Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=jkmwtpm9meI
Năm 2006, khi mà Nguyễn Tấn Dũng vừa tiếp quản chiếc ghế thủ tướng từ ông Pham Văn Khải để lại thì sau đó không lâu, ông Dũng đã có ý định tiếm quyền đối với đương kim tổng bí thư khi đó là ông Nông Đức Mạnh.
Khi lên thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là kẻ xa lạ gì ở chính phủ, mà trước đó 10 năm, ông Dũng cũng đã phó thủ tướng thường trực đầy quyền lực trong chính phủ của ông Pham Văn Khải.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là con người rất tai tiếng vì vấn đề điều hành đất nước, nhưng ông này lại là một chiến binh thượng hạng trong đấu trường chính trị khốc liệt của ĐCS. Với kinh nghiệm lâu năm ở Bộ Chính Trị, ắt ông Dũng đã điểm mặt được đối thủ của ông mạnh mặt nào, yếu mặt nào. Và suốt 2 nhiệm kỳ làm chủ tịch quốc hội và một nhiệm kì tổng bí thư trước đó, Nông Đức Mạnh đã tỏ ra là người rất yếu kém thì ai cũng rõ. Tuy nhiên nói về yếu kém trong quản lí và điều hành công việc thì ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng hơn gì ông Mạnh, nhưng ông Mạnh lại nhu nhược hơn và kém sâu sắc hơn ông Dũng. Và chính điểm yếu này đã được Nguyễn Tấn Dũng tận dụng triệt để để vương lên người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong Bộ Chính Trị, mặc dù ông Dũng ngồi ở ghế có thực quyền xếp dưới ghế ông Nông Đức Mạnh. Và đây cũng chính là thời kỳ mà Phủ Thủ Tướng lất át văn phòng Trung Ương Đảng. Đây là thời kỳ duy nhất, Phủ Thủ Tướng có tiếng nói mạnh hơn văn phòng trung ương đảng.
Đến thời Nguyễn Phú Trọng thay thế ông Nông Đức Mạnh thì ban đầu ông Trọng cũng ở thế yếu hơn so với ông Dũng vì ông Trọng thừa hưởng những gì Nông Đức Mạnh để lại. Ông Trọng hơn ông Mạnh ở chỗ, ông Trọng là người đa mưu túc kế hơn ông Mạnh và hơn cả Nguyễn Tấn Dũng, đây là đặc điểm mà ông Trọng có thể tự tin chiến với Nguyễn Tấn Dũng và dần dần lấy lại sức mạnh cho văn phòng Trung ương Đảng.
Nguyễn Phú Trọng thiết lập trở lại thế mạnh cho văn phòng Trung Ương Đảng
Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp quản chiếc ghế tổng bí thư có thể nói là một thành công, nhưng cũng gắng với trách nhiệm nặng nề là lấy lại quyền lực cho văn phòng trung ương đảng. Nguyễn Phú Trọng con người đa mưu túc kế, ông ta xác định được Nguyễn Tấn Dũng mạnh ở mặt nào và từ từ ông lấy lại thế lực cho văn phòng trung ương đảng, công việc kéo dài nhiều năm. Điều đáng nói là ông Trọng đã đánh Nguyễn Tấn Dũng theo chiến dịch “hai mũi giáp công”. Mũi thứ nhất là mũi quốc nội, mũi thứ hai là mũi quốc ngoại.
Trong Quốc Nội, ông lôi kéo chiến binh dũng mãnh Nguyễn Bá Thanh thà con người tính toán giỏi Vương Đình Huệ về phe mình. Ông cho lập trở lại ban nội chính và bổ Nguyễn Bá Thanh vào đó để moi sai phạm Nguyễn Tấn Dũng. Ông cho lập lại ban kinh tế trung ương và kéo con người giỏi tính toán, giỏi kinh tế về nắm ban này để kiểm soát các dự án kinh tế mà Nguyễn Tấn Dũng đang triển khai. Vì ông Trọng thừa biết, Nguyễn Tấn Dũng mạnh vì tiền.
Mũi giáp công này bị Nguyễn Tấn Dũng bẻ như bẻ củi. Nguyễn Bá Thanh thì mắc bệnh lạ và qua đời không lâu sau đó. Thấy số phận Nguyễn Bá Thanh như thế, Vương Đình Huệ lặng im ngồi chờ thời chứ không dám phá phách chuyện làm ăn của anh ba Dũng nữa.
Tuy mặt quốc nội thất bại thảm hại nhưng mặt quốc ngoại lại thành công. Ở nhiệm kỳ đầu năm 2011-2016 ông Nguyễn Phú Trọng có đến 2 chuyến viếng thăm Bắc Kinh. Và kết quả là ông Trọng đã lật được Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12 một cách ngoạn mục. Sau khi lật được Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12 thì năm 2017 ông Nguyễn Phú Trọng đã ký 27 văn kiện bí mật với phía Bắc Kinh. Người ta đồn đoán rằng, đây là hành động trả công của ông Nguyễn Phú Trọng vì đã trợ lực cho ông chiến thắng đối thủ quốc nội. Tin này chỉ suy đoán của một số người thôi, tuy nhiên những gì mà người dân đồn đôi khi nó còn chính xác hơn cả những gì báo nhà nước chính xác.
Thời Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc bớt khốc liệt hơn
Phải nói Nguyễn Xuân Phúc có cái may là nhờ ông Nguyễn Phú Trọng hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng chứ nếu không thì Nguyễn Xuân Phúc chẳng có cơ hội lên thủ tướng. Phần nào đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng biết ơn ông Trọng vì ông Phúc hưởng lợi từ sự đấu đá của ông Trọng. Con người ông Phúc về mức độ sâu sắc thì không bằng ông Trọng và ông Dũng, đó là điều dễ nhận thấy.
Một nhiệm kì làm bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ, một nhiệm kỳ là phó thủ tướng thường trực. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến thế trận giữa Nguyễn Phú Trọng chuyển từ bại sang thắng thì ông Nguyễn Xuân Phúc có phần ngại Nguyễn Phú Trọng. Và đó là lý do mà phần lớn nhiệm kỳ thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc không đối đầu với ông Trọng. Tuy nhiên, đến năm 2020, vì tham vọng chiếc ghế tổng bí thư mà ông Phúc đã công khai đối đầu cả Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng. Như thoibao.de đã nói, trong trường hợp này ông Nguyễn Xuân Phúc đã bỏ quên một đối thủ tiềm ẩn, đó là Phạm Minh Chính.
Tuy ông Phúc có tham vọng lớn, có thế lực mạnh vì nắm chính phủ nhưng ông Phúc chỉ đủ lực để thắng Trần Quốc Vượng không đủ lực để thắng Nguyễn Phú Trọng. Và kết quả như đã thấy, ông Phúc tuy đánh bật Trần Quốc Vượng nhưng không bứng nổi Nguyễn Phú Trọng, cuối cùng dạt ra rìa và bám vào chiếc ghế chủ tịch nước như một giải an ủi. Kẻ thâm trầm, ít ồn ào và đi từng bước vững chắc Phạm Minh Chính đã lấy được chiếc ghế thủ tướng một cách ngọt ngào.
Như vậy cuộc chiến giữa người đứng đầu chính phủ và người đứng đầu văn phòng Trung Ương Đảng luôn khốc liệt qua các nhiệm kỳ: 2006 -2011; 2011-2016; và 2016-2021 không chiến mạnh, chỉ chiến ở một năm trước thềm bầu cử và thủ tướng đã thua. Thua thì phải, ông Nguyễn Tấn Dũng đã không thắng được Nguyễn Phú Trọng thì ông Nguyễn Xuân Phúc sao có cửa thắng được?
Nhân tố mới Phạm Minh Chính thế nào?
Phạm Minh Chính chưa làm thủ tướng ngày nào, tuy nhiên nhìn cách đi lên của ông Chính thì có thể ông ta có bản lĩnh chính trị còn hơn cả ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng đi lên nhờ Võ Văn Kiệt và lê Đức Anh dìu dắt nên ông Dũng không vất vả tính toán cho con đường chính trị của mình, không cần phải tự kiếm người đỡ đầu như Phạm Minh Chính. Về vấn đề tự tìm thế lực đỡ đầu cho mình, ông Chính có thể bằng với ông Nguyễn Phú Trọng.
Ở Trong nước, ngay từ thời làm bí thư Quảng Ninh ông Chính đã làm y hệt như Nguyễn Phú Trọng. Tức tìm kiếm sự trợ giúp của quốc nội và tìm kiếm sự trợ lực của nước ngoài. Trong nước, ông Chính tạo mối quan hệ rất tốt với ông Nguyễn Tấn Dũng, với nước ngoài, ông Chính tìm mối quan hệ với Trung Quốc qua con đường thúc đẩy xây dựng hạ tầng cho đặc khu kinh tế Vân Đồn. Và kết quả thì khi được rút về Trung ương, ông Chính chỉ tá túc tạm ở chức trưởng ban tổ chức trung ương 5 năm rồi thẳng tiến đến chiếc ghế quyền lực thứ nhì trong ĐCS.
Được biết, trong thời gian làm trưởng ban tổ chức, ông Chính cũng duy trì tốt mối quan hệ với Bắc Kinh để tạo thế vững chãi cho sự nghiệp chính trị. Ngày 11 đến ngày 12/12/2016, sau khi mới vừa nhận chức trưởng ban tổ chức trung ương, ông Phạm Minh Chính dẫn đầu đang thăm và làm việc tại Trung Quốc.
Người ta nói “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, cuối cùng mới trí tuệ”. Tuy nhiên, ở tầm ông Phạm Minh Chính thì không cần “hậu duệ” nữa, vì “hậu duệ chỉ giúp ông từ ghế nhỏ leo lên cao thôi, khi cao rồi ông phải có sức mạnh để đấu đá mới lên. Mà đấu đá mạnh hay không nó phụ thuộc vào “quan hệ”. Và đó là lý do mà ông Phạm Minh Chính thiết lập mối quan hệ mạnh với Bắc Kinh ngay sau khi vào Bộ Chính Trị.”
Vào ghế thủ tướng, ông Chính sẽ mơ giấc mơ soán ngôi tổng bí thư, nhưng khi nào ông Phạm Minh Chính chiến với ông Nguyễn Phú Trọng?
Được biết, ngày 11/12/2016, tại Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp ông ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với thế của ông Phạm Minh Chính lúc đó chỉ gặp được Triệu Lạc Tế thôi. Đó là đã được nâng cấp quan hệ so với gặp bà Đào Nhất Đào khi còn là bí thư Quảng Ninh. Tuy nhiên, nếu ngồi vào ghế thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính sẽ gặp đương kim thủ tướng Trung Quốc – Lý Khắc Cường chứ không gặp những nhân vật nhỏ như trước đây nữa.
Yếu tố Trung Quốc là điều không thể thiếu đối với sự nghiệp chính trị đối với ông Phạm Minh Chính. Hiện giờ ông Chính là một thế lực mạnh và có khả năng thay thế thế lực Nguyễn Phú Trọng trong một tương lai không xa.
Chiếc ghế số một ĐCS Việt Nam là mục đích mà ông Chính nhắm đến, nhưng liệu rằng ông Chính muốn lấy giữa nhiệm kỳ hay để cuối nhiệm kỳ?
Nếu muốn lấy ghế giữa nhiệm kỳ thì ông Chính phải chiến với thế lực của ông Trọng và chiến với thế lực thừa kế ngai vàng mà ông Trọng đã chọn, có thể là Vương Đình Huệ hoặc Võ Văn Thưởng. Liệu rằng điều này có lợi không? Nếu chiến với ông Trọng giữa nhiệm kỳ thì đó là cuộc chiến soán ngôi, hứa hẹn sẽ li kỳ.
Tuy ông Trọng già nhưng nếu không có gì bất trắc, thì ông Chính không nên xung phong giữa nhiệm kỳ mà để hết nhiệm kỳ. Khi đó thế lực ông Trọng đã yếu đi nhiều và khả năng soán ngôi vào đại hội đảng cũng chính danh hơn là soán ngội giữa nhiệm kì. Chỉ chiến soán ngôi khi giữa nhiệm mỳ chẳng may ông Trọng ngã bệnh như ngày 14/4/2019 mà thôi.
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thế lực nào đã “đì” Vũ Đức Đam?
>>> Vũ Hải Quân, Nguyễn Kim Sơn, và Nguyễn Đắc Vinh ai sẽ thay Phùng Xuân Nhạ?
>>> VT17: Nguyễn Phú Trọng và Tô lâm ăn ốc, ai phải đổ vỏ?
Lừa dối nhân dân – Lâm, Trọng bày mưu bắt cóc
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT