“Bỏ đảng” lan rộng – Tổng bí thư vội cho mở Hội triết học

Link Video: https://youtu.be/3WsE_73yUEw

Những ngày qua, truyền thông trong nước rầm rộ đưa tin về Đại hội đại biểu thành lập Hội Triết học được tổ chức hôm 20/09 tại Hà Nội cùng những phát ngôn chỉ đạo Đại hội ‘khó hiểu’ và ‘gây tranh cãi’ của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và cũng đồng thời là người được đào tạo bài bản từ hệ Đại học đến Cao học ngành Triết học Mác – Lênin tại trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Thưởng nhấn mạnh việc thành lập Hội Triết học là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự tập hợp những người làm công tác triết học trong một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, giảng dạy triết học, góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Ông Thưởng phát biểu: “Việt Nam chưa có nền triết học sánh ngang với triết học Hy Lạp – La Mã bề thế, với triết học Ấn Độ sâu sắc, với triết học Trung Hoa thâm thúy, hay với triết học duy lý của Tây Âu nhưng Việt Nam bên cạnh nền văn hóa vật thể ẩn chứa vô vàn những triết lý hành động, còn có nền văn hóa văn – sử – triết bất phân, có sự kết hợp tinh tế giữa các loại hình văn hóa với tư duy tín ngưỡng dân tộc…”

Với tư cách là một người học triết học, ông Võ Văn Thưởng nói Hội Triết học cần đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, nghiên cứu và phát triển Triết học Marx – Lenin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cơ sở lý luận triết học cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ông Thưởng đã giao việc cho Hội Triết học “nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng“; đồng thời “đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước“.

Ông Võ Văn Thưởng còn nhấn mạnh Hội Triết học phải trở thành mái nhà chung của các thế hệ những nhà nghiên cứu, giảng dạy triết học của cả nước; cái nôi vun đắp, bồi dưỡng, để Việt Nam có những triết gia, chuyên gia nghiên cứu triết học tầm cỡ khu vực và thế giới; là nơi tham gia tổ chức các diễn đàn học thuật uy tín về triết học cả trong và ngoài nước.

Ảnh 1: Toàn cảnh Đại hội đại biểu thành lập Hội Triết học diễn ra ngày 20/09, tại Hà Nội

Những phát biểu của ông Thưởng mở ra những cuộc tranh luận bất tận không chỉ trong cộng đồng mạng mà trong cả giới học thuật.

PGS. TS Ngô Huy Cương, giảng viên cao cấp của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội thắc mắc trên facebook cá nhân. Ông viết: “LẠ THẬT!

Trong khi Hiến pháp năm 2013 của nước ta qui định Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, thì ông Võ Văn Thưởng (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương) có một yêu cầu tuyệt vời rằng nước ta phải có nhà triết học lớn, mà đã là nhà triết học lớn thì phải xây dựng được trường phái triết học riêng.

Đây là một tư tưởng lớn nghe khác lạ với sự đóng khung tư tưởng triết học của chúng ta.

Người Nga đã rất quyết liệt phá vỡ cái khung và “đóng hòm” thật sự cho tư tưởng triết học một thời là duy nhất và nền tảng bằng cách qui định trong Hiến pháp rằng ở nước Nga không một học thuyết nào được xem là chính thống.

Ở nước ta hiện nay có khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh có một cách nhìn nhận thế giới và con người khác với Mác – Lênin, theo tôi. Vì vậy Đảng ta đã bổ sung cho chủ nghĩa này?”

Nhiều thế hệ học trò cũng như bạn bè của ông Cương đã bình luận, đồng tình với thắc mắc của tác giả.

Người dùng facebook tên Hà Văn Thùy đã đặt ra một câu hỏi khác là: “Triết gia mới thì tư tưởng phải mới, ở mình tư tưởng khác họ bóp chết tươi rồi lấy đâu ra triết gia đúng không Thầy?”

Tài khoản Quan Nguyen thì lý giải: “Vì ông này (tức ông Thưởng) vốn là dân học triết (ĐHQG TP. HCM) nên “tâm huyết” với ngành triết đó mà thầy! Yêu cầu người khác thực hiện giấc mơ thời trẻ mình không làm được cũng là chuyện phổ biến!! Nhưng ông nào nghe lời, sáng tạo trường phái mới có khi lại nhập kho vì suy thoái, chệch đường lối chính thống.”

Theo thông tin công khai, ông Thưởng tốt nghiệp Cử nhân Triết học Mác – Lênin tại trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, ông tốt nghiệp thạc sĩ triết học cũng tại trường trên với luận văn về đạo đức trong sinh viên học sinh Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh 2: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng xúc động phát biểu tại lễ khai giảng ở trường cũ – Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) sáng ngày 09/09/2019

Nhiều người thì lập luận trên cơ sở nguồn gốc và đặc thù của cái gọi là triết học tại Việt Nam.

Tài khoản Đặng Thúy Loan thì giải thích ngọn ngành như sau: “Cách nghiên cứu, dạy và học triết của VN là không hệ thống từ nguồn gốc, quá trình lịch sử phát triển của khoa học này mà chỉ chọn dạy, học và nghiên cứu những vấn đề gì có lợi cho chế độ thôi, theo kiểu vấn đề nó phải thế nên cần biết thế chứ không phải là tại sao lại thế và từ đâu lại thành như thế nên chỉ cho ra lò sản phẩm đứt gãy, lấy đâu ra triết gia lớn với cả trường phái cơ chứ.”

Tài khoản Vien Pham Tri thì cho rằng: “Các bác ấy bây giờ bị khủng hoảng về triết lý phát triển, về con đường đi. Nhận ra chủ nghĩa Mác – Lê – Mao là bị lỗi nhưng không dám thừa nhận là lỗi nên cứ vòng vèo kiểu “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.”

Facebook có tên Nos Shaihim thì bày tỏ quan điểm rằng: “Triết học của anh Thưởng muốn là triết học gì? Nếu là triết học như từ trước đến nay tuyên giáo vẫn dùng thì DLV là những triết gia tầm cỡ rồi, còn tìm đâu nữa?!”

Hơn nữa, nhiệm vụ mà ông Thưởng đặt lên vai Hội Triết học là “cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước” thì cũng đúng là những nhiệm vụ đã và đang được các DLV đảm nhận.

Tài khoản Facebook Son Dang thì đăng một bài viết riêng để nói về triết học tại Việt Nam. Ông viết: “Xã hội vắng bóng triết gia/a society without a thinker thường rất…khôn:)) Có vay mượn triết học Đức về làm …kim chỉ nam thì bê đúng của 2 anh rậm râu Marx và Engels. Còn thì lơ đẹp chòm tư tưởng rực rỡ của các triết gia vĩ đại khác đã góp phần kiến tạo nên nền dân chủ phương Tây :))”

Ảnh 3: Bản đồ hàng trăm nhà triết học tại Đức trong khi đó chính quyền cộng sản Việt Nam đã chọn lọc và chỉ “trưng dụng” có hai ông là Max và Ăngghen để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ưu việt

Một cụm từ khác cũng gây chú ý không kém trong phát biểu của ông Thưởng đó là “triết học thù địch”.

Đây có thể được coi là một thuật ngữ mới, một sáng tạo mang tính xây dựng của ngài Trưởng ban Tuyên giáo.

Facebooker Amy Truc Tran nhận định: “Đặc tính chung của người cộng sản là nhìn đâu cũng thấy thù địch, ngay cả triết học, giờ cũng gắn mác “triết học thù địch”. Cũng vì cái lý thuyết thù địch này mà chế độ cộng sản đã gây ra biết bao tội ác và thảm họa cho nhân loại.

Dám hỏi ông trưởng ban tuyên láo là ông đang lý luận bác bỏ “triết học thù địch”, hay chính ông đang gây ra sự thù địch để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến?

Thế giới đã quá rõ rằng chủ nghĩa Marx – Le cho đến giờ phút này vẫn đang âm thầm gây hại cho nhân loại, và đang trực tiếp cai trị hết sức tàn bạo ở những quốc gia theo chế độ cộng sản, trong đó có Việt Nam mà ông Võ Văn Thưởng đang là kẻ tiếp tay tuyên truyền cho cái chế độ bạo quyền đó.

Nên nhớ, một chậu nước sạch không thể làm cho giọt nước bẩn sạch được, ngược lại giọt nước bẩn kia sẽ làm cho cả chậu nước sạch thành bẩn. Các ông tạo ra cả một “thế lực thù địch” mà lại xúi người ta “bác bỏ quan điểm triết học thù địch”.

Thói gian manh, xảo trá, lật lọng là những thuộc tính mang thương hiệu cộng sản. Hy vọng người dân Việt Nam cũng như nhân dân toàn thế giới sớm thức tỉnh để loại bỏ cái chủ nghĩa quái thai này khỏi thế giới loài người.”

Sự kiện thành lập Hội Triết học cũng như những phát biểu nặng mùi tuyên giáo cộng sản của ông Thưởng khiến nhiều người nhớ đến cuộc đời đau khổ ai oán của “người duy nhất được coi là nhà triết học” ở Việt Nam là giáo sư Trần Đức Thảo. Ông là một nhà triết học tầm cỡ thế giới mà như ông Vũ Trung Kiên miêu tả rằng mỗi nhà triết học trên thế giới được giành một dòng trong Đại từ điển triết học của thế giới, riêng Giáo sư Trần Đức Thảo được giành hẳn 20 dòng.

Ông Trần Đức Thảo sinh năm 1917 tại Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Năm 1936, ông nhận học bổng của Phủ Toàn quyền Đông Dương sang Paris, Pháp. Năm 1942, ông đậu thủ khoa Thạc sĩ Triết tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942), thành người Việt Nam đầu tiên trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ triết học.

Năm 1952, ông đã đi bằng ngả Đông Âu để về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành giáo sư triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ảnh 4: Triết gia Trần Đức Thảo

Tuy nhiên, “trong Phong trào Nhân văn giai phẩm, người đại trí thức hồn nhiên và ngây thơ ấy đã không vượt qua được bánh xe của vòng quay lịch sử để rồi ông bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, bán dần bán mòn những bộ từ điển; bị hạn chế liên lạc với người khác, bị cô lập trong cuộc sống”.

Trong quyển sách hồi ký nguyên văn bằng tiếng Pháp có tên Hồi ký của một Việt Cộng, luật sư Trương Như Tảng có nhắc tới thạc sĩ Trần Đức Thảo (tr.300): “Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc… Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man.”

Quay trở lại sự ra đời của Hội Triết học, nhiều ý kiến cho rằng cái gọi là Hội Triết học sai ngay từ cái tên.

Ông Trần Hiếu phân tích: “Ở đây có 2 vấn đề:

Đầu tiên, ở VN không có nhà tư tưởng, tức là không có triết gia mà chỉ có những người nghiên cứu và thảo luận về triết học thôi.

Thứ 2 là cái cách đặt tên hội không phản ánh đúng bản chất, định nghĩa của hội. Hội là 1 tập hợp người cơ mà, tại sao gọi là hội triết học? Phải là hội những người học triết chứ, hoặc oai nữa, nho nhe nữa thì phải là hội triết gia VN chứ.

Nó cũng tương tự như mấy ông lập hội những người chơi chó cảnh VN chứ không thể để mấy con chó nó lập hội chó cảnh VN được, sai chủ thể.”

Ảnh 5: Hội thảo khoa học Quốc tế “Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo” được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào ngày 07/05/2013

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng sắp “chầu trời” – Nguyễn Tấn Dũng liền “xuất hiện”

>>> Đồng tâm – tấn thảm kịch bởi cả tin vào Đảng

>>> Tuyên bố của văn phòng Liên minh châu Âu tại Việt Nam về hai bản án tử hình người dân Đồng Tâm

Trọng “hoảng hồn”, đảng “rung động” trước ý kiến bầu cử tự do

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT