Mỹ mời hợp tác – Việt Nam „thoát Trung“?

https://www.youtube.com/watch?v=aqPcKKrAjD4

Những diễn biến liên tiếp sau vụ 3 tàu Hải cảnh Trung quốc đâm chìm tàu cá ngư dân Việt nam hôm 2/4 cho thấy dường như Hoa kỳ là nước mạnh mẽ nhất bênh vực Việt nam trong khi Việt nam xa dần khỏi vòng tay êm ấm của Trung quốc và có vẻ ngả sang phía Mỹ. Đây là nhận định của giới quan sát đối với những động thái thay đổi trong quan hệ 3 bên Việt-Mỹ-Trung.

Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà nội cho rằng Việt nam nên gắn kết với Mỹ bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của tổng thống Donald Trump, bài viết đăng trên BBC News Tiếng Việt ngày 11/4.

Hôm mùng 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump có chia sẻ trên hai trang mạng xã hội, nội dung cho biết lô hàng 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế đã được đưa tới Mỹ để chống dịch cúm.

Trong đoạn chia sẻ ngắn ông có nhắc đến vai trò hợp tác của những người bạn ở Việt Nam và lời cảm ơn kết thúc ở cuối câu.
Sự việc ngay lập tức được các báo ở Việt Nam đưa tin.
Công chúng quốc tế cũng rất quan tâm, tính tới trưa ngày 11 tháng 4 giờ Việt Nam, thông tin chia sẻ trên Facebook đã nhận được hơn 220 nghìn lượt bày tỏ cảm xúc, hơn 10.700 lượt bình luận, hơn 17.900 lượt chia sẻ.
Bài trên trang Twitter đã nhận được 98 nghìn lượt yêu thích, hơn 20,6 nghìn lượt chia sẻ và gần 9 nghìn bình luận ý kiến.
Để ý nhìn lại thì thấy, trong số mấy đời Tổng thống Mỹ gần đây như Obama, Bush, Clinton, có lẽ không ai nhiều lần nhắc đến tên Việt Nam như Tổng thống Trump.
Ví như Tổng thống Obama, có lẽ trong cả hai nhiệm kỳ Tổng thống 8 năm, ngoài những bài phát biểu chính thức trong một vài dịp ngoại giao hoặc sự kiện có liên quan, thì tên Việt Nam được nhắc đến trong văn bản.
Còn ở góc độ riêng tư cá nhân có lẽ ông Obama khi đương nhiệm không khi nào nhắc đến Việt Nam.
Nhưng đối với Tổng thống Trump, dường như Việt Nam là một địa chỉ dễ nhớ, gần gũi, đáng để quan tâm.
Hồi tháng 5/2019 Tổng thống Trump đã nhắc tới Việt Nam trong một phát biểu về vấn đề thương mại với Trung Quốc.
Ông nói: “Nhiều công ty bị áp thuế nhập khẩu cũng sẽ rời khỏi Trung Quốc để chuyển tới Việt Nam và các nước tương tự ở Châu Á“.

Lời phát biểu có giá trị như một lời quảng cáo cho các doanh nghiệp về những cơ hội kinh doanh thương mại tại Việt Nam.”

Ảnh 1: Dòng trạng thái của Tổng thống Donald Trump cảm ơn chuyến hàng từ Việt nam cả trên Facebook và Twitter đều có hàng trăm ngàn lượt thích, hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình luận trong đó có rất nhiều người Việt nam

Một lần khác cũng năm 2019, ông Trump có nhắc tới Việt Nam nhưng theo một nghĩa tiêu cực khi cáo buộc Việt Nam cũng là nước trục lợi về thương mại với Mỹ.

Tháng 2/2019 toàn thế giới theo dõi diễn biến cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un của Triều Tiên tại Hà Nội.
Việc ông Trump đồng thuận lựa chọn Việt Nam làm nơi gặp gỡ chắc chắn đã đem đến hình ảnh tích cực của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước đó, hồi tháng 11 năm 2017 Tổng thống Trump cũng đến Đà Nẵng dự hội nghị APEC và tranh thủ thăm Việt Nam.
Dường như tên Việt Nam có tác dụng đem lại lợi ích, lợi thế cho Tổng thống Trump, cho nên trong các phát ngôn xử lý công việc ông mới viện dẫn nhắc đến.
Có thể do tính cách khác biệt mạnh mẽ, ông cho rằng có thể đi ngược lại quan điểm chính sách truyền thống của các đời Tổng thống trước đó, ông muốn hóa giải bất đồng với Triều Tiên và kết thân với Việt Nam.
Hoặc do những chính sách chiến lược lớn mà theo đó Việt Nam có vai trò quan trọng, như chính sách Ấn Độ Thái Bình Dương, xoay trục hướng về Châu Á để xử lý các thách thức tại đây, khẳng định lại uy thế của Mỹ ở nơi này.
Đặc biệt là Mỹ đang xử lý vấn đề thương mại với quốc gia láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc.
Tựu chung lại, vì những lý do khác nhau, ông Trump hiện là người đang dành mối quan tâm thân thiện với Việt Nam.
Mặc dù bản thân ông cũng là người dễ gây tranh cãi ở nước Mỹ và nhiều phát biểu của ông ấy cũng bị dư luận phản đối.
Nhưng đối với Việt Nam thì thấy, trước ông Trump chưa Tổng thống nào nhiều lần nhắc đến tên Việt Nam như thế.
Và sau ông ấy, liệu sẽ còn ai khác nhắc đến Việt Nam?
Việt Nam nên làm gì?
Tổng thống Trump có một chính sách lớn là muốn đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Và ở góc độ cá nhân dường như ông ấy lại gắn kết với Việt Nam.
Điều này thành ra rất đáng phải quan tâm đối với các lãnh đạo phía Việt Nam.”
Luật sư Ngô Ngọc Trai nêu nhận định.

Báo chí quốc tế cho hay, chỉ vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phản ứng về hành vi được cho là Trung Quốc gây “quan ngại nghiêm trọng” trên Biển Đông, hôm 09/4/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố chỉ trích hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Ảnh 3: Trang web của Bộ quốc phòng Mỹ lên tiếng quan ngại về thông tin tàu hải cảnh Trung quốc đâm chìm tàu cá Việt nam. Giới chuyên gia nhận định rằng: Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ còn nặng ký hơn của tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, bởi vì hiếm khi Bộ quốc phòng đơn phương lên tiếng về những vụ việc “nhỏ nhặt” kiểu tương tự như vậy

Tuyên bố hôm thứ Năm của Ngũ Giác Đài nói:
Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế“, Bộ Quốc phòng Mỹ lập luận trong tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức.
Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương“.
Bình luận về diễn biến này, hôm 10/4 từ Hà Nội, một nhà quan sát và phân tích an ninh, chính trị khu vực nói với BBC News Tiếng Việt:
Hôm qua, có tuyên bố phản đối của Bộ Quốc phòng Mỹ về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Tôi hiểu rằng tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ còn nặng ký hơn của tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tổng thống Donald Trump đã giao toàn quyền cho Bộ trưởng Mark Esper cư xử ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như Ấn Thái Dương.”
Tin cho hay trong tuần tới theo dự kiến sẽ diễn ra một cuộc họp nhóm bốn quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, được biết đến là Quad, trong đó có thể có những bàn thảo về an ninh khu vực và các trao đổi nhận thức thông tin giữa các bên liên quan.
Nhà nghiên cứu không muốn tiết lộ danh tính, nêu ý kiến từ một viện nghiên cứu chiến lược ở khu vực:
Họ đã quyết định không mời Bắc Kinh dự thính. Bắc Kinh, với đại dịch từ Vũ Hán, dường như đã hình thành xong quan điểm của phương Tây, trước hết là Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản rằng Bắc Kinh là kẻ thù chứ không còn là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” của Mỹ nữa
“Vì thế họ không mời Trung Quốc và Quad đang có giả định rằng Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan và Trường Sa
.”

Vậy Việt Nam cần hành xử như thế nào trong giai đoạn hiện nay?” Luật sư Ngô Ngọc Trai nêu lại vấn đề chính trong quan điểm của mình.

Hiện nay nước Mỹ đang bị tấn công bởi dịch cúm, tính tới sáng ngày 11/4 nước Mỹ có tới hơn nửa triệu người mắc bệnh và gần 18.693 người tử vong.
Để thấy được mức độ nghiêm trọng, có thể so sánh với một trong những trận đánh quân sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nước Mỹ là trận Trân Châu Cảng, nước Mỹ bị mất khoảng 2500 người.
Như thế đến nay dịch cúm đã gây ra tổn thất về người gấp 7,4 lần số thương vong ở trận Trân Châu Cảng và con số còn chưa dừng lại.
Trong khi đó các nước đồng minh của Mỹ thì lại cũng khó giúp gì được khi mà chính họ cũng đang gặp khó.
Còn tại Việt Nam thì tình hình dịch bệnh lại khác.
Theo số liệu của Bộ y tế, tính đến sáng ngày 11/4 Việt Nam có 257 ca nhiễm, có 113 ca đang điều trị, 144 ca khỏi bệnh và chưa có trường hợp tử vong.
Theo đó dịch bệnh ở Việt Nam vẫn đang trong vòng kiểm soát và chưa có thiệt hại về người.
Đây là lúc Việt Nam cần lưu ý đến việc sử dụng nguồn lực của mình để hỗ trợ các nước nhằm xây dựng cho mình Quyền lực mềm.
Nhìn sang Trung Quốc thì thấy, họ cũng đang hành động để tạo dựng quyền lực mềm, Trung Quốc trở thành người hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các nước. Dù xung quanh việc đó còn có nhiều tranh cãi.
Đài Loan cũng đang hành động để tạo dựng quyền lực mềm trước thế giới, họ đã chuẩn bị một ngân khoản 30 tỷ USD sẵn sàng hỗ trợ các nước cùng một câu khẩu hiệu: ‘Đài Loan có thể giúp‘.

Nhìn lại lịch sử thì thấy, có rất ít dịp trong lịch sử để Việt Nam trở thành người giải cứu cho các nước.

Ảnh 5: chiều 7/4/2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng trao số hàng 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất hỗ trợ chống dịch Cúm Vũ Hán tặng Chính phủ các nước Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh

Một lần hiếm hoi là hồi năm 1944, 1945 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm cách cứu các Phi công Đồng Minh bị Nhật bắn rơi ở khu vực miền núi phía Bắc rồi đưa đường chỉ lối cho họ về lại đơn vị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa đã thấy được việc làm của mình sẽ giúp gây dựng mối quan hệ với lãnh đạo phe Đồng Minh và sẽ đưa đến những điều có lợi cho Việt Nam.
Mấy năm gần đây Việt Nam đã gửi các đội nhóm y tế tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan.
Kết quả đã tạo hình ảnh tốt, Việt Nam trở thành một thành viên có trách nhiệm xây dựng đóng góp trong cộng đồng các quốc gia.
Nay dịch cúm này chính là một dịp để Việt Nam nắm bắt cơ hội trở thành người giải cứu.
Lâu nay Việt Nam đã phát triển là nhờ hai điều, người nước ngoài đến đầu tư làm ăn hoặc du lịch ở Việt Nam và người Việt Nam sang nước ngoài để lao động kiếm việc làm gửi tiền về nước.
Vấn đề đặt ra là phải làm sao để khi hết dịch cúm người nước ngoài với sự khuyến khích của chính phủ nước họ sẽ quay trở lại Việt Nam đông hơn.
Và người Việt Nam đi đến các nước sẽ thuận lợi hơn.

Để đạt được mục đích đó, Chính phủ Việt Nam có thể gợi ý với phía Mỹ và Tổng thống Trump rằng Việt Nam sẵn sàng đưa nhân viên y tế người Việt sang hỗ trợ.

Nhân lực có thể cân nhắc điều động đoàn cán bộ y tế vừa trở về từ Nam Sudan từ cuối năm 2019.
Với tính cách, quan điểm và thái độ của Tổng thống Trump đối với Việt Nam, rất có thể ông ấy sẽ nhận lời.
Nếu làm được việc đó thì Việt Nam sẽ đạt được mục đích là gắn kết thêm với nước Mỹ.
Và quan trọng hơn là Việt Nam sẽ có tên trên bản đồ nguồn nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe thế giới.
Đây là mảng nhân lực lao động mà Việt Nam hiện nay mới đang bước đầu gây dựng nhằm cung cấp số lượng hạn chế cho đối tác bước đầu là Nhật Bản.
Một quốc gia khác ở Đông Nam Á là Philippines từ lâu nay đang giữ thị phần rất lớn về nguồn nhân lực nhân viên y tế.
Theo bài ‘Xuất khẩu lao động Philippin: con dao hai lưỡi’ trên báo Tuoitrethudo, cho biết nước này có tới 10 triệu lao động ở nước ngoài.
Bài báo cho biết Philippines cung cấp rất lớn nguồn lao động là các y tá, điều dưỡng và các công việc khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe, làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, doanh nghiệp hay tại nhà riêng ở các nước.
Nay Việt Nam muốn phát triển mảng cung ứng nhân lực trong lĩnh vực này thì dịch cúm chính là một cơ hội.
Ngoài ra Việt Nam cũng cần phát huy thế mạnh xuất khẩu lâu nay là ngành may mặc, cần điều hướng sản xuất gấp số lượng lớn khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế để cung ứng cho các nước.
Bằng cách đó Việt Nam sẽ tăng khả năng đóng góp cho công cuộc giải cứu thế giới khỏi dịch cúm.
Và tăng mối gắn kết với vị Tổng thống của nước Mỹ, ngài Donald Trump.
Cuối cùng, điều quan trong nhất mà trước hay sau Việt Nam cũng phải làm, đó là vứt bỏ hoàn toàn thể chế Chủ nghĩa Cộng sản và chế độ Chủ nghĩa xã hội đầy tham nhũng và đau khổ ở nước này, điều mà người dân Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nước dân chủ, tự do trên thế giới luôn đấu tranh nhằm dẹp bỏ cho nhân loại.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)