Bị Trọng gạt khỏi Đại hội – Tướng “Anh hùng” Nguyễn Đức Chung cay đắng

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=XV8Ex-xPcHI

Các ủy viên Ban chấp hành trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam hôm thứ Năm đã biểu quyết giới thiệu nhân sự cấp cao tham gia Bộ Chính trị và Ban bí thư của đảng này, trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương 14 khóa 12 đang diễn ra ở Hà Nội, theo truyền thông nhà nước.

Cùng lúc, Tướng Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội bị khai trừ khỏi đảng, vẫn theo báo chí chính thống Việt Nam.

Báo mạng VietnamNet thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đưa tin về cuộc biểu quyết tại Hội nghị này cho hay:

Ngày 17/12 , Ban Chấp hành Trung ương họp về công tác cán bộ trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương lần thứ mười bốn. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị chủ trì, điều hành chương trình Hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII.

Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII. Dự kiến, Hội nghị Trung ương 14 sẽ bế mạc vào ngày mai, 18/12.”

Báo mạng VnExpress thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng ngày, cho biết thêm:

Vào đầu nhiệm kỳ, Bộ Chính trị khóa XII gồm 19 Ủy viên, đến nay còn 17 Ủy viên, bởi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời (tháng 9/2018); ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 5/2017). Trong số 17 Uỷ viên Bộ Chính trị hiện nay, riêng ông Đinh Thế Huynh đã thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư, nghỉ chữa bệnh (từ tháng 3/2018).

“Ban bí thư Trung ương Đảng hiện có 14 ủy viên, trong đó 7 thành viên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; 7 thành viên còn lại là Bí thư Trung ương Đảng.”

Ảnh: Hội nghị TW 14 khóa 12 đang diễn ra ở Hà Nội dự kiến họp từ ngày 14-12 đến 18-12. Ảnh: báo chính phủ

Vẫn theo VietnamNet, tại Hội nghị Trung ương 14, ngoài việc bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 13, Ban Chấp hành Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam còn xem xét, quyết định thi hành kỷ luật cán bộ.

Cụ thể, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng được Bộ Chính trị uỷ quyền đọc Tờ trình của Bộ Chính trị đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Đức Chung, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015 – 2020, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021,” VietnamNet tường thuật.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.

Trước đó, tại kỳ họp 50, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.”

Ảnh: ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch Tp Hà nội

Hôm thứ Năm, 17/12, được hỏi về các diễn biến trên tại Hội nghị Trung ương đang diễn ra của đảng CSVN, một nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận với BBC:

Đến nay chưa thấy đảng công bố gì cụ thể chính thức, hãy chờ đến ngày bế mạc hội nghị, tuy nhiên Hội nghị này chủ yếu bàn về nhân sự mà là các ứng cử viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư cho khóa 13.

Còn việc bàn về một số vị trí về tứ trụ hay không, thì đến nay vẫn chưa biết cụ thể chính thức, cũng có thể đến ngày cuối của Hội nghị người ta sẽ bàn, còn nếu không đủ thời gian bàn thì người ta sẽ có hội nghị Trung ương 15.

Hội nghị đó nếu có sẽ xảy ra ngay trước Đại hội 13 và đại hội khả năng lớn sẽ diễn ra vào cuối tháng 01/2021, tức là vào khoảng ngày 25-28/01.”

Trên mạng xã hội và trong công luận dường như đang xuất hiện một số thông tin cần kiểm chứng thêm dưới dạng các “danh sách” nhân sự được cho là được cơ cấu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới của ĐCSVN, kể cả có một số thông tin “đề cập” việc biểu quyết và “kết quả” biểu quyết nhân sự này trong khuôn khổ hội nghị.

Khi được hỏi liệu trên thực tế đã có các thông tin nào hay cơ sở thông tin nào manh nha cho thấy rõ thêm về việc giới thiệu, bức tranh quy hoạch nhân sự cấp cao ở các cơ cấu quyền lực cao cấp và quan trọng đó hay chưa tới thời điểm hiện nay, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đáp:

Người ta không thông báo cụ thể, nhưng bắt đầu vào Hội nghị Trung ương, cũng có một vài bài báo của báo chí chính thống có phân tích, người ta đếm xem trong Bộ Chính trị khóa 13 nếu ứng cử thì khả năng sẽ có những ai ứng cử, và khả năng những ai quá 65 tuổi thì nghỉ.

Và người ta sẽ có đề cử để lập một danh sách những ai sẽ là ứng cử mới, có nghĩa là tới đây sẽ là lần đầu tiên thành ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời người ta cũng có danh sách những ai lần đầu tiên sẽ ứng cử vào Ban Bí thư.

Như thế người ta đã có nói sơ bộ như thế, với những người hiện nay đang ở trong Bộ Chính trị mà dưới 65 tuổi, chưa đủ 65 tuổi, thì về mặt nguyên tắc, người ta phải đưa vào hết.

Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự Hội nghị. – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Và những người mà nằm trong Ban Bí thư thì thường cũng có thể trở thành những ứng cử viên để vào Bộ Chính trị của khóa 13.

Cụ thể hơn, nếu đọc kỹ sẽ thấy thôi và tôi nhắc lại là có lẽ phải chờ đến ngày bế mạc Hội nghị Trung ương 14 thì sẽ có thêm các thông tin chính thức hơn từ đảng Cộng sản giúp hình dung rõ hơn một bước nữa tình hình.

Còn về sự việc liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, thì vụ xử ông Chung cựu chủ tịch Hà Nội là họ làm nhanh. Ông Chung thành phạm nhân rồi, thì họ thấy tiện để làm các vụ khác mà ông ấy dính líu mấy năm qua, như vụ Nhật Cường v.v…,” nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas – Singapore) bình luận với BBC trên quan điểm riêng hôm thứ Năm.

Nguyễn Phú Trọng hay không Nguyễn Phú Trọng? là tựa đề bài bình luận của tác giả Jackhammer Nguyễn đăng trên Báo Tiếng Dân với nội dung như sau:

Ngày 16/12/2020, trong bài viết “Hé lộ danh sách ứng viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XIII”, trên trang Tiếng Dân, tác giả Phạm Vũ Hiệp tiết lộ danh sách các ứng viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) gồm 24 người, không có tên ông Nguyễn Phú Trọng.

Hầu như cùng lúc, giới thạo tin trên mạng đồn rằng, chức danh tổng bí thư đảng đang có cơ hội chia đều cho ba người, ông Trần Quốc Vượng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, và ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ngày 14/12/2020, khi báo chí nhà nước loan tin về Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 14 tổ chức, chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng lần thứ 13, cũng đưa lên trang nhất ảnh ông Nguyễn Phú Trọng cùng ba vị kể trên.

Các thông tin này trái ngược với đồn đoán rằng, ông Trọng sẽ ở lại lãnh đạo thêm một thời gian nữa. Ông Trọng hiện nắm hai chức, tổng bí thư đảng và chủ tịch nước.

Ảnh: Chân dung các ứng cử viên Bộ chính trị

Một viên chức nhà nước Việt Nam nói với tôi khả năng đó, vì cho rằng ông Trần Quốc Vượng, người được đồn đoán nhiều nhất rằng sẽ thay ông Trọng, không đủ bản lĩnh để lãnh đạo đảng.

Một nhà báo của tờ Tuổi Trẻ viết trên trang The Diplomat bằng tiếng Anh ngày 10/12/2020, cũng đề cập đến khả năng ông Trọng tiếp tục làm việc sau Đại hội 13 vào tháng Giêng năm nay.

Ông Lê Hồng Hiệp, một người làm việc nghiên cứu về Việt Nam ở Singapore và có vẻ có nhiều nguồn tin nội bộ từ Việt Nam, nói với BBC Việt ngữ về khả năng ông Trọng sẽ được xem xét một cách đặc biệt để ở lại, tiếp tục nắm chức chủ tịch nước.

Ông Nguyễn Phú Trọng năm nay 76 tuổi, bắt đầu nắm chức vụ cao nhất của Đảng từ năm 2011. Ông thuộc thế hệ các lãnh đạo trưởng thành trong chiến tranh Việt Nam, nhưng lại không tham chiến. Có nhiều người không ưa ông, đặt hỗn danh cho ông, nhưng nếu ta nhìn lại thì vai trò của ông Trọng rất lớn trong suốt 10 năm qua, và có thể là ông đã bắt đầu những vận động ngầm trước đó.

Nếu ông Lê Duẩn là người đóng dấu ấn Việt Nam Cộng sản trong những năm cuối chiến tranh lạnh, ông Võ Văn Kiệt (ông này không phải tổng bí thư) đưa Việt Nam trở lại với tình trạng bình thường hơn, thì ông Nguyễn Phú Trọng là người lèo lái ĐCSVN qua một giai đoạn phức tạp của nó, với thành phần cốt cán đa dạng hơn, với ý thức hệ cộng sản đã nhạt nhòa trong nhiều đảng viên. Các đảng viên thời ông Trọng không còn dùng ý thức hệ để tranh đoạt quyền lực, mà là các dự án đầu tư, và… đô la!

Khác với hai ông Lê Duẩn với vốn liếng chính trị là chiến tranh Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt là cú đột phá kinh tế, ông Nguyễn Phú Trọng phải từng bước gây dựng phe phái và sự ủng hộ của ông một cách tiệm tiến, vượt qua mặt những đối thủ sừng sỏ như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang…

Ông Trọng có hai chủ bài để lên đến đỉnh cao quyền lực. Lá bài thứ nhất là ông đóng vai Mr Clean(nghĩa tiếng Việt là Quý ông Sạch sẽ), ít nhất tới giờ này chưa thấy cáo buộc kèm bằng chứng khả tín, nói rằng ông Trọng tham nhũng.

Lá bài thứ hai là những bài độc diễn về chủ nghĩa cộng sản của ông, giống như ông kẹ hù dọa những cán bộ nhũng lạm thời nay, ù ù cạc cạc về các thứ chủ nghĩa.

Với hai lá bài đó, cộng với sự khéo léo am tường cách dịch chuyển quyền lực giữa các viên chức trung ương và địa phương, đưa ông đến đỉnh cao quyền lực, điều khiến rất nhiều người, sau 10 năm cầm quyền của ông, vẫn còn ngạc nhiên.

Ảnh: Chân dung 6 ứng viên Ban Bí thư. Từ trái qua, từ trên xuống: Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Minh Hưng, Lê Hồng Quang, Nguyễn Hồng Lĩnh, Nguyễn Hồng Diên, Trần Quốc Cường

Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, đảng CSVN thanh trừng phe phái bằng chiến dịch chống tham nhũng, mà nhiều người tung hô, ca tụng ông, gọi ông là “người đốt lò vĩ đại” của Đảng.

Nhiều người phê bình rằng, công cuộc “đốt lò vĩ đại này” của Đảng chỉ là cái cớ để ông Trọng diệt các đối thủ chính trị, rõ ràng nhất trong cuộc đấu của ông với ông Nguyễn Tấn Dũng, đầy hỉ nộ ái ố. Điều này là chắc chắn với chế độ đảng trị độc tôn và sự bí ẩn không bao giờ minh bạch của chính trị cộng sản.

Mặt khác cũng phải nói rằng, công cuộc đốt lò của ông Trọng giúp làm dân chúng hài lòng, xả xú báp bực tức của họ đối với bộ máy quan lieu, nhũng lạm. Có thể nói rằng ông Trọng thành công trong việc cứu đảng của ông ấy.

Thế nhưng, việc ở lại nắm quyền khi đã quá tuổi của ông Trọng trong nhiệm kỳ hiện tại, cũng như việc ông nắm luôn chức chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, chứng tỏ rằng ĐCSVN lâm vào sự khủng hoảng lãnh đạo, hay nói đúng hơn là thiếu những người có thể dung hòa các phe phái như ông Trọng đang làm. Mô hình gom hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước chưa được quyết định rõ ràng, việc kiêm nhiệm của ông Trọng chỉ là một giải pháp tình thế, vì hiện không có ai cả.

Ông Trọng đã rất tích cực đưa những người mà theo ông là sạch sẽ, thăng tiến trong Đảng, với hình ảnh tiêu biểu nhất là ông nắm tay ông Trần Quốc Vượng, dung dăng dung dẻ trước bàn dân thiên hạ.

Một loạt lãnh đạo cốt cán chỉ chuyên đảng cũng được vào Bộ Chính trị trong thời gian ông Trọng cầm quyền, như các ông Trần Cẩm Tú, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng,…

Nhưng trường hợp ông Trần Quốc Vượng cho thấy, các cán bộ chuyên đảng cũng rất khó lòng đương đầu, quản lý các tay sừng sỏ nắm nguồn lực kinh tế quốc gia, các địa phương rất đa dạng, cân bằng các vùng miền khác nhau…

Như vậy ông Trọng đã cứu được đảng của ông, nhưng sự tồn tại của đảng lại có vẻ như đang gắn liền với sự tồn tại của chính bản thân ông Trọng.”

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Chống lại N.P. Trọng – Đinh La Thăng thẳng thừng bác bỏ cáo trạng

>>> Làm sao trong sạch khi thu nhập thấp?!

>>> Tất Thành Cang bị bắt – Hải-Quân-Đua “đang run”

Quy chế bầu cử: phải công khai, minh bạch và trả lại quyền cho dân!

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023