Đồng Tâm: Lưỡi đao trong tay Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Xuân Phúc?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=MHC7_ckMNXc

Phải nói rằng, vụ án Đồng Tâm là một vụ án đã đi vào lịch sử bởi nó là vụ điển hình về quyền lực nhà nước quyết đè bẹp sự đòi hỏi chính đáng của người dân. Đây là vụ điển hình mà nhà nước đưa quân vào nhà dân gây ra án mạng và bắt người.

Phiên tòa phúc thẩm 6 bị cáo với y án, trong đó có đến 2 án tử hình. Như vậy thì xem như số phận 6 bị cáo ấy đã được định đoạt. Bây giờ chỉ còn hy vòng cuối cùng là viết đơn xin chủ tịch nước ân xá. Vấn đề là ai sẽ nắm quyền ân xá cho các bị cáo này? Là Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Xuân Phúc?

Theo ý kiến của một số luật sư thì nếu Chủ tịch nước Việt Nam giảm án cho các bị cáo trong vụ Đồng Tâm, gồm các án tử hình và chung than thì đó sẽ là một hành động khôn khéo. Tuy nhiên nếu xét kỹ thì nếu khôn khéo đã không để ra vụ thảm sát tồi tệ ở Đồng Tâm.

Thực ra việc tranh chấp đất đai chỉ là án dân sự, tuy nhiên phía chính quyền đã không giải quyết thỏa đáng cho người dân nên mới để xảy ra việc leo thang tranh chấp và dẫn đến án mạng.

Cho đến nay, phía chính quyền cũng không giải thích vì sao họ đem hàng ngàn cảng sát cơ động đến nhà dân vào lúc đêm khuya để gây án? Nói cưỡng chế thì không phải, thộn Hoành không phải là nơi đất tranh chấp, đất tranh chấp là Đồng Sênh cách đó 3km. Nói tấn công tội phạm nguy hiểm thì không phải, vì những người ở thôn Hoành ấy là nông dân đòi quyền lợi hợp pháp cho mình trên mảnh đất canh tác, họ không có tiền án, tiền sự và đối với mọi người xung quanh họ không làm gì nguy hiểm cả. Vậy nên cái sai của chính quyền là nó diễn ra ngay từ đầu. Tuy nhiên, không có bất kỳ sự truy tố nào với những người ra lệnh cho lần tấn công đẫm máu đó cả.

Ông Nguyễn Đức Chung thay mặt ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hứa không bắt cụ Kình

Mâu thuẫn với chính chính quyền thì phải thua, đó là luật bất thành văn

Phải nói rằng tại Việt Nam, tình trạng dân oan xảy ra khắp nơi, nào là Văn Giang, nào là Dương Nội, nào là Thủ Thiêm, nào là Vườn Rau Lọc Hưng vv… chính quyền cần một vụ án điểm để răn đe những dân oan khác phải biết sợ. Chính vì thế mà đã xảy hiện thượng mà người dân phải gọi bằng từ khá nặng nề, đó là “thảm sát Đồng Tâm”.

Nguyên tắc cả bên tấn công và bên bị tấn công phải đều xem xét tội chứ không thể chỉ xem xét một bên. Bên nào vi phạm luật pháp và phạm tội gì xử tội đó, thế mới là công lý. Tuy nhiên ở phiên tòa xét xử những bị cáo trong vụ án Đồng Tâm lần này chính quyền chỉ xét xử phía bị tấn công còn phía tấn công thì được mặc nhiên đúng trong khi đó chính họ đã bắt chết cụ già 84 tuổi. Không biết ông cụ 84 tuổi có đủ sức làm hại lực lượng cảnh sát cơ động đông như quân Nguyên hay không mà phải giết cụ?

Với 2 án tử tại tòa thì như vậy gia đình cụ Kình đã phải gánh 3 án tử. Với cụ kình, công an đã hành quyết tại chỗ, còn với 2 bản án tử còn lại thì bị tòa án kết án tử.

Theo quy định của điều 367, Bộ luật Tố tụng hình sự, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, mà phiên tòa phúc thẩm có hiệu lực ngay, thì sau 7 ngày, từ ngày bản án có hiệu lực, các bị cáo có án tử hình có quyền xin ân giảm án tử hình lên Chủ tịch nước.

Còn nước còn tát, bây giờ các luật sư đang nỗ lực cứu 2 án tủ này, bởi họ là người bị công an tấn công vào giữa đêm khuya và bản thân họ cũng là dân oan mất đất không được nhà nước giải quyết thỏa đáng.

Hiện nay mạng của tử tù Lê Đình Công, Lê Đình Chức  phụ thuộc vào bàn tay của chủ tịch nước. Nói chung lưỡi đao đang nằm trên tay chủ tịch nước, nếu ông “chém” theo bản ản thì 2 người ấy sẽ mất mạng trong sự thương tiếc của xã gội, còn ông buông đao thì đó là một điểm sáng mà người dân có thể ghi nhận ở con người ông chủ tịch nước. Ông còn có chút tình người.

Đã tranh chấp với nhà nước thì dân không bao giờ thắng

Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng, ai chủ trương để xảy ra thảm sát Đồng Tâm?

Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng đang là chủ tịch nước. Tuy nhiên, thời tới thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức chủ tịch nước. Ai làm chủ tịch nước rất quan trọng, bởi nó liên quan đến vấn đề có nên ân xá cho 2 án tử Lê Đình Công, Lê Đình Chức  hay không?

Như đã nói, chủ tịch nước là người cầm lưỡi đao quyết định có xử tử Lê Đình Công, Lê Đình Chức  hay không? Nếu ông Nguyễn Phú Trọng cầm đao thì sao? Còn nếu ông Nguyễn Xuân Phúc cầm đao thì sao?

Trước mắt, ông Trọng là đương kim chủ tịch nước thì cần phân tích ông Trọng trước. Với ông Nguyễn Phú Trọng thì chính ông là người nắm Tô Lâm, nói chung ngành công an trong tay ông mặc dù bộ công an thuộc chính phủ.

Khi vụ án Đồng Tâm diễn ra, ông là người có quyền lực cao nhất, nếu ông tác động theo chiều hướng tốt thì thảm cảnh đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9/1/2020 đã không xảy ra. Được biết, trong bản cam kết với dân Đồng Tâm, ông chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lúc đó là Nguyễn Đức Chung đã cam kết không bắt cụ Kình. Tuy nhiên khi mà công an thành phố Hà Nội ập vào thôn Hoành ngày đó là lúc ông Nguyễn Đức Chung còn làm chủ tịch, điều đó chứng tó ông Chung đã bất lực trong vấn đề giữ lời cam kết trước đó. Như vậy phải có lệnh tấn công từ trung ương thì ông Nguyễn Đức Chung mới bất lực. Người đó chỉ có thể là hoặc Tô Lâm hoặc Nguyễn Phú Trọng.

Còn Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Nguyễn Xuân Phúc là ẩn số, ông ta gần như không có vai trò gì trong vấn đề Đồng Tâm. Tuy nhiên vẫn phải xét đến ông Nguyễn Xuân Phúc vì ông chính là người sẽ ngồi vào chiếc ghế chủ tịch nước trong những ngày sắp tới. Như vậy lá đơn rơi vào tay ai thì chính người đó sẽ quyết định có ân xá hay không?!

Ai là người cầm đao?

Phiên tòa phúc thẩm kết thúc ngày 9/3, theo thông lệ sau 7 ngày thì phía bị cáo có thể nộp đơn lên chủ tịch nước xin ân xá. Khả năng là lá đơn sẽ được viết và đưa lên văn phòng chủ tịch nước ngay trong lúc mà ông Nguyễn Phú Trọng còn làm chủ tịch nước. Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng là con người có ý dùng vụ án Đồng Tâm này như là một loại án dùng để răn đe dân oan nên cơ hội cho 2 tử tù tử Lê Đình Công, Lê Đình Chức là không cao. Tuy nhiên, không biết trong suy nghĩ của ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ những gì, nếu ông muốn lấy lòng dân thì ông cần phải kí lệnh ân xá, vì thực chất 2 người này họ là nạn nhân của luật đất đai rất bất cập mà chính quyền này chưa chịu thay đổi. Họ hoàn toàn không phải là những cá nhân cần phải bị loại bỏ ra khỏi xã hội. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có nghĩ về vấn đề đó hay không?!

Nếu lá đơn nộp chậm mà rơi vào tay ông Nguyễn Xuân Phúc thì cũng không dám chắc ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ ký tha tội chết. Bởi đơn giản, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn là một ẩn số chứ chưa phải là một con người tỏ thái độ rõ ràng với vụ án Đồng Tâm.

Để Lê Đình Công, Lê Đình Chức  thoát án tử  thì rất cần đến luật sư cần các động thái sau: Thứ nhất là làm đơn gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để kêu cứu; Thứ hai, điều quan trọng nhất ở đây, là chúng tôi gửi đơn đề nghị, kháng nghị lên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để xem xét lại bản án tại chỗ có hiệu lực pháp luật liên quan vấn đề tố tụng.

Điều đáng nói là ở phiên tòa phúc thẩm có sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, trong quá trình điều tra, truy tố và cả trong quá trình xét xử tại phiên tòa sơ thẩm và ngay tại phiên tòa phúc thẩm.

Theo một số luật sư, nếu có quá trình xem xét lại vụ án một cách khách quan, có thể điều tra lại, truy tố lại, xét xử lại một cách khách quan, công minh, thì việc họ thoát án tử hình và các mức án khác là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết xử án để răn đe thì rất khó để các cơ quan tố tụng xem lại bản án và chấp nhận xử lại đúng quy trình tố tụng.

Trong tình thế chưa biết ai là chủ tịch nước thì không thể suy đoán hành xử của ông ta được. Điều đáng nói là nếu tránh Nguyễn Phú Trọng thì gặp Nguyễn Xuân Phúc cũng chưa chắc gì khả quan hơn.

Cách nào làm ông chủ tịch nước buông đao?

Hiện nay, người dân rất mong mỏi Chủ tịch nước sẽ là người thấu hiểu được lòng dân, thấu hiểu được việc gì là có lợi nhất cho dân và cũng là cho đất nước, để mà có thể có một quyết định hợp lý trong trường hợp thư đề nghị ân giảm đó được gửi lên.

Thời nay, có hai thứ mà những người có chức quyền quyết định sinh mạng kẻ khác phải chùn tay trước khi hành động, đó là niềm tin tâm linh và nỗi sợ lịch sử phán xét. Không biết ông chủ tịch nước có nghĩ đến điều này hay không?

Hiện nay ở Việt Nam, thẩm phán cũng như tòa án chung đóng luôn vai công tố, và không có bồi thẩm độc lập, vai trò luật sư không đúng tầm cần thiết nên bản án này sẽ không thuyết phục công luận.

Hầu hết tòa án chỉ là công cụ hành chánh, đóng dấu phê duyệt những gì trong cáo trạng từ công an và kiểm sát. Nhất là vụ Đồng Tâm này vốn mang màu sắc chính trị từ hai phía, dư luận và chính quyền, nên phía chính quyền y án sơ thẩm để gửi một thông điệp chính trị có tính áp đảo và răn đe, hơn là công lý cho bị cáo hay cho xã hội chung.

Nếu vận động được dư luận xã hội đủ mạnh thì có thể làm cho ông chủ tịch nước chùn tay và cứu được Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Ngoài cách đó ra, những cách khác thì không khả quan cho lắm. Họ không đáng chết, họ là nạn nhân.

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nếu có chiến tranh với Mỹ, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam?

>>> Tô Lâm đang “run” vì lời khai Trịnh Xuân Thanh?

>>> Đồng Tâm: Ác mấy cũng không thắng được dân!

Liệu Phạm Minh Chính có liên minh với Nguyễn Tấn Dũng thành thế lực khủng?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023