoái là một thí dụ. Vấn đề là Việt Nam phải kiện về nội dung nào ? kiện ở đâu ? Nhiều lần tôi đã nói việc này.
Điều đáng ghi nhận trong công hàm của Việt Nam là Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận hiệu lực “Phán quyết của tòa PCA 2016” Phillipines kiện Trung Quốc về việc “giải thích và cách áp dụng Luật biển” trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Điều này thể hiện qua lập trường của Việt Nam về hiệu lực tất cả các đảo, bãi ngầm…, hoặc là cách vẽ đường cơ sở chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đúng như cách “giải thích và cách áp dụng Luật Biển”, đặc biệt ở điều 121 về hiệu lực các đảo cũng như việc giải thích của Tòa về đường cơ sở và vùng nước quần đảo.
Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu ‘nghiên cứu’ Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực.”
Tức thông qua sự việc này cho thấy rằng Việt Nam đã nhìn nhận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về Biển đông PCA 2016 là “luật
“.

Điều mới mẻ, đáng nói trong công hàm của Việt Nam là đưa các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vào đứng chung với Trường Sa. Việc này không liên quan gì đến các quốc gia Malaysia hay Phillipines.
Ý nghĩa của việc này là, từ nay, quan điểm của Việt Nam là các đảo lớn nhỏ, chìm nổi… thuộc Hoàng Sa không có cái nào có hiệu lực biển, đồng thời Hoàng Sa cũng không có đường cơ sở và vùng biển nội hải, theo cách tính của “quốc gia quần đảo” của Trung quốc .
Như vậy “ý đồ” của Việt Nam qua công hàm này là “hâm nóng” vấn đề tranh chấp Hoàng Sa.
Để ý đoạn công hàm 30-3-2020 của Việt Nam ghi rằng:
“Phái đoàn thường trực đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc”.
Cho thấy, rõ ràng ý đồ của Việt Nam, thông qua hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của Malaysia, muốn “quốc tế hóa” vấn đề Hoàng Sa.
Qua công hàm này Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc, vì những tranh chấp với Trung Quốc ở bãi Tư chính hay khu vực Trường Sa, với phương cách mà Phillipines đã làm.”
Ông Trương Nhân Tuấn nêu quan điểm: “Nhiều lần tôi có ý kiến, kiện Trung Quốc bằng con đường này không phải là “thượng sách”. Bởi vì ta biết chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa, cũng như không nhìn nhận bản án và không chấp hành phán quyết
.”

(Ảnh: ba chiếc tàu Hải giám Trung Quốc cùng uy hiếp tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trước khi đâm chìm tàu này hôm 2/4/2020 – ảnh được ngư dân cung cấp)

Như đã xảy ra ở phán quyết PCA tháng 7-2016. Trong khi Việt Nam có những phương cách khác, không thông qua quá trình pháp lý, để triệt tiêu các yêu sách phi lý của Trung Quốc (ở khu vực Trường Sa).
Dự đoán của tôi, có lẽ Việt Nam đang sử dụng phương thức mà tôi đã từng đề nghị. Đó là cách sử dụng Luật Biển, thể hiện trong nội dung Phán quyết PCA tháng 7 năm 2016, xuyên qua quyết định của Ủy ban ranh giới Thềm lục địa. Việt Nam, Malaysia và Philippines nhờ cơ quan này nhìn nhận hồ sơ hợp pháp về ranh giới thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình.
Điều này có thể đang xảy ra. Việt Nam có thể đang hợp cùng với Philippines và Malaysia, qua các Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình, từ tháng 12 năm 2019.
Điều này thành công thì các yêu sách phi lý của Trung Quốc, như “vùng nước tiếp cận các đảo”, “vùng biển lịch sử” thể hiện qua bản đồ chữ U chín đoạn, vùng phia nam Biển Đông, sẽ bị vô hiệu hóa bởi quyết định của LHQ.
Riêng vùng hải phận phía bắc Biển Đông, thuộc khu vực Hoàng Sa. Có lẽ Việt Nam sẽ phải sử dụng mô hình của Philippines để kiện Trung Quốc
.”
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn kết luận.

Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, Việt Nam lại có đường biên giới hàng nghìn KM chung với nước này, mặc dù cùng ý thức hệ theo Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng điều đó đã không ngăn cản được sự tham lam, bành trướng bá quyền từ phương Bắc.
Sau khi Việt Nam gửi công hàm hôm 30.3.2020 lên LHQ để bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, thì ngay lập tức Bắc Kinh đã xua tàu hải cảnh, lao vào đâm chìm tàu đánh cá bằng gỗ của ngư dân Việt Nam, khi họ đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của mình, đây là thế đòn hiểm, tát thẳng vào mặt nhà cầm quyền ở Hà Nội mà người đứng đầu là Tổng bí thư Chủ tịch nước.
Nếu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục im lặng khi chứng kiến sự mất mát và đau khổ của người dân trước các vi phạm của Trung Quốc, thì ông Nguyễn Phú Trọng cùng Đảng của ông ở Ba Đình không cần tồn tại nữa, hãy trả lại quyền điều hành đất nước cho trên 90 triệu người dân Việt Nam.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

https://youtu.be/zs5MIBiuNvQ
Tàu sân bay Mỹ vào Việt Nam – Trung Quốc ra tay hạ „độc thủ“?