Vì sao Mai Tiến Dũng “choảng” Vũ Đức Đam?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=KSnR9feV7FY

Mai Tiến Dũng hiện nay là bộ trưởng, nghĩa là về mặt nhà nước ông vẫn còn đang dưới quyền thủ tướng và các phó thủ tướng. Như vậy hiện ông bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng đang là người dưới quyền phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Điều đáng nói là đại hội 13 vừa qua, ông Mai Tiến Dũng đã bị đánh bật ra khỏi danh sách 200 ủy viên trung ương đảng, điều đó cũng có nghĩa là nhiệm kỳ cuối cùng của ông Mai Tiến Dũng chỉ được tính bằng tháng.

Có thể nói Mai Tiến Dũng vì không còn kỳ vọng gì nữa nên có thể ông ta ăn nói không kiên nể ai. Đợi sau bầu cửa quốc hội khóa XV và sau đó là nhóm họp đầu tiên của quốc hội khóa XV bầu thủ tướng và chuẩn thuận nội các mới thì khi đó ông Mai Tiến Dũng chính thức nói lời chia tay với Chính phủ.

Việt nam có một thứ văn hóa không giống ai, đó là thứ văn hóa hoàn hôn nhiệm kỳ. Vì vậy mà mới xuất hiện tình trạng ông trước phát biểu ông sau phá. Khi họ không còn tiếp tục với quyền lực thì họ thường làm việc không có trách nhiệm và thiếu cả nhiệt tình. Đó là một tiền lệ xấu, một nét văn hóa khá thấp trong cách ứng xử giữa các quan chức với nhau. Khi họ không còn ràng buộc quyền lợi với nhau thì họ không còn nể mặt nhau nữa.

Hôm ngày 3/2, nhiều báo nhà nước tại Việt Nam đồng loạt xóa lời của ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, phủ nhận phát ngôn của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam về chống dịch COVID-19.

Điều đáng nói là người chịu trách nhiệm cho công việc chống dịch là ông Vũ Đức Đam chứ không phải ông Mai Tiến Dũng. Trước đó, ngày 28/1, trong lúc các tỉnh thành mỗi ngày phát hiện thêm hàng chục ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong tư cách là trưởng Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng, Chống Dịch COVID-19, đã mạnh miệng cam kết “dập dịch trong 10 ngày,” “cố gắng từng giờ từng phút, làm sao khoanh gọn, phấn đấu đến Tết ông Công, ông Táo [23 Tháng Chạp] là đã tương đối.”

Điều đáng nói là ông Mai Tiến Dũng lên tiếng nắn gân ông Vũ Đức Đam khi mà thời gian 10 ngày mới đi được có một nửa.

Ông Mai Tiếng Dũng mạnh miệng hơn khi vào Bộ Chính Trị

Chưa rời nhiệm sở đã vội chối bỏ trách nhiệm

Ông Vũ Đức Đam được chính phủ phân công rưởng Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng, Chống Dịch COVID-19 thì việc gì ông Đam làm đều hiểu là chính phủ làm. Tuy nhiên vì chủ quan như những lần dịch bệnh trước đó ông Đam đã tuyên bố một câu rất mạnh miệng rằng “dập dịch trong 10 ngày” điều đáng nói là khi thời gian đã 5 ngày nhưng dịch lại phát tán ra nhiều địa phương hơn nữa. Điều đó có nguy cơ chính phủ bị dân chửi, và tất nhiên người bị phê phán là ông Vũ Đức Đam.

Ở các nước tiến bộ, ai phát biểu sai thì xin lỗi thôi, thậm chí người được chính phủ phân công mà có lỗi thì chính phủ cũng phải xin lỗi. Xin lỗi là một hành động rất văn minh, không phải là điều gì đáng xấu hổ cả. Tuy nhiên hành động của ông Mai Tiến Dũng phát biểu dìm ông Đam và chối bỏ trách nhiệm của chính phủ thì điều đó cho thấy, Mai Tiến Dũng là con người không biết chịu trách nhiệm.

Ngày 3/2, ông Mai Tiến Dũng đã nói rằng: “Chính phủ không công bố thông tin 10 ngày dập được dịch, đây là ý kiến cá nhân thành viên Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng, Chống Dịch COVID-19. Ai công bố thì trách nhiệm của người đó, không phải danh nghĩa chính phủ.”

Ông Mai Tiến Dũng nói tiếp: “Tất cả phải cùng làm thì mới kiểm soát được tình hình chứ không ai làm một mình được cả.

Hành động này được hiểu là do công luận chỉ trích ông Dũng dám phủ nhận Phó Thủ Tướng Đam “phát ngôn không phải với danh nghĩa chính phủ.”

Nếu ông Vũ Đức Đam thực sự quyết tâm sau 10 ngày sẽ không còn ca mới nhiễm nào được phát hiện trong cộng đồng, thì có thể đó là một mục tiêu quá cao. Trên thực tế, ông Đam cũng không có trọn quyền vì trên ông Đam còn có ông Nguyễn Xuân Phúc. Mà nếu nói người đủ tư cách phát biểu câu nói như ông Mai Tiến Dũng thì người đó chính là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Vũ Đức Đam, người mạnh miệng tuyên bố 10 ngày dập hết dịch

Mai Tiến Dũng, cái miệng chuyên gây họa

Nhắc đến Mai Tiến Dũng người dân Việt Nam không thể nào quên lời phát biểu của ông được báo VTC News đăng tải hồi Tháng Năm, 2017 khi ông ta phát biểu về căng thẳng vụ Đồng Tâm – Mỹ Đức Hà Nội. Ông nói như sau: “Tinh thần của chúng ta là hết sức minh bạch, hết sức công khai, và sòng phẳng. Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”

Một câu nói thể hiện ý thức pháp luật rất kém. Có lẽ nó đã trở thành vết nhơ không thể nào rửa được nữa vì mỗi khi có một giới chức CSVN lên tiếng “xin lỗi” về các vụ sai phạm mà không hề bị bắt giam hay phạt tù, trong lúc người dân nếu vi phạm pháp luật thì bị nhà cầm quyền CSVN xử thẳng tay thì dân sẽ nhắc lại nó như là sự phân biệt đối xử của nhà quyền giữa quan chức và thường dân. Ông Mai Tiến Dũng được cho là người có những lời ăn tiếng nói không được khôn ngoan nên thường gây ra nhiều bất bình trong xã hội.

Trước hành động phát biểu được cho là dìm hàng ông Vũ Đức Đam, thì ông Mai Tiến Dũng trấn an báo chí rằng, thành viên Chính phủ không phải ủy viên Trung ương khóa mới, nhưng vẫn là bộ trưởng, sẽ làm hết trách nhiệm, không có “chợ chiều, rã đám“.

Tuy nói vậy nhưng cả cuộc đời phấn đấu vì sự nghiệp nhưng tới đại hội 13 thì sự nghiệp bị đứt gánh thì ông thể không đắng cay được. Tuy nhiên tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/2, trả lời báo chí về các bước chuẩn bị kiện toàn nhân sự khóa mới, ông Mai Tiến Dũng cũng tỏ vẻ vui vẻ và đánh giá, Đại hội XIII của Đảng đã thành công “hết sức tốt đẹp“, bầu được Ban Chấp hành khóa mới có 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết. Không biết ông Dũng phát biểu từ “tốt đẹp” trong khi ông bị rớt khỏi danh sách 200 ủy viên trung ương ông có cam lòng hay không.

Trong cuộc họp báo ấy ông Dũng nói tiếp “Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành khóa mới đã bầu 18 ủy viên Bộ Chính trị, 5 ủy viên Ban Bí thư, phân công một số ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư. “Việc kiện toàn các cơ quan Quốc hội, Chính phủ là việc tiếp theo. Còn thời điểm nào, lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ bàn theo quy trình nhân sự“.

Mai Tiến Dũng bị cho là người không biết ăn nói

Ông Mai Tiến Dũng không giấu được cảm xúc thua cuộc

Theo ông Mai Tiến Dũng, thời gian nhiệm kỳ không còn nhiều, nhưng “tinh thần là không có chợ chiều, không có rã đám. Làm ngày nào thì làm đến nơi, nghỉ ngày nào nghỉ rõ ràng, không có chuyện lợi dụng xế chiều, bóng mái“.

Các thành viên Chính phủ mặc dù không phải là ủy viên Trung ương vẫn là bộ trưởng, với trách nhiệm của mình phải làm hết sức với vai trò bộ trưởng chứ không phải muốn làm gì thì làm.”

Ở đây ông Dũng không phải tự tung tự tác muốn làm gì thì làm mà ông chỉ là chối bỏ trách nhiệm của chính phủ và đẩy trách nhiệm đó cho một mình ông Vũ Đức Đam chịu. Tuy ông  Dũng cũng nói rằng “tinh thần rất cao, đã được tín nhiệm thì không thể có tư tưởng này khác“. Nhưng thực sự ông đã thể hiện cách làm không được hợp tác với những thành viên khác của chính phủ. Mà không hợp tác thì làm sao gọi là tinh thần có trách nhiệm cao được? Dù ông có nói như thế nào, ông cũng không thể giấu được cặp mắt của toàn dân.

Chiều 30/1, Đại hội XIII bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới gồm 200 người, trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Số ủy viên Trung ương khóa XII trúng cử Trung ương khóa XIII là 119 trong đó không có Mai Tiến Dũng.

Từ nhiều tháng qua, ông Đam được báo đảng và mạng xã hội ca ngợi như người chỉ đạo chống dịch Covid-19. Thậm chí, mạng xã hội lan truyền một số bài thơ, bài nhạc ca ngợi vị phó thủ tướng như là “anh hùng chống dịch”. Ngược lại ông Mai Tiến Dũng cớ phát biểu làm cho người dân không chửi cũng đã là may mắn rồi. Có lẽ vì hình ảnh của 2 ông trước công chúng trái ngược như vậy nen mới có chuyện ông sau choảng ông trước như vậy.

Mai Tiến Dũng là kẻ thất bại trong đại hội 13

Trâu cột ghét trâu ăn?

Việc ông Dũng và ông Đam “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là điều dễ hiểu. Trong danh sách 200 ủy viên trung ương không có tên ông Mai Tiến Dũng thì điều đó cũng có nghĩa là ông Mai Tiến Dũng sẽ mất chức bộ trưởng văn phòng chính phủ và chính thức về vườn trong vài tháng nữa. Trong khi đó ông Vũ Đức Đam thì rõ ràng cũng không thành công trong việc có tên trong Bộ Chính Trị nhưng ông vẫn còn tên trong 200 ủy viên trung ương. Nghĩa là Vũ Đức Đam vẫn sẽ còn làm việc trong bộ máy nhà nước thêm ít nhất 5 năm nữa. Như vậy thì có thể thấy rõ ông Mai Tiến Dũng được ví như “trâu cột” và Vũ Đức Đam được ví như “trâu ăn”. Mà trong dân gian có câu, “trâu cột ghét trâu ăn” thì cũng khá tương đồng với trường hợp này.

Theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng thì ông Tô Lâm và ông Nguyễn Xuân Phúc không ưa ông Vũ Đức Đam. Tuy nhiên qua việc phát biểu của ông Mai Tiến Dũng thì cho thấy chính ông Dũng cũng không ưa ông Đam.

Có thể nói, sau khi chính phủ đưa ông Đam về nắm Bộ Y Tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến thì danh tiến của ông Đam có thể nói rất nổi qua kết quả dập dịch. Mà trong ĐCS ai giỏi quá thì không được những người khác thích thú gì. Và việc ông Vũ Đức Đam bị chặn không cho vào Ủy Viên Bộ Chính Trị cũng có một phần vì lí do đó.

Việc khẳng định hoặc ấn định ngày là biện pháp tinh thần, đặt mục tiêu, lấy quyết tâm trong lúc mọi người hoang mang vì dịch bùng phát bất ngờ, đại hội đảng đang họp, tết Nguyên đán cận kề là một áp lực rất lớn đè xuống đầu chính phủ.

Nếu lỡ 10 ngày chống được thì tên tuổi Vũ Đức Đam trên mây, mà nếu không chống được thì sợ dân lôi chính phủ ra chửi. Đường nào Vũ Đức Đam cũng có cửa huề cửa thắng, thế là ông Mai Tiếng Dũng lên tiếng. Một sự lên tiếng không được đẹp.

Uy tín ông Vũ Đức Đam trước dân không ngừng được củng cố

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng nhiệm kỳ 3 – Việt Nam sẽ đi về đâu?

>>> Trọng trúng „số đỏ“ Tập thời vui ra

>>> Covid lan ra 10 tỉnh thành – quan chức Chính phủ mải cãi nhau

Nguyễn Phú Trọng có phạm tội ‘không tố giác tội phạm’ khi cho người hối lộ ra về?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023