Thừa Thứ trưởng Công an – Trung ương đảng loay hoay, lúng túng

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=T8acF8F5uhI

Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ mới đây đã tiết lộ quy mô số lượng ấn tượng của bộ máy hành chính Việt Nam sau nhiều năm hô hào tinh giản biên chế.

Tính đến nay, cả nước có 110 Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó có 4 bộ vượt số lượng cấp phó so với quy định.

Theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ không được quá 5; riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao không quá 6.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an là hai bộ có 9 thứ trưởng, vượt 3 so với quy định.

Bộ Nội vụ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng vượt 1 người so với quy định.

Ngược lại, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Thông tin Truyền thông là hai bộ chỉ có 3 thứ trưởng, ít hơn 2 so với quy định.

Có 7 bộ, cơ quan ngang bộ có 4 thứ trưởng và tương đương, tức ít hơn 1 so với quy định, gồm bộ Xây dựng; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; và Ủy ban Dân tộc.

Có 8 bộ, cơ quan ngang bộ có 5 thứ trưởng và tương đương (bằng số quy định) gồm: Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Công thương; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giao thông Vận tải; Văn phòng Chính phủ; và Thanh tra Chính phủ.

Ảnh 1: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an đối với thiếu tướng Lê Quốc Hùng và thiếu tướng Lê Tấn Tới ngày 29/04/2020

Truyền thông trong nước trích theo báo cáo giải thích số lượng thứ trưởng nhiều hơn ở một số bộ “chủ yếu là do sắp xếp tổ chức bộ máy và yêu cầu của công tác cán bộ, như thực hiện chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo từ địa phương về Trung ương“.

Theo các thống kê chính thức, tháng 08/2011, Việt Nam có 122 thứ trưởng và cấp tương đương, tới tháng 12/2016 con số này là 106 và hiện nay là 110.

Như vậy, việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả được đề ra từ năm 2017 nối tiếp việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 đã không đạt hiệu quả.

Nhân sự kiện tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga thành lập nội các chỉ với 13 bộ trưởng vào tháng trước, người Việt đã thêm một lần nữa có dịp để so sánh bộ máy hành chính của hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam, giữa nền kinh tế thứ ba của thế giới với một quốc gia thuộc tốp kém phát triển nhất thế giới.

Bà Nguyễn Thị Bích Hậu, một tác giả có nhiều sách về giáo dục, đã chia sẻ trên facebook cá nhân bài viết có tựa đề “Rường cột quốc gia”.

Bà viết: “Một nước như nước ta có 22 bộ, tức là có 22 ông bà bộ trưởng quản 90 triệu dân và GDP đầu người là 2.740 USD năm.

Nước Nhật có 13 bộ, nhưng chỉ có 12 ông bà bộ trưởng và họ kiêm nhiệm rất nhiều trong các lĩnh vực. Nhật có 126 triệu dân và GDP đầu người là 41.000 USD năm. Chỉ 1 thủ tướng và 1 phó thủ tướng thì phải kiêm Bộ trưởng Tài chính.

Hiệu quả hay không tự hiểu.

Nhật bầu chủ tịch đảng thì 2 ngày sau là bầu xong thủ tướng và 1 ngày sau là có đủ nội các.

Nội các bắt đầu làm việc vù vù ngày đêm phục vụ dân khỏi cãi bàn lằng nhằng, cũng không thấy tranh ghế chạy chức. Và đừng mơ tham nhũng. “

Ảnh 2: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch chúc mừng ba tân Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vào tháng 07/2020

Bài viết nhận được rất nhiều bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội.

Có nhiều ý kiến bày tỏ sự thất vọng như:

 “Vậy họ mới giàu còn mình thì quan to nhỏ chỉ lo vơ vét của dân và nước.”

“Nước mình quá lạm phát cấp phó. Cấp trưởng làm việc có bộ thì không hiệu quả. Tham luận hội nghị thì toàn lời lẽ nội dung của cơ quan và người giúp viêc. Chỉ được cái miệng cứ điệu đà và dẻo kẹo chứ triển khai thì hiệu quả kém. Nặng về giữ ghế và tư duy nhiệm kỳ. Cấp nào cũng vậy tiến thân leo cao, chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm vẫn còn tồn tại, độc đoán, chuyên quyền, thiếu trách nhiệm, tham ô, tham nhũng như vậy thì hỏi so làm sao được với Nhật bản cơ chứ?”

“Có tài có tâm. Một người quản được nhiều việc nhẹ như lông hồng. Bất tài phải cần nhiều phó để để sai khiến và đổ tội cho dễ. Từ đó tạo ra cảnh tranh chức tranh quyền. Và cuối cùng là rút kinh nghiệm do mô hình tập thể lãnh đạo. Bao nhiêu đổ vào đầu thằng dân. Ai giỏi có tâm có tầm thì bị chúng vào hùa đánh gục…”

Nhiều bình luận thì mỉa mai chính quyền cộng sản Việt Nam như:

Khổ, thiên đường chắc phải khác chứ !!!”

“Họ (tức Nhật Bản) cũng chẳng cần hạt giống đỏ hay hồng phúc dân tộc gì hết.”

“Tập trung quyền lực như Nhật Bản là không được, cần phải chia sẻ quyền lực cho đại diện của dân theo nhiều tầng, nhiều lớp mới đúng với lí luận sáng ngời một bầu trời chứ.”

“Định hướng XHCN nó còn lâu dài, mất nhiều công sức nên cần đông lãnh đạo. Bà con thông cảm !”

Ảnh 3: Nội các mới của Nhật Bản gồm 1 thủ tướng, 1 phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính và 12 ông bà bộ trưởng khác

Từ năm 2015, báo Vietnamnet đã có bài viết mang tựa đề “Nhiều thứ trưởng là đương nhiên” nhằm lý giải thực trạng có quá nhiều cấp phó trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Sau 5 năm, bài viết vẫn còn giữ được tính thời sự.

Tác giả Đinh Duy Hòa đưa ra 3 nguyên nhân của hiện tượng nhiều cấp phó không chỉ ở cơ quan hành chính, mà có cả ở các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan của Quốc hội.

Căn nguyên thứ nhất nằm ở chính vị thế, vai trò của Đảng cầm quyền. Đảng quyết việc bố trí cán bộ lãnh đạo, có nhu cầu là phải quyết. Nói cách khác do Đảng độc quyền lãnh đạo nên cũng toàn quyền đặt ai vào vị trí nào.

Căn nguyên thứ hai liên quan tới cách thức, phương thức làm việc riêng có của các cơ quan trong cả hệ thống hành chính nhà nước tại Việt Nam. Tức là người làm chính việc đó không được ký, chịu trách nhiệm, mà lại trình ông ở đâu đó để ký. Mọi thứ đều phải trình lên cấp trên và người ký tá các loại giấy tờ hành chính thường là cấp trưởng hoặc cấp phó. Công chức bình thường chỉ là nghiên cứu, chuẩn bị văn bản, phó phòng, trưởng phòng, phó vụ trưởng, vụ trưởng… về nguyên tắc cũng chỉ là giúp việc.

Rất nhiều việc, các sở ở địa phương hỏi, đúng lĩnh vực vụ này, vụ kia phụ trách, nhưng vụ chỉ là chuẩn bị cho lãnh đạo bộ ký trả lời. Rất mất thời gian văn bản, giấy tờ đi lại.

Các cơ quan của chúng ta hầu như không có chuyện phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm trong nội bộ một cách rõ ràng. Vì vậy việc phải dồn lên trên ký là tất yếu và đương nhiên phải có nhiều cấp phó.

Trung bình một bộ có hai, ba chục vụ, cục (đấy là chưa nói đến các bộ có tổng cục và tương đương trực thuộc), mỗi thứ trưởng phụ trách vài vụ giúp bộ trưởng, thì nhiều thứ trưởng là đương nhiên. Trung ương đã thế thì địa phương cũng vậy.

Căn nguyên thứ ba cần chỉ rõ là chúng ta đang đảo lộn thứ bậc hành chính và do đó sinh ra nhiều cấp phó. Bộ ở nước ta cũng giống như bộ các nước là có tổng cục và tổ chức tương đương trực thuộc. Cái ta khác người là bố trí một số thứ trưởng kiêm thủ trưởng các tổ chức này. Đây chính là điểm phá vỡ thứ bậc hành chính và dẫn đến cần nhiều thứ trưởng.

Ảnh 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chính phủ Việt Nam được đánh giá là cồng kềnh nhưng không hiệu quả

Tác giả cho rằng đối với 3 nguyên nhân trên thì nguyên nhân thứ hai là khó giải quyết nhất.

Giải pháp khắc phục ở đây chính là đổi mới, cải cách cách thức làm việc của các cơ quan hành chính, mà trọng tâm là phân cấp, giao trách nhiệm, thẩm quyền cho cấp dưới, kể cả công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Như vậy vừa phát huy, nâng cao tính chủ động, chịu trách nhiệm của công chức, vừa không dồn việc không đáng lên cấp trên và do vậy sẽ giảm bớt được cấp phó.

Trong một diễn biến mới nhất, nhân buổi họp báo giới thiệu Đại hội Đại biểu Đảng Bộ Công an T.Ư lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 08/10, trả lời câu hỏi của báo Thanh Niên về việc báo cáo của Chính phủ đánh giá Bộ Công an và Bộ Quốc phòng là các bộ có số lượng cấp phó vượt so với quy định, nguyên nhân vì sao, giải pháp khắc phục, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Công an, cho biết theo quy định quy định, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có 6 thứ trưởng, trong trường hợp đặc biệt sẽ có bổ nhiệm thêm, nhưng phải do Bộ chính trị và T.Ư quyết định.

Đối với Bộ Công an là do bổ nhiệm gối đầu trong kỳ đại hội này. Sau đại hội tới đây, nhiều đồng chí sẽ nghĩ hưu”, thiếu tướng Tô Ân Xô nói, và khẳng định chắc chắn trong nhiệm kỳ mới, số lượng cấp phó của Bộ Công an sẽ không vượt quá quy định của Chính phủ.

Hiện tại, Bộ Công an có 3 thứ trưởng ngoài 60 tuổi là: Thượng tướng Lê Quý Vương (sinh năm 1956), Thượng tướng Bùi Văn Nam (sinh năm 1955), Thượng tướng Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1957).

Ảnh 5: Thiếu tướng Tô Ân Xô trả lời tại cuộc họp báo giới thiệu Đại hội Đại biểu Đảng Bộ Công an T.Ư lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020-2025, hôm 08/10

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Thanh Nghị làm Thứ trưởng – Cú móc “ngược” của Ba X

>>> Mỹ ra quy định cấm đảng viên cộng sản nhập cư, nhập tịch

>>> Hội nghị Trung ương 13: Đảng chỉ lo nhân sự – dân muốn bỏ độc tài

Bắt Phạm Đoan Trang – Bão tố nổi lên giữa Ba Đình 

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023