Tất Thành Cang bị bắt – Hải-Quân-Đua “đang run”

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=3wAtPGEHW4U

Vừa khơi dậy sai phạm công ty Tân Thuận mấy ngày qua thì tiếp theo là ông Nguyễn Phú Trọng cho tóm Tất Thành Cang. Như vậy sau 2 năm bị cách chức, Tất thành Cang cuối cùng cũng được đặt vào đúng vị trí mà ông ta thuộc về, đó là nhà tù. Việc bắt tạm giam ông Tất Thành Cang diễn ra hồi chiều ngày 16/12, do Công an TP HCM thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của ông Cang, cựu phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015- 2020.

Ông Tất Thành Cang bị cáo buộc hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Nguyên nhân dẫn đến việc bắt ông Tất Thành Cang được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an TP HCM cho biết là ông liên quan đến việc Công ty Tân Thuận – IPC, 100% vốn của UBND TP HCM bán chỉ định cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim gây thiệt hại 153 tỷ đồng.

Tất Thành Cang tại cơ quan điều tra

Trước mắt vụ bắt bớ này chỉ liên quan quan đến công ty Tân Thuận, tuy nhiên đây là sai phạm nhỏ, sai phạm lớn hơn là Thủ Thiêm với hợp đồng 12 ngàn tỷ cho 12 km đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trước Tất Thành Cang có Đinh La Thăng , người bị phanh phui nhiều vụ án liên quan sau khi bị bắt và hiện nay ông Thăng đã ra tòa đến lần thứ tư rồi. Đây là một trường hợp làm cho những cựu quan chức Sài Gòn phải e ngại.

Tất Thành Cang bị đảng bộ thành phố quay lưng

Cách đây 2 năm ông Tất Thành Cang bị Trung ương cắt hết mọi chức vụ, nhưng Thành Ủy TP. HCM không cách chức tư cách thảnh ủy viên của ông này và nhờ đó Tất Thành Cang ung dung cho đến bây giờ. Bây giờ thì khác hoàn toàn, ngay chiều ngày 16/12, Hội đồng nhân dân thành phố đã hoàn tất thủ tục tạm đình chỉ tư cách đại biểu hội đồng nhân dân của ông Cang theo Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trước đó, tại kỳ họp 23 hội đồng nhân dân TP HCM khóa IX diễn ra từ ngày 7 đến 9/12, ông Cang vẫn tham dự.

Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam ít nhất 18 người, trong đó có Tề Trí Dũng – cựu Tổng giám đốc IPC; Trần Công Thiện – cựu Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận – thuộc Thành uỷ TP HCM, Hồ Thị Thanh Phúc – Tổng giám đốc Sadeco; Lê Hoàng Minh -Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty IPC; Phạm Văn Thông – cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy; Huỳnh Phước Long – cựu chuyên viên Văn phòng Thành ủy, nguyên thành viên HĐQT Công ty Sadeco – công ty con của IPC. Tuy nhiên ai cũng biết, những người kia là làm theo sự chỉ đạo của Tất Thành Cang, nhân vật được xã hội quan tâm nhất trong vụ án này là Tất Thành Cang chứ không ai khác.

Nguyễn Văn Nên mới về Sài Gòn đã muốn chơi lớn

Lần này cơ quan cảnh sát điều tra thụ lí vụ án là là công an TP.HCM chứ không phải là của Bộ Công An. Điều đó cho thấy, người trực tiếp chỉ đạo phá án không ai khác chính là Nguyễn Văn Nên, một bí thư thành ủy người Tây Ninh mới về sài Gòn nhậm chức. Không biết ông Nên mang trách nhiệm gì của ông Trọng giao cho mà thấy ông ta mới chân ướt chân ráo đến thành phố là đã mạnh tay với thế lực cũ.

Bộ tam còn lại, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua đang run

Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Nguyễn Văn Nên cho bắt Tất Thành Cang vì sai phạm nhỏ nhưng sai phạm động trời của ông ta ở Thủ Thiêm lại không hề đụng đến? Có lẽ ông Trọng muốn mượn tay Nguyễn Văn Nen bẻ từng chiếc đũa một trong nhóm Hải – Quân – Đua – Cang. Trước mắt không thể động trực tiếp vào Thủ Thiêm vì 3 người này sẽ liên minh liên thủ chống đỡ tới cùng. Nếu bắt Tất Thành Cang vị sai phạm thủ Thiêm thì 3 người kia khó mà ngồi yên để cho bắt, vì vậy mà Nguyễn Văn Nên chọn cách bắt Tất Thành Cang vì sai phạm ở Tân Thuận.

Khi Tất Thành Cang bị bắt, chắc chắn 3 người kia cũng đang run vì không biết khi nào đến lượt mình. Tuy nhiên thời gian bắt Cang rất cận với đại hội 13 nên khó mà kịp mở rộng sai phạm sang Thủ Thiêm. Bây giờ Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua chỉ cầu mong rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ hưu sau đại hội thì 3 ông này sẽ có khả năng thoát.

Bắt Tất Thành Cang, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP. HCM nói rằng Cang đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Thực chất sai phạm này đã đủ điều kiện để bắt nhưng thời Nguyễn Thiện Nhân, ông này chỉ có bao che cho Tất Thành Cang chứ không ra tay quyết liệt. Bây giờ mới kết luận Tất Thành Cang đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm e là quá muộn. Ông Cang sai phạm vì đã chấp thuận chủ trương để Văn phòng Thành ủy TP HCM được biểu quyết chấp thuận phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại Sadeco, gây thiệt hại tiền của nhà nước.

Sadeco là công ty con của Công ty Tân Thuận IPC (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) với vốn điều lệ là 170 tỷ đồng. Trong đó, vốn của cổ đông là cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ 62,8%. Cụ thể, IPC chiếm tỷ lệ 44%, Văn phòng Thành ủy TP HCM 2,6%, TACONVES 14,1%…

Người tiếp theo sẽ là ai?

Ông Tất Thành Cang sinh năm 1971, quê Long An, là Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI (dự khuyết), khoá XII. Từ năm 2004 đến năm 2009, ông là Bí thư Thành Đoàn TP HCM và giữ vị trí Bí thư kiêm Chủ tịch UBND quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012. Từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2014, ông Cang làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, sau đó là Phó chủ tịch UBND thành phố. Ông giữ chức Phó bí thư Thành uỷ TP HCM từ năm 2016 đến tháng 12/2018.

Sai phạm nào của Tất Thành Cang liên quan đến Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua?

Hiện nay Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, và Nguyễn Văn Đua sợ nhất là vụ án xây dựng 11,9 km đường giá 12.200 tỷ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi Nguyễn Văn Đua bị bắt thì sai phạm này khó mà bị ém. Vậy nên con đường dẫn đến nhà Hải – Quân – Đua chưa bao giờ gần như bây giờ.

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương năm 2018, ngày 1/12/2014, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM ký kết hợp đồng BT xây 4 tuyến đường ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tuy nhiên, trước đó một năm, tháng 11/2013, Đại Quang Minh đã ký tắt hợp đồng BT với TP.HCM và dự án này đã được khởi công từ đầu năm 2014 (nhằm kịp tiến độ hoàn thành vào năm 2017).

Bản hợp đồng tắt này được ông Tất Thành Cang (Giám đốc Sở GTVT khi đó) đại diện UBND thành phố ký kết và đóng dấu “mật“. Lúc đó Lê Thanh Hải là bí thư thành ủy còn Lê Hoàng Quân chính là chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố.

4 tuyến đường tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng chiều dài 11,9 km. Các tuyến đường này đặt ký hiệu R1 (đại lộ Vòng Cung), R2 (đường ven hồ trung tâm), R3 (đường ven sông Sài Gòn), R4 (đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư). Dự án còn bao gồm 10 cầu với tổng chiều dài khoảng 1,8 km.

Tổng số vốn đầu tư cho 4 tuyến đường dài 11,9 km, rộng 11,6-55 m, là hơn 12.200 tỷ đồng (tính cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay).

Để thanh toán hợp đồng 12.200 tỷ đồng này, TP.HCM trả cho Đại Quang Minh 79 ha đất tại trung tâm Thủ Thiêm để xây dựng khu đô thị và khu dân cư theo phương thức “đổi đất lấy hạ tầng” (thanh toán hợp đồng BT – Xây dựng, chuyển giao).

Liệu những con đường ngàn tỷ ở Thủ Thiêm có dẫn cơ quan điều tra đến nhà Hải, Quân và Đua không?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định việc ông Cang đại diện TP.HCM ký hợp đồng làm dự án với Đại Quang Minh là không đúng thẩm quyền vì theo Nghị định 108/2009, TP chỉ được phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.

Với sai phạm lớn như vậy, liệu rằng Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang có lần đến được nhà các bố già kia hay không, hãy chờ xem?

Tội của Tất Thành Cang đang chất thành đống ở trung ương

Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hồi tháng 11/2018, ông Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, quy trình xử lý công việc; vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ Thành phố. Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng.

Ông Cang cũng được xác định đã có sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) bán 320.000 m2 đất ở Phước Kiểng (Nhà Bè) rẻ hơn giá thị trường không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định.

Ngày 26/12/2018, Hội nghị Trung ương 9 khóa XII thông qua việc kỷ luật ông Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015-2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.Sau khi bị cách chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy, ông Tất Thành Cang được phân công qua Ban định hướng nội dung nghiên cứu lịch sử thành phố.

Bao giờ ông Trọng cho tóm Lê Thanh Hải

Trung ương đã kết tội Tất Tành Cang, việc cang bị bắt lại là bởi cơ quan công an thành phố, vậy thì rõ ràng tội của Cang đối với Trung ương vẫn còn treo đó chứ chưa xử. Khi Cang bị bắt vào trong bốn bức tường nhà giam thì khi đó cơ quan điều tra của Bộ Công An đến công an thành phố tham gia điều tra Cang thì chắc chắn sẽ có nhiều bí mật khác bị bóc tách. Lúc đó Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua khó thoát. Vụ án này không nhỏ, nếu moi ra hết thì có thể nói đóa là đại án lớn nhất từ trước tới nay. Hãy chờ xem.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đinh La Thăng hầu tòa, báo chí réo tiếp Nguyễn Văn Thể

>>> Làm sao trong sạch khi thu nhập thấp?!

>>> Đâm sau lưng và “Tình người cộng sản” – thẩm phán bắt tay tướng Chung

Chống lại Trọng – Đinh La Thăng thẳng thừng bác cáo trạng

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT