Trần Thanh Mẫn thắng Tô Lâm thì sẽ xuất hiện một Lê Hồng Anh thứ 2?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Eb57WV6f_4c

Cuộc chiến cung đình cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Chỉ ngã ngũ ở tứ trụ và một số vị trí khác như vị trí như: thường trực ban bí thư, trưởng ban tuyên giáo. Còn lại rất nhiều vị trí, trong đó có vị trí bộ trưởng Bộ công An tưởng như là nằm gọn trong tay ông Tô Lâm nhưng đến giờ phút chót thì có một người đang ngắm nghía, đó là đương kim chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam – Trần Thanh Mẫn.

Càng tiến gần đến kỳ họp quốc hội cuối cùng của khóa 12 và kỳ hội nghị trung ương 2 của khóa 13 thì cường độ đấu đá nhau càng mãnh liệt hơn. Vụ moi móc vụ án Mobifone mua AVG của ông Trần Thanh Mẫn trong kỳ tiếp xúc cửa trì khoảng 8 tháng trước đây rồi vụ khơi lại vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với truyền thông trong nước và quốc tế đã cho thấy, thế lực muốn tấn công hạ uy tín Tô Lâm ngày một dồn dập hơn.

Đó là dấu hiệu mà người ta cho rằng ông Trần Thanh Mẫn đánh vào Tô Lâm. Tuy nhiên, Tô Lâm là tướng võ biền, ông ta có dùi cui, có súng, và có nhà tù nên ông ra tay ngay với cựu quan chức sở y tế Cần Thơ, người mà trước đây là dưới quyền ông Trần Thanh Mẫn khi ông Mẫn còn làm chủ tịch rồi bí thư thành phố Cần Thơ. Đó là cú phản đòn của ông Tô Lâm, cú phản đòn này rất mạnh. Dường như ông Tô Lâm muốn trút hết giận giữ lên đối thủ chính trị thì phải.

Trước mắt thì Tô Lâm đang là cánh tay đắc lực của Nguyễn Phú Trọng và ông đang là đương kim bộ trưởng bộ công an, lại được tái cứ vào bộ chính trị nên khả năng ông ở lại chức vụ cũ là cao nhất. Cao hơn vị trí Bộ Công An chỉ có thể là tứ trụ và thường trực ban bí thư, nhưng tứ trụ và thường trực ban bí thư đã xếp xong nên cửa lên cao hơn của ông Tô Lâm không còn. Giờ này nếu để bị bứng ra khỏi vị trí bộ trưởng Bộ Công An thì ông Tô Lâm chỉ có xuống chứ không lên được nữa, tức giảm quyền lực hơn.

Trần Thanh Mẫm đang ngắm chiếc ghế bộ trưởng bộ công an

Trần Thanh Mẫn mới vào Bộ Chính Trị nên nhưng tham vọng lớn

Bao giờ người trong bộ công an luôn được ưu tiên nắm bộ trưởng bộ công an. Chính ông Trần Đại Quang và ông Tô Lâm đều là người trong ngành công an và đi lên từ vị trí thứ trưởng bộ này. Ông Trần Thanh Mẫn chỉ là chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, một cơ quan không liên quan gì đến ngành công an mà muốn nhảy ngang nắm bộ trưởng bộ công an là thực sự ông này tham vọng rất lớn. Vì sao nói là tham vọng? Vì đơn giản, người ngoài ngành công an mà hất cẳng bộ trưởng là việc làm khó, chỉ khi nào tham vọng quá lớn thì ông Mẫn mới quyết làm việc đó.

Ông Trần Thanh Mẫn 59 tuổi, hết nhiệm kỳ Ủy Viên Bộ Chính trị khóa 13 thì ông còn đủ tuổi để vào bộ chính trị khóa 14. Hiện ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016 – 2021, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ. Khi đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo năm 2017, ông là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trẻ tuổi nhất kể từ khi đất nước thống nhất.

Về trình độ học vấn thì ông Mẫn có học vị Tiến sĩ Kinh tế. Ông cũng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, Bí thư Trung ương Đảng; Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011 – 2016 thuộc đoàn Đại biểu thành phố Cần Thơ.

Như vậy thì ông Mẫn không có chân trong ngành công an. Không đi lên từ ngành này mà nay nhảy ngang muốn chiếm ghế của tướng Tô Lâm thì tham vọng lớn quá. Trong trường hợp này, phải có thế lực đỡ đầu thật mạnh chứ nếu không thì khó mà đạt được tham vọng.

Chiếc ghế bộ trưởng bộ công an hiện dính vào lưng Tô Lâm rất chắc, khó mà lấy ra được

Muốn vào Bộ Công An cần có điều kiện gì?

Chức bộ trưởng bộ công an ở chính quyền CS không phải là chức vụ dân sự mà là một chức vụ trong lực lượng vũ trang. Công an ở chế độ này cũng được xếp vào cấp bậc có quân hàm như quân đội chứ họ không phải là chức vụ dân sự.

Ở Mỹ, tuy những tướng tá quân đội đều mang cấp bậc của lực lượng vũ trang nhưng bộ trưởng bộ quốc phòng lại là chức dân sự do tổng thống bổ nhiệm, hoàn toàn không có quân hàm trên vai. Còn ở Việt Nam thì bộ trưởng bộ quốc phòng là quân nhân, là tướng 3 sao hoặc 4 sao. Đoa là luật của nhà nước CS.

Về ngành cảnh sát thì ở Mỹ thậm chí không có bộ riêng như Bộ Công An Việt Nam mà nó chỉ là một Cục trực thuộc bộ tư pháp. Trong bộ tư pháp đó có Cục điều tra liêng bang – FBI và Cục Cảnh Sát Tư Pháp Hoa Kỳ – USMS. Và chức vụ người đứng đầu 2 cơ quan này đều là chức danh giám đốc, tức dưới bộ trưởng. Đó là chức danh hoàn toàn là dân sự, không cần phải có cấp bậc như công an Việt Nam.

Sự khác biệt ở 2 nền chính trị như thế nên cả bộ trưởng bộ quốc phòng và bộ trưởng bộ công an đều phải đi lên từ các vị trí trong ngành của họ. Rất ít những ai nhảy vào mà nắm được 2 bộ này. Từ quân đội, người ta có thể ra khỏi ngành giữ chức vụ khác dễ dàng nhưng ít có chiều ngược lại. Từ quân đội rao ngoài làm chức vụ khác như ông đại tướng Đỗ Bá Tỵ từ Bộ Quốc Phòng sang làm phó chủ tịch quốc hội, hay như mới đây ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa từ quân đội sang làm trưởng ban tuyên giáo trung ương. Còn bên công an là như ông thiếu tướng Nguyễn Đức Chung nhảy qua bên ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ tịch, hoặc ông Bộ trưởng Bộ Công An trước đây nhảy lên làm chủ tịch nước. Tuy nhiên, từ chức vụ dân sự mà nhảy vào nắm bộ quốc phòng là chưa bao giờ, còn từ chức vụ dân sự mà nhảy sang nắm Bộ công An là rất hiếm.

Nguyễn Đức Chung từng là tướng công an nhảy ra khỏi ngành nắm chủ tịch thành phố Hà Nội

Đã từng có ai từ chức vụ dân sự vào nắm Bộ Công An?

Ông Lê Hồng Anh là cựu Bộ Trưởng Bộ Công An, ông từng là là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông còn được gọi thân mật là Út Anh theo thông lệ của miền Nam, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1949, tại xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Ông có bằng cử nhân Luật và cử nhân Chính trị. Là người cùng quê và là người sát cánh Nguyễn Tấn Dũng từ thời còn ở Kiên Giang cho đến khi vào Bộ Chính Trị và cùng về hưu một lược với Nguyễn Tấn Dũng.

Tiểu sử và quá trình công tác của ông Lê Hồng Anh được tóm tắt như sau:

Tham gia cách mạng năm 1960, và đến 1968-1977 là cán bộ xã Đoàn xã, rồi bộ tỉnh Đoàn, rồi Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.

1978-1980 được cử đi học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

1981: Là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

1986 – 1991 Giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Châu Thành (Kiên Giang), rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang.

Tháng 6/1996: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, ông Nguyễn Tấn Dũng vào Bộ Chính Trị nắm chức phó thủ tướng thường trực. Trước đó 1 năm, khi ông Dũng rút khỏi Kiên Giang để về trung ương thì ông Dũng đã giới thiệu Lê Hồng Anh vào ghế bí thư tỉnh.

Ông Lê Hồng Anh lên rất nhanh, ngồi ghế bí thư tỉnh chưa được bao lâu thì đến tháng 6/1997 ông được đưa về Trung ương Đảng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 4/2001: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Lê Hồng Anh vào Bộ Chính Trị, và đến tháng 8/2002 ông được Quốc hội khóa XI phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an mà không hề có một cấp bậc nào trong lực lượng vũ trang.

Và đến ngày 9/1/2005 ông được phong cấp hàm Đại tướng Công an nhân dân mà không qua bất kỳ một cấp bậc nào trước đó. Ông chưa một ngày tham gia ngành công an. Ấy vậy mà đùng một cái, thành đại tướng. Chuyện này chưa có tiền lệ.

Lê Hồng Anh, người được phong đại tướng từ con số zero

Giả sử Trần Thanh Mẫn thắng Tô Lâm, thì có là một Lê Hồng Anh thứ hai không?

Được biết, ông Lê Hồng Anh là người được ông Lê Đức Anh nâng đỡ. Ông Lê Đức Anh cũng là người nâng đỡ cả Nguyễn Tấn Dũng. Người ta đánh giá Lê Đức Anh là chủ tịch nước có quyền lực nhất từ trước đến nay. Vậy nên ông sắp xếp ai lên thì người đó được đảm bảo.

Được biết, ông Nguyễn Tấn Dũng được cả Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh hậu thuẫn, nên con đường quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng thì miễn bàn. Còn Lê Hồng Anh, chỉ cần Lê Đức Anh Hậu Thuẫn thì ông cũng từ một vị trí dân sự nhảy sang Bộ Công An và được phong đại tướng một cách chóng vánh như thường.

Như vậy, nếu Trần Thanh Mẫn mà thắng Tô Lâm lấy được ghế bộ trưởng bộ công an thì bắt buộc ông Trần Thanh Mẫn cũng sẽ tự nhiên được phong đại tướng như Lê Hồng Anh. Một khi ông Mẫn đá được Tô Lâm thì thế lực hậu thuẫn Trần Thanh Mẫn không thua gì thế lực đã hậu thuẫn cho Lê Hồng Anh trước đây cả. Mà hiện nay thế lực nào mạnh nhất? Không khó để trả lời đó là thế lực của Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên nếu nói ông Trần Thanh Mẫn thân cận với Nguyễn Phú Trọng thì mối quan hệ Tô Lâm với ông Trọng cũng không kém. Vì vậy có thể nói, khả năng Trần Thanh Mẫn là Lê Hồng Anh thứ hai là rất khó, nếu không muốn nói là không thể.

Khả năng Trần Thanh Mẫn trở thành Lê Hồng Anh thứ hai là rất rất thấp

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bí ẩn nhân vật Nguyễn Phú Trường – Ai là con trai của ông Nguyễn Phú Trọng?

>>> Cuộc chiến soán ngôi giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng bắt đầu?

>>> Chưa ngồi vào ghế thủ tướng nhưng đã xuất hiện “lời cảnh báo” với Phạm Minh Chính

Bị dồn vào thế bí, tô lâm lôi Tô Ân Xô ra đỡ đạn


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023