Việt Nam: Cuộc chiến quyền lực trong đảng – phái nữ bất ngờ bị bỏ rơi

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=bxQT_lxc_Fs

Ngoài sự thiếu vắng gương mặt đại diện phía Nam trong Tứ trụ, Đại hội 13 còn mang đến một điều bất thường khác – đó là việc nhân sự là nữ giới không chỉ không góp mặt trong Tứ trụ mà cũng giảm đáng kể trong cơ cấu quyền lực của Đảng.

Nhà quan sát Trịnh Hữu Long đã tổng hợp các số liệu cụ thể từ các kỳ đại hội để đi đến nhận định tại Đại hội 13 nữ giới gần như không có chỗ đứng trong chính trường Việt Nam.

Chỉ có 9,5% tổng số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản là nữ, tương đương 19 trong tổng số 200 người. Trong đó, 18 người là ủy viên chính thức, 1 người là ủy viên dự khuyết.

Chỉ có 1/18 ủy viên Bộ Chính trị – cơ quan được cho là quyền lực nhất của Đảng Cộng sản – là nữ (bà Trương Thị Mai). Bà Mai hiện là Trưởng ban Dân vận Trung ương, một cơ quan không mấy quan trọng của đảng, và bà cũng không được kỳ vọng sẽ nắm giữ vị trí quan trọng gì trong 5 năm tới.

Chỉ có 1/5 tức 20% ủy viên mới của Ban Bí thư – cơ quan giúp việc cho Bộ Chính trị – là nữ (bà Bùi Thị Minh Hoài). Bộ Chính trị sẽ cử thêm thành viên của mình vào cơ quan này, và nếu có thêm thì cũng chỉ thêm một người, là bà Trương Thị Mai.

Như vậy, so với khóa XII, số nữ ủy viên trung ương giảm một người, số nữ ủy viên Bộ Chính trị giảm hai người.

Trong số các nữ ủy viên khóa XIII, không có ai sẽ nắm giữ các vị trí trọng yếu trong đảng hay chính phủ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội khóa XII). “Tứ trụ” khóa này lại toàn nam như cũ.

Việc nữ giới chỉ chiếm chưa đến 10% trong Ban Chấp hành Trung ương có thể coi như phản ánh địa vị thực tế của họ trên chính trường Việt Nam.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa 13 ra mắt Đại hội

Nhà hoạt động xã hội đã giải thích lý do tại sao tỷ lệ nữ tham chính ở nước ta lại thấp tới mức thảm hại như vậy trên cở sở định kiến xã hội.

Ông phân tích: Định kiến giới được cho là một rào cản chính. Nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Oxfam cho biết, cả nữ và nam ở Việt Nam đều ưa thích lãnh đạo là nam giới hơn. Nam giới được cho là phù hợp hơn với vai trò lãnh đạo, những phẩm chất nam tính cũng được cho là những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt.

Bất chấp mọi lời lẽ tốt đẹp và lý tưởng công bằng, bình đẳng giới do Đảng Cộng sản Việt Nam cổ xúy, bất chấp bề mặt có vẻ như khá sáng sủa về tỷ lệ tham chính của nữ giới, Việt Nam, trên thực tế, vẫn đang do nam giới thống trị gần như tuyệt đối về mặt chính trị.

Nhà quan sát Nguyễn Hùng cũng có cùng quan điểm trên khi nhận định:

Trong cái gọi là tứ trụ lại toàn các ông, trong khi một nửa dân số Việt Nam là nữ giới.

Đáng buồn hơn số nữ giới trong Bộ Chính trị giờ chỉ còn một, so với ba của nhiệm kỳ trước. Người duy nhất đó là bà Trương Thị Mai, sinh năm 1958, Trưởng Ban dân vận trung ương. Tất cả 53 dân tộc thiểu số Việt Nam, vốn chiếm 15% dân số, cũng không có đại diện trong Bộ Chính trị.

Như vậy, có thể nói nhóm chưa tới 20 đàn ông người Kinh, đa số đã già, sẽ quyết mọi thứ trong một quốc gia mà dân số còn rất trẻ. Nếu ở Việt Nam có một đảng đối lập, chẳng hạn Đảng 54 Dân tộc, mà có cơ cấu lãnh đạo cao cấp như của Đảng Cộng sản hiện nay thì báo Đảng Cộng sản sẽ tấn công họ “chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc” và “trọng nam khinh nữ”.

Nhưng khi chính Đảng Cộng sản làm vậy, ai mà nói ngược có khi sẽ lại bị kết tội chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Không có đảng đối lập và thiếu tự do ngôn luận nó khổ thế đấy.

Mới hồi tháng 10/2020, chính báo Nhân Dân của Đảng chạy tít “Việt Nam đứng thứ 87/153 quốc gia về bình đẳng giới”. Bài viết nói một mạng lưới đại diện nữ giới ở Việt Nam đã phát động chiến dịch “Sự nghiệp không phân biệt giới” để “thay đổi mạnh mẽ nhận thức và cách nhìn nhận về bình đẳng giới của các chủ doanh nghiệp cũng như của cộng đồng nhằm mang lại một môi trường làm việc hạnh phúc”.

Xem ra chiến dịch Sự nghiệp không phân biệt giới không có tác động gì tới ông chủ tịch nước, kiêm trưởng đảng và nhiều chính trị gia già nua khác. Hay là họ hành động theo câu nói xuất hiện đâu đó trên cõi mạng: Chỉ có đàn ông mới mang lại hạnh phúc cho nhau.

Ảnh: Bà Trương Thị Mai là đại diện nữ duy nhất trong 18 Ủy viên Bộ Chính trị khóa mới

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam khi đưa ra bình luận với BBC về nhân sự tại kỳ đại hội quan trọng nhất của Đảng đã đặt ra câu hỏi: Tại sao Tứ trụ ‘du di’ cho nam giới mà ‘bỏ qua’ nữ giới?

Ông nói:

Hai trường hợp được xếp vào trường hợp đặc biệt để tiếp tục ở lại sau Đại hội 13 trong ‘Tứ trụ’ chỉ xét tới nam giới, mà trong đó có một phụ nữ lại từ Nam bộ không được cứu xét để lưu lại làm tiếp, thì theo tôi đánh giá cũng là một điều lạ.

Tôi muốn nói tới trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội. Tôi xin nói là tôi đã có khoảng bốn nhiệm kỳ phục vụ ở Quốc hội Việt Nam, hai nhiệm kỳ đầy đủ và hai nhiệm kỳ bán nhiệm, cứ gọi là bốn nhiệm kỳ đi, thì tôi cho rằng một người phụ nữ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, có năng lực, sắc sảo, điều hành Quốc hội vững vàng, là một người không phải riêng chuyện giới tính nam hay nữ giới đâu, đó là sự thể hiện và khẳng định của trí tuệ, của năng lực và cả bản lãnh nữa.

Tôi nghe có người nói lại là người ta đã tìm cách bày đặt ra những tiêu chuẩn nọ, tiêu chuẩn kia, rồi chuyện nọ, chuyện kia, rồi thủ thuật bầu bán, để tìm cách loại đi, gạt đi, thì với bà Kim Ngân, chuyện xảy ra như thế cũng là một câu chuyện không hay đối với một phụ nữ lãnh đạo năng lực như thế.

Dần dần thì sẽ soi tỏ câu chuyện bên trong, nhưng ngay lúc này nhìn từ bên ngoài, tôi cho rằng trong những lãnh đạo của Việt Nam hiện nay mà biểu hiện được năng lực, bản lãnh điều hành, thì cá nhân tôi và cũng có nhiều người đồng tình với tôi là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên quán tỉnh Bến Tre, là một nhân vật rất là sắc sảo, rất là tốt, mà nếu ở lại làm việc thêm thì cũng rất là tốt.

Nhưng mà không biết lý do gì họ đã loại bà ấy, trong mười trường hợp đặc biệt, mà lại không có bà ấy, và theo tôi bà ấy xứng đáng là một trường hợp đặc biệt nếu những người tổ chức Đại hội 13 cơ cấu nhân sự với đa trường hợp đặc biệt như vậy, và với bà Kim Ngân thì bà ấy phải nói là trường hợp ‘rất đặc biệt’.

Tại sao tôi nói như thế? Là bởi vì lâu lắm mới có được một người phụ nữ như thế, trước đây, về phương diện phụ nữ làm lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đã có bà Nguyễn Thị Bình, trong đối ngoại, bà cũng đã tỏ ra rất sắc sảo, tài năng và ai cũng thấy rõ.

Sau này, cũng có một số cán bộ lãnh đạo là phụ nữ nữa, nhưng để mà toàn diện như bà Kim Ngân, thì tôi thấy đó là người phụ nữ đầu tiên, mà có thể trong mấy chục năm, thậm chí hàng trăm năm, hay là ít nhất từ năm 1975 đến giờ – khi mà mà có Quốc hội trên đất nước thống nhất mà đi vào khởi động dân chủ.

Tôi nghĩ rằng đó là một trường hợp phụ nữ lãnh đạo mà rất đáng được ghi vào lịch sử và nên phải được tiếp tục sử dụng để tận dụng được sự đóng góp, cũng như năng lực, tài năng của bà ấy, chứ tại sao chỉ du di, ngoại lệ cho nam giới trong tứ trụ, mà phụ nữ như thế thì lại bị loại?”

Ảnh: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp sáng 22/07/2016 của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam

Tuy nhiên, nữ chính khách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam giữ các chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam lại không gây được thiện cảm với dư luận thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nổi tiếng là sở hữu nhiều bộ áo dài sặc sỡ, thêu rồng phượng, đính vàng tuyệt đẹp. Người ta nói rằng mỗi bộ như vậy có giá từ $3.000 – $5.000, trong khi mức lương của bà Ngân chỉ khoảng 17 triệu đồng.

Nhà thiết kế áo dài Võ Việt Chung từng tiết lộ là đã may cho bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khoảng 300 bộ áo dài từ năm 2016 cho đến 2018. Mỗi bộ áo dài của bà Kim Ngân sẽ tốn từ vài chục hay đến trăm triệu, và với 300 bộ của Võ Việt Chung thì ngân sách phải chi không thể dưới 30 tỷ đồng.

Vì thế mà ngay khi Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã kêu gọi toàn dân “tương thân tương ái”, chung tay ngăn ngừa dịch bệnh hôm 23/03/2020 tại phiên họp của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội nghe báo cáo về công tác phòng chống dịch COVID-19 đã có luồng ý kiến đề nghị bán đấu giá số áo dài còn dư của bà Ngân để lấy tiền chống dịch vì dân chúng quyên góp sẽ chẳng thấm vào đâu so với số tiền Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân dùng để may áo dài.

Trong khi đó, trên thế giới không thiếu những nữ chính khách tài năng mà lại rất giản dị.

Cách Việt Nam không xa là đảo quốc Đài Loan, đất nước nhỏ bé, dân số ít, luôn bị Trung Quốc kìm kẹp và đe dọa tấn công, nhưng lại có mức GDP cao top đầu thế giới, và một nữ lãnh đạo Thái Văn Anh vô cùng giản dị và bản lĩnh.

Chỗ ở là một căn hộ chung cư tại Đài Bắc, tự lái xe đi làm, không cần vệ sĩ, ăn mặc như dân thường; chỉ khi tiếp khách hoặc công cán nước ngoài bà mới khoác bộ vét tối màu, không đẹp nhưng nhã nhặn lịch lãm.

Bà được người dân trong nước kính trọng, bạn bè quốc tế nể phục về sự lãnh đạo tài tình và quả cảm.

Facebooker Nguyễn Đức Hiền bình luận người ăn mặc diêm dúa nhưng không làm được trò trống gì thì trông rất kệch cỡm. Mà quả đúng thế, cái ấn tượng nhất ở dân chúng là các kiểu áo dài của bà ta mà thôi (những 300 bộ).

Quốc hội trong thời gian bà ta nắm quyền đã làm những việc gì: Không dám ra nghị quyết về Biển Đông dù HD981 đang ở ngoài khơi, bắt Luật sư phải tố cáo thân chủ, ra luật An Ninh Mạng, suýt nữa thì ra luật Đặc khu, cố tình trì hoãn ra luật Biểu tình, không công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2,.. Nói tóm lại mang tiếng “đại diện cho dân” nhưng toàn làm những việc hại dân !

Áo quần là lượt để che đi sự khiếm khuyết về tâm hồn, nhân cách, trí tuệ.

Mặc dù một người dân bình thường đều nhận thấy việc nữ giới không có chỗ đứng trong chính trường Việt Nam nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam rất biết xây dựng hình ảnh trước cộng đồng quốc tế trong vấn đề bình đẳng giới.

Tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội Việt Nam trong hơn 10 năm qua thường loanh quanh con số 25% đến xấp xỉ 27%.

Ở Đông Nam Á vào năm 2018, Việt Nam nằm trong nhóm ba nước có tỷ lệ nữ đại biểu cao nhất, cùng với Lào (28%) và Philippines (28%).

Trên thế giới, tỷ lệ nữ đại biểu của Việt Nam hơn cả… Mỹ (23%), Cộng hòa Séc (23%), Hàn Quốc (19%), Hungary (12%), Nhật (10%), và xấp xỉ tỷ lệ bình quân thế giới (25%).

Tuy nhiên, Quốc hội ở Việt Nam chỉ là cơ quan bù nhìn, không có thực quyền đến mức là dư luận đã sáng tạo ra một từ riêng để chỉ đại biểu quốc hội – đó là “nghị gật”.

Ảnh: Hình ảnh đại biểu quốc hội ngủ gật trong phiên họp được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Khi nào Phạm Minh Chính sẽ truất phế Nguyễn Xuân Phúc?

>>> Chia ghế sau Đại hội 13 – thay đổi và thách thức với bộ máy quyền lực mới

>>> Myanmar: Biểu tình đòi dân chủ và vai trò của Trung Quốc trong cuộc đảo chính – Việt Nam cảnh giác cao độ

Nguyễn Phú Trọng sát muối vào nỗi đau thất bại của phe Miền Nam trong đảng


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023