Nguyên nhân nào dẫn đến việc ông Trọng cho giải tán đại hội sớm?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=B1-BKWADVzI

Về danh nghĩa thì đại hội XIII là ngày hội của ĐCS được 1587 đại biểu tụ về bầu 200 ủy viên trung ương, sau đó 200 ủy viên trung ương sẽ bỏ phiếu bầu bộ chính trị và ban bí thư trung ương và cuối cùng là sửa điều lệ đảng. Theo lịch mà đại hội diễn ra trong 9 ngày, kết thúc vào ngày 2/2. Thế nhưng khi vừa bầu xong Bộ Chính Trị và Ban bí thư thì ông Trọng cho giải tán sớm một ngày và bỏ qua chương trình sửa đổi điều lệ đảng.

Thực ra đại hội XIII là bữa tiệc trao chức tước cho những thành viên mà đã được đảng tổ chức họp bàn từ hội nghị trung ương 8 khóa XII diễn ra vào ngày 2/20/2018 cho đến kết thúc hội nghị trung ương 15 khóa XII diễn ra vào ngày 17/1 vừa qua. Như vậy là lá phiếu của 1.587 đại biểu bầu 200 ủy viên trung ương chỉ là hình thức, và cả lá phiếu của 200 ủy viên trung ương bầu Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư trung ương đảng cũng là hình thức. Dù biết là hình thức nhưng đảng vẫn cho tổ chức rầm rộ, vì nếu không có bầu cử là không có dân chủ.

ĐCS thường hay nói về từ “tập trung dân chủ” làm người dân cứ tưởng rằng, tập trung dân chủ là đảng tập trung về thủ đô để bầu cử dân chủ nhưng không phải vậy. Tất cả những tổ chức bầu bán trong đại hội không hề dân chủ, vì kết quả bầu cử ấy nó không thể hiện tính chất kịch tính và bất ngờ như bầu cử ở Mỹ hay ở những nước dân chủ khác. Kết quả bầu cử cũng được quy hoạch sao cho đúng với danh sách ứng viên mà đảng đã chỉ định từ những kỳ hội nghị trung ương trước.

Thực chất của việc tập trung dân chủ là hình thức mà bỏ phiếu làm sao kết quả phải đúng với chủ trương từ bên trên. Như vậy tập trung dân chủ là thực hiện theo chỉ đạo từ cấp trên, dù đó là bầu cử hay việc thực hiện các nhiệm vụ khác trong đảng thì vẫn theo nguyên tắc như vậy. “Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ” là từ mà ĐCS thường dùng để kỷ luật về mặt đảng đối với những đảng viên làm lãnh đạo. Thực chất nó là hình thức làm sai chủ trương của đảng.

Quan cảnh ngày bế mạc đại hội

Nguyên nhân nào dẫn đến việc giải tán đại hội?

Thủ đoạn chính trị là hình thức dùng nguyên nhân khác quan để giải thích cho một ẩn ý sâu xa của lãnh đạo. Ông Nguyễn Phú Trọng đã lên đến đỉnh cao quyền lực thì ông không thể không dùng thủ đoạn chính trị để thực hiện ý đồ đó.

Thực chất của việc ông Trọng muốn kết thúc sớm đại hội là ông muốn loại bỏ công việc sửa đổi điều lệ đảng. Điều này đã được báo chí đăng tin, và nguyên nhân của nó thì ít ai để ý.

Được biết, điều lệ đảng hiện tại quy định những rào cản về tuổi tác, về sức khỏe, về giới hạn nhiệm kỳ của các ứng viên trung ương, ứng viên bộ chính trị và ứng viên cho 4 vị trí tứ trụ. Tất cả những giới hạn đó đã bị ông Nguyễn Phú Trọng vượt qua 2 lần bằng cái gọi là “suất đặc biệt”. Tuy nhiên điều ông Trọng muốn là những điều kiện mang tính xé rào đó chỉ mình ông hưởng chứ không ai được hưởng cả. Và nếu đưa những quy định xé rào đó được đưa vào điều lệ đảng thì ông không còn đặc biệt nữa và sẽ có vô số những người già quá tuổi, kém sức khỏe hoặc quá nhiệm kỳ ngồi lại ghế quyền lực.

Theo báo chí nhà nước CS thì Đại Hội XIII của đảng CSVN sẽ rút ngắn chương trình họp một ngày, bế mạc vào ngày 1 Tháng Hai thay vì ngày 2 Tháng Hai như dự kiến. Điều đặc biệt là các tờ báo đưa tin này nhưng không cho biết lý do. Tuy nhiên có ý kiến lại cho rằng có lẽ đảng CSVN chịu áp lực chỉ trích của công luận về việc nhóm họp dài ngày, trong lúc tình hình dịch COVID-19 đang nguy cấp.

Tính đến sáng 30 Tháng Giêng, Việt Nam ghi nhận thêm 34 ca COVID-19 lây trong cộng đồng, và tại Sài Gòn đã có một ca được xác định liên quan bệnh nhân 1.612 ở tỉnh Hải Dương.

Đáng lưu ý, trước khi báo nhà nước chính thức xác nhận Đại Hội XIII kết thúc sớm, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc và người phó, ông Vũ Đức Đam, gây tranh cãi khi mạnh miệng tuyên bố trên báo đảng: “Chúng tôi hứa là 10 ngày dập dịch, chiều 29 Tháng Giêng còn tám ngày, vẫn khẳng định vậy.”

Báo chí nhà nước CS dẫn lời ông Vũ Đức Đam: “Làm sao đến ngày tiễn ông Công, ông Táo [ tức 23 Tháng Chạp] thì cơ bản việc dập dịch gần ổn. Số ca bệnh có thể tăng thêm nhưng thủ tướng và người dân yên tâm là chúng ta đang kiểm soát tốt”. Không biết lời trána an này là thật hay chỉ là nói cho an tâm. Nhưng theo các nhà phân tích đánh giá là dịch diễn biến phức tạp nên họ lý giả đại hội giải tán vì Covid-19.

Điều nào trong điều lệ đảng mà ông Trọng không muốn sửa?

Theo thông tin rộng rãi trên báo chí nhà nước CS thì Nghị quyết đại hội được 100% các đại biểu tán thành tại phiên bế mạc, nêu rõ không ‘sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành’, giao Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII chỉ đạo, nghiên cứu, tiếp thu để điều chỉnh thông qua các qui định hướng dẫn của Trung ương.

Khoản 1 Điều 17 trong Điều lệ Đảng hiện nay qui định rõ ‘đồng chí tổng bí thư giữ chức tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp’; thế nhưng tại đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng được cho là ‘trường hợp đặc biệt’ và tiếp tục làm tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3.

Một trường hợp đặc biệt khác tại kỳ đại hội đảng 13 là đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông này đã quá tuổi 65 để được tái cử vào Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt nam. Tuy vậy cả hai ông Trọng và Phúc đều lọt vào danh sách 18 người thuộc Bộ Chính Trị mới.

Ông Nguyễn Phú Trọng vào trưa 1-2-2021 có cuộc họp báo sau đại hội đảng 13. Ông phát biểu tỏ vẻ miễn cưỡng khi được bầu giữ chức Tổng bí thư đảng CSVN nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, tương tự phát biểu khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2.

Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng để làm việc. Giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng cao, tôi cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu thì vẫn phải làm.

ĐCS không tuyên bố lý do bế mạc sớm là họ để xã hội tự suy đoán. Mà suy đoán càng nhiều lí do khác nhau thì cuối cùng chẳng ai có thể biết được ý định thật của đảng là gì. Có lẽ là ĐCS kết thúc sớm vì ông Nguyễn Phú Trọng không muốn sửa đổi điều lệ đảng để ưu ái cho bất kỳ ai nữa nhưng nó lại được che đậy dưới nguyên nhân là dịch Covid-19 tấn công.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã không tuân thủ cuốn Điều Lệ Đảng này

Nguyễn Phú Trọng lại đóng kịch

Để được ngồi lại nhiệm kỳ 3 của chức tổng bí thư thì ai cũng biết ông Trọng đã chuẩn bị rất kỹ từ 5 năm trước để có được suất đặt biệt hôm nay, nhưng khi phát biểu thì ông lại tỏ vẻ như cực chẳng đã ông mới nở lại nhiệm kỳ 3 vậy. Đây là một thái độ giả dối trước toàn dân rất rõ ràng. Tuy nhiên ĐCS luôn xem họ là bậc phụ mẫu thiên hạ chứ không phải người phục vụ cho dân cho nước nên họ không ngần ngại thể hiện tính cách xem thường dân trong những phát biểu như thế.

Trong họp báo sau đại hội, ông Trọng nói rằng “Vì nhiệm vụ đảng viên phải chấp hành, nên tôi sẽ cố gắng hết sức, nhưng làm được hay không tập thể phải thống nhất, đoàn kết trên dưới một lòng. Một cá nhân vai trò cũng quan trọng nhưng cũng chỉ là một cá nhân“.

Ông Trọng năm nay 77 tuổi, đổ bệnh sau chuyến thăm Kiên Giang hồi tháng 4/2019. Những lần xuất hiện sau đó cho thấy ông đi lại khó khăn, run rẩy và phải có người dìu đi.

Ông Nguyễn Phú Trọng quyết ở lại nhiệm kỳ 3, trong mắt người dân Việt Nam thì ông là người tham quyền cố vị, tạo ra tiền lệ xấy cho các đời lãnh đạo đời sau noi theo. Chính ông Trọng đã đạp lên bản điều lệ đảng thì làm sao ông ta lãnh đạo đất nước cho có kỹ cương được? Rất khó.

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu say sưa trước báo giới như là diễn viên kịch lên sân khấu

Nguyễn Phú Trọng vẫn là một con người tham nhũng đáng sợ nhất chứ không phải trong sạch gì.

Thực chất cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nham nhũng tiền bạc hay tài sản nhà nước của ông Trọng. Chính vì đặc điểm này mà ông Trọng được nhiều người cho là trong sạch. Tuy nhiên nói ông Trọng không tham nhũng là không đúng. Tuy không có bằng chứng về tham nhũng tiền bạc nhưng bằng chứng về tham nhũng quyền lực thì rất nghiêm trọng. Ông đã giữ đến 2 chiếc ghế quyền lực nhất cùng một lúc đó là ghế tổng bí thư và ghế chủ tịch nước. Và việc ông vi phạm điều lệ đảng để ngồi lại ghế tổng bí thư ở nhiệm kỳ 3 cũng là một bằng chứng nữa về tham nhũng quyền lực. Và tất yếu tham nhũng quyền lực sẽ dẫn đến việc lộng quyền.

Nguyễn Phú Trọng tham quyền cố vị bám víu quyền lực, mà một khi việc bám víu vào quyền lực trái với luật, trái với điều lệ đảng thì tất nhiên ông phải tiếp tục xé rào trong thời gian cầm quyền để dập tắt mọi thứ bất lợi đối với ông. Điều đó dẫn tới càng về sau ông Trọng càng dùng nhiều hình thức đàn áp bắt bớ hơn nữa, đó là điều đáng ngại.

Có thể nói hành động tham nhũng quyền lực của ông cũng gây cho nhiều Ủy viên trung ương và Đại biểu Đại hội rất bất bình. Tuy nhiên vì quyền lực của ông quá lớn nên họ sợ ông. Và ở chiều ngược lại ông Trọng cũng lo sợ sự chống đối này của cấp dưới, nên ông Trọng sẽ cho nhiều cán bộ vây cánh – nhất là trong Ban Tuyên giáo Trung ương – làm cò mồi, kẻ tung người hứng, ca tụng Nguyễn Phú Trọng không khác gì thánh sống và đồng thời tố nhiều đối thủ chính trị để bắt bỏ tù dập tắt phản đối. Đó là viễn cảnh Việt Nam trong những ngày sắp tới. Kẻ tham nhũng quyền lực còn đáng sợ hơn tham nhũng tiền bạc nhiều lần.

Nguyễn Phú Trọng, kẻ tham nhũng quyền lực mạnh nhất hiện nay

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đảng bấn loạn với 3 thách thức: Phản động, Biển Đông và tự diễn biến

>>> Bầu Bộ Chính Trị: Có thể một đồng hương của ông Võ Văn Kiệt sẽ thay Trần Quốc Vượng!

>>> Bám ghế nhiệm kỳ 3 – Tập Cận Bình “khen nóng” Nguyễn Phúc Trọng

Tập Cận Bình chúc mừng Nguyễn Phú Trọng đắc cử nhiệm kỳ 3


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT