Diễn biến mới vụ Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Link Video: https://youtu.be/Q_1WU3TlFq4

Vụ Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đình chỉ chức Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng của TS Lê Vinh Danh đã trở thành mối quan tâm lớn của dư luận với nhiều diễn biến gây sốc.

Tối 23-9, Ts – võ sư Phạm Đình Quý một giảng viên của Đại học Tôn Đức Thắng bất ngờ bị vây bắt như một tội phạm nguy hiểm trong khi đang đi ăn cùng vợ, tin do nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà thuật lại trên Facebook.

Thầy Quý và cả vợ được chở về nhà trọ của một người bạn lục lấy mang đi 01 máy tính. Sau đó thầy được đưa đến Phòng cảnh sát QLHC về TTXH (459 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCM) làm việc và sau đó giải lên Đắk Lắk. Riêng vợ thầy đã được thả ra lúc 4:00 sáng 24/9 và buộc phải ký cam kết là…không được tiết lộ cho người thứ 3 v/v vây bắt này (!)”, gia đình thầy Quý cho biết thêm.

Báo chí chính thống không đưa tin và Công an cũng không hề công bố lý do cụ thể bắt giữ ông Phạm Đình Quý, trong khi đó có tin từ mạng xã hội nói rằng ông Quý bị bắt vì tội “Vu khống, bôi nhọ danh dự người khác”.

Gia đình ông Quý cho rằng hành động của Công an vây bắt giống như một cuộc bắt cóc chứ không phải mời làm việc để phối hợp điều tra. Theo luật hình sự thì việc bắt người vào ban đêm chỉ đối với tội phạm quả tang hay rất nguy hiểm, hơn nữa trước đó không hề có giấy mời hay quyết định tạm giữ… Tóm lại là kiểu hành xử của Công an Đắc lắc, nói một cách dân giã là rất côn đồ hung hãn kiểu như xã hội đen và không giống hành xử theo chuẩn mực Pháp luật.

Cũng theo gia đình ông Quý thì trước đó ông Quý có gửi đơn thư tố cáo ông Bùi Văn Cường, bí thư tỉnh Đắc lắc, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đạo văn Luận án Tiến sỹ, nhưng chưa được Ủy ban kiểm tra trung ương nơi nhận đơn hồi đáp thì nay lại bị bắt cóc một cách kỳ lạ như vậy.

Báo Tuổi trẻ là nơi duy nhất đưa tin rằng ông Phạm Đình Quý được Công an Đắc lắc “mời phối hợp cung cấp thông tin” và khẳng định Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk mời ông Quý lên làm việc, chứ không bắt ông Quý.

Vì việc bắt tạm giam một người phải theo đúng trình tự thủ tục quy định, ở đây chỉ mới mời làm việc thôi”, báo Tuổi trẻ cho biết.

Ảnh 1: tiến sĩ – võ sư Phạm Đình Quý – giảng viên khoa Khoa học thể thao của trường Đại học Tôn Đức Thắng

Lý giải cho diễn biến khó hiểu này, một số người thạo tin cho rằng chính ông Bùi Văn Cường, bí thư tỉnh ủy Đắc lắc đã chỉ đạo Công an Đắc lắc đi bắt người, trước đó Công an Đắc lắc cũng bắt Tiến sỹ Hoàng Minh Tuấn là học trò của ông Phạm Đình Quý, vì hai ông Tuấn và Quý đã công khai tố cáo ông Bùi Văn Cường đạo văn Luận án Tiến sỹ.

Trước đó, tiến sĩ, giảng viên Phạm Đình Quý đã gửi thư tố cáo đến cho báo chí, làm đúng luật với việc công khai danh tính và dẫn giải về việc đạo văn lấy bằng tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường, bí thư tỉnh ủy Đắc lắc. Nội dung nói thẳng là ông Cường “đạo văn vì mục đích không trong sáng”, được tìm thấy vào cuối tháng 8/2020 trên nhiều báo.

Tuy nhiên gần đây, các bài viết trên hàng chục báo đều bị gỡ, bài đăng trên các diễn đàn cũng bí mật tháo xuống.

Bài viết của ông Phạm Đình Quý đã phân tích cặn kẽ với những dẫn chứng cụ thể về Luận án Tiến sỹ đã sao chép 70% nội dung từ những nguồn nào.

Cụ thể như sau: Năm 2016, ông Bùi Văn Cường làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, năm 2018 bảo vệ luận án. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, luận án Tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường có 3 chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình xuất bản trước đó của rất nhiều tác giả.

Hơn nữa, cả luận án Tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường lẫn đề tài nghiên cứu khoa học của thầy hướng dẫn ông mà luận án sao chép khoảng 70% nội dung, đều có trích dẫn “tài liệu tham khảo” là google.com.vn, amazon.com và nhiều website khác, một điều chưa từng có tiền lệ trong nghiên cứu khoa học và làm luận án Tiến sĩ.

Nói tóm lại là bài viết của ông Phạm Đình Quý là nói có sách và mách có chứng về rất nhiều sự gian dối của ông Bùi Văn Cường, mà người đọc có thể kiểm chứng được.

Ảnh 2: bài báo của TS Phạm Đình Quý về vụ đạo văn Luận án Tiến sỹ, trước khi bị gỡ bỏ

Vậy mà ông Cường không thèm phản bác lại hay khởi kiện ông Quý gì cả, tự nhiên lại có chuyện bắt ông Quý đưa về Đắc lắc hỏi tội, đến nay xem như ông Quý đã bị mời từ TpHCM về Đắc lắc gần 3 ngày trời mà không có quyết định tạm giữ hay tạm giam.

 “Cùng với Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải, Bí thư Bùi Văn Cường hỗn danh Cường chạy (chức) đang là ứng cử viên đua vô ghế Bộ trưởng Bộ TT&TT nhiệm kỳ tới.”, Bà Lê Nguyễn Hương Trà cho biết thêm.

Ở một diễn biến khác liên quan đến vụ cách chức ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng thì Facebook nổi tiếng Trương Huy San đưa ra bài bình luận với ngụ ý rằng ông Lê Vinh Danh đã không chịu chuẩn bị cho việc hạ cánh an toàn.

Lẽ ra, một người như ông thì phải hiểu cách vận hành của thế chế. Sự tung hô của mạng xã hội và ngay cả báo chí cũng như con dao hai lưỡi. Và, có thể sinh viên, giảng viên kính trọng và cần ông, nhưng phản ứng tập thể rất có thể đẩy ông vào tình huống bị truất hoàn toàn quyền “an toàn hạ cánh”. Ông Trương Huy San viết theo kiểu khuyên bảo ông Lê Vinh Danh.

Ông Trương Huy San đưa nhiều số liệu rằng nguồn vốn ban đầu và đất đai của Đại học Tôn Đức Thắng là cúa nhà nước và chủ sở hữu Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐ VN, cả tài sản lẫn nhân lực.

Tóm lại ông Lê Vinh Danh “vừa có 10 hecta đất, vừa có hàng trăm tỷ trong tay” và ông Danh đã khai thác tối đa quyền tự chủ mà lãnh đạo Tổng LĐLĐ trao cho ông để xây dựng trường Tôn Đức Thắng đưa ĐH Tôn Đức Thắng lớn mạnh như ngày hôm nay.

Ảnh 3: ông Bùi Văn Cường bí thư tỉnh ủy Đắc lắc, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt nam

Bài viết của ông Trương Huy San thu hút nhiều bình luận trái chiều. Nhiều người đồng ý với bài viết rằng ông Lê Vinh Danh đã thiếu sự khôn ngoan nên mới ngã ngựa.

Ở chiều ngược lại các ý kiến cho rằng việc ông Danh nên quỳ gối đầu hàng với yêu cầu của Tổng LĐLĐ Việt nam và nên biết điều với cấp trên để được yên thân là lối cư xử của kẻ tiểu nhân không thể chấp nhận được.

Facebook Nguyễn Thị Thanh Vân bình luận:

Vậy anh Osin, một “đại nhà báo” có bài viết nào mổ xẻ về những quyết định ngồi xổm trên Pháp luật của Tổng LĐLĐ Việt Nam đối với cá nhân ông Danh và với trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhất là con số 30% phế mà liên đoàn đòi về, để từ đó lấy lại công bằng cho ông Danh như một việc mà là nhà báo tử tế cần làm hay không.

Còn lời khuyên gửi đến ông Danh là hãy biết quì để được hạ cánh an toàn và được vinh danh thì có lẽ anh nên giữ lại sử dụng cho cá nhân mình thì hơn.

Anh đem dạ tiểu nhân đo lòng quân tử, hạng như anh ấy thì lựa chọn như vậy là điều tất nhiên

Bài của Osin còn có mùi đe doạ nữa đấy chứ không đơn giản đâu.”

FB Nguyễn Thị Thanh Vân nhận định.

Osin là biệt danh của Trương Huy San trước đây.

FB Trần Đức Hoàng bình luận rằng:

Anh còn khuyên thầy Danh biết điều à, anh San?!!!

Nhân cách là thứ thầy Danh cần chứ không phải để TLĐLĐ vinh danh hay để “hạ cánh an toàn” hay để “an yên thành công, thành danh” về đích theo “chuẩn” của ngụy thiện tri thức trong thể chế này. Mà cần gì thứ vinh danh ấy? Bị kỷ luật không có nghĩa là mất nhân cách. Nhưng có khi khối vị được vinh danh nhiều thứ này kia nhưng với dân thì nhân cách họ như rác uế, thưa anh!

Anh quen với tư duy của “nhà báo chính trị”, chọn tồn tại để đâu tranh đó là trường hợp của “Osin Huy Đức” và thành thói quen viết lách. Nhưng, trong chuyện này là NHÂN CÁCH, thưa anh!

Anh nói công lao không chỉ có thầy Danh mới tạo nên đại học Tôn Đức Thắng, là đúng nhưng chưa tốt! Nếu không có thầy Danh “leading” thì không có một đại học Tôn Đức Thắng lọt top hơn 700 đại học danh giá toàn cầu; và nó trở thành mô hình chuẩn để nhân rộng. Đó là “giá trị cốt lõi” trở nên thành “giá trị cộng hưởng” được công nhận, tạo tiền lệ cho mai sau, được tạo nên bởi tài năng và tâm đức của thầy Danh.

Ảnh 4: nhà báo Trương Huy San, có bút danh Osin, Huy Đức, người có trên 300 ngàn người theo dõi trên FB và là tác giả cuốn sách Bên Thắng cuộc rất nổi tiếng

Tại sao phải “hạ bệ” và triệt hạ một người như vậy khi mà trong môi trường của thể chế này ai bảo mình không sai ngay cho chính người kết luận, kết tội người khác sai?” FB Trần Đức Hoàng đưa ra nhận định

Lý giải sự thành công của ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG tác giả Thanh Nhã viết trên trang Báo sạch như sau:

Khi Tiến sĩ Lê Vinh Danh đảm nhiệm chức danh hiệu trưởng thì đại học Tôn Đức Thắng chỉ tròm trèm 80 nhân sự với cơ sở khiêm tốn ở đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh.

Mặt khác, nhìn chặng đường Tiến sĩ Lê Vinh Danh đi sẽ thấy rõ tư duy chiến lược trong ngắn hạn nhưng tầm nhìn dài hạn đến 30 năm sau. Đó là ông Danh hướng đến đại học nghiên cứu, đào tạo nhân sự tại chỗ, hợp tác quốc tế…

Nhiều giảng viên ở Tôn Đức Thắng kể lại, rằng họ bị thầy Danh ép đi học thạc sĩ – tiến sĩ ở nước ngoài về phục vụ trường. Có người nghĩ mình không học nổi, thậm chí khóc từ chối, nhưng đến giờ thì tầm nhìn chiến lược đó về nhân sự đã tỏ ra đúng đắn khi đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đi ra nước ngoài rồi trở về làm trụ cột tại đây.

Một trong nhiều lý do có nhân sự giỏi của ông Danh đó là trả lương cao, nhưng “TDTU trả lương gấp đôi trường khác nhưng thời gian làm việc thậm chí đến 12 giờ mỗi ngày bởi sự say mê công việc của mọi người. Theo tôi vậy là đâu có cao”, một giảng viên trong trường nói

Nếu vì thu nhập, sẽ không ai lao mình đến thế. Và nếu chỉ vì thu nhập sẽ khó tạo ra nguồn nhân lực của TDTU đến 1.400 người trình độ chuyên môn cao. Trong đó có đến 200 nhà khoa học nước ngoài là giảng viên cơ hữu của TDTU và 300 chuyên gia làm việc bán thời gian phục vụ công tác giảng dạy!

Ảnh 5: TS Lê Vinh Danh tiếp Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đến thăm trường và tọa đàm với giảng viên, sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng tháng 11 năm 2017. Tiến sỹ Lê Vinh Danh, sinh năm 1963, từng học Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thailand và Tu nghiệp sau tiến sĩ trong Chương trình học giả Fulbright, tại Hoa kỳ

Mỗi năm ông Danh trực tiếp đi nước ngoài xin học bổng và công nghệ. Đầu tiên là các đại học tại Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… rồi đến các quốc gia châu Âu và gần đây nhất là các giáo sư Israel.

Tham vọng 10 năm để có một giải Nobel cho Việt Nam thôi thúc TDTU xây dựng các trung tâm nghiên cứu ung thư, và công viên khoa học…

Ở đại học Tôn Đức Thắng, các hạng mục được đầu tư từ nguồn lực tại chỗ. Đó là lý do các văn bản gửi cầu cứu đến Chính phủ, Tiến sĩ Lê Vinh Danh khẳng định TDTU không chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư công vì toàn bộ cơ sở vật chất là tiền của trường và đi vay.

Có thể thấy các cao ốc kí túc xá sau 10 năm sử dụng vẫn mới đẹp và các hạng mục khác như nhà thi đấu đa năng, thư viện… đều được xây dựng với chi phí thấp mà chất lượng rất cao. Hệ thống sân bãi thi đấu thể thao của TDTU đạt chuẩn thi đấu FiFa, được đầu tư với tất cả vật liệu tốt nhất, nhưng tổng chi phí đầu tư chỉ bằng 1/10 so với một công trình tương tự.

Nguồn thu của TDTU mỗi năm dựa vào tuyển sinh ở khoảng 600 – 700 tỷ đồng/năm từ học phí của sinh viên! Nhưng, hệ thống phòng thí nghiệm ở TDTU được đánh giá hiện đại hơn khoảng 15 năm do với nhiều đại học khác cùng chuyên ngành.

Và cũng từ nguồn thu, mỗi năm TDTU xây được một tòa nhà. Tất cả đều đến từ tầm quản trị chặt chẽ và không để thất thoát lãng phí. Hoàn toàn không có một đồng nào từ ngân sách nhà nước rót vào TDTU.

Không ai có thể phủ nhận được TDTU đang là một hình mẫu thành công trong thí điểm đại học tự chủ.

Tiến sĩ Lê Vinh Danh cần thêm thời gian để hoàn thiện khát vọng cùng Tôn Đức Thắng bước vào những đại học hàng đầu của thế giới.

Họ cần sự tự do để phát triển thay vì can thiệp bằng cơ chế chủ quản thiếu tình người và không phù hợp pháp luật!”

Tác giả THANH NHÃ đưa ra kết luận.

Ảnh 6: cơ sở chính của Đại học Tôn Đức Thắng tại TpHCM

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đại hội 13: Đảng lại cho dân “ăn bánh vẽ”

>>> Hà nội có chủ tịch mới – Đảng cử mà dân không bầu

>>> “Củi lửa” khó lường – Quan chức Đảng “cao chạy xa bay”

1 Tỷ đồng một chữ – Đảng “ăn hại” Nhân dân

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023