Bị réo tên trước tòa, Lê Hoàng Quân “tái mặt”?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=OtZkYDYQ9vo

Hiện nay có rất nhiều vụ án có thể liên quan đến bộ tam Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua. Đáng lẽ ra là bộ tứ trong đó có cả Tất Thành Cang, tuy nhiên hiện nay Tất Thành Cang đã được cho tạm biệt bộ tứ xộ khám trước. Liệu rằng, Tất Thành Cang đã vào trước thì 3 người kia có theo chân hay không thì còn phải chờ. Bởi những gì liên quan quan đến vấn đề Thủ Thiêm đều liên quan đến 3 con người này.

Vụ án SADECO thì liên quan đến một mình Tất Thành Cang, vụ án Thủ Thiêm thì liên quan đến Hải – Quân – Đua – Cang, còn sai phạm ở lô đất vàng tại 185 Hai Bà Trưng, quận 3, TP. HCM thuộc Sở văn hóa thể thao và du lịch thì ngoài liên quan đến nhân vật Nguyễn Thành Tài thì còn liên quan đến Lê Hoàng Quân nữa. Tuy nhiên vì Nguyễn Thành Tài có thế và lực nhỏ nên bị truy tố, còn Lê Hoàng Quân thì vẫn bình chân như vại.

Những năm gần đây, việc liên minh giữa những doanh nghiệp sân sau và chính quyền để tìm cách phù phép, chuyển nhượng, đổi chác trá hình đã làm thất thoát tài sản nhà nước và tạo cơ hội làm giàu bất chính cho các nhóm lợi ích trở nên phổ biến.

Bà Dương Thị Bạch Diệp (tức đại gia Diệp Bạch Dương, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) là một đại gia bất động sản nổi tiếng. Bà đã bị bắt  vào đầu năm 2019 vì liên quan đến việc phù phép để biến khu đất 185 Hai Bà Trưng nằm gọn trong tay của mình. Nếu không có sự giúp sức của các cựu quạn chức thành phố thì nữ đại gia này không thể nào thực hiện trót lọt như thế được.

Phiên tòa xét xử là Dương Thị Bạch Diệp và những người liên quan gồm có: ông Nguyễn Thành Tài cựu phó chủ tịch thường trực thành phố; ông Đào Anh Kiệt cựu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường; ông Trần Nam Trang cựu Phó giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Thành Rum cựu Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Vy Nhật Tảo cựu Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ và 3 người khác.

Bà Dương Thị Bạch Diệp ra tòa kéo theo hàng loạt quan chức xộ khám

Hàng loạt cấp dưới Lê Hoàng Quân bị truy tố nhưng tại sao Lê Hoàng Quân lại thoát?

Ông Lê Thanh Hải giữ chức bí thư thành ủy, ông ta quản lí thành phố về mặt đảng. Ông ra chủ trương, tuy nhiên triển khai chủ trương đó là chủ tịch thành phố Lê Hoàng Quân. Nguyên tắc vận hành bộ máy nhà nước của ĐCS là như vậy. Ông Lê Hoàng Quân là người trực tiếp chỉ đạo các sở ban ngành triển khai chủ trương của đảng bộ thành phố. Trong tay ông Lê Hoàng Quân là các giám đốc sở sẵn sàng tuân lệnh ông Quân. Như vậy câu hỏi đặt ra là khi sở thực hiện sai thì ai là người chịu trách nhiệm cao nhất? Đó chính là ông Lê Hoàng Quân chứ không ai khác.

Được biết 4 quan chức ra tòa cùng với nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp là Đào Anh Kiệt , Trần Nam Trang, Nguyễn Thành Rum , và Vy Nhật Tảo đều là thuộc cấp trực tiếp của ông Lê Hoàng Quân. Vậy tại sao tòa án không cho khởi tố ông Lê Hoàng Quân? Lẽ nào ông Lê Hoàng Quân vô can? Lẽ nào ông Lê Hoàng Quân không sai phạm?

Không phải như thế, đến 4 thuộc cấp của ông Lê Hoàng Quân cùng sai phạm một tội giống nhau thì điều đó cho thấy là có sự phối hợp ăn ý giữa các sở ban ngành trong vấn đề sai phạm này. Mà ai có thể chỉ đạo liên sở làm việc chung? Đó chính là ông cựu chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố HCM Lê Hoàng Quân chứ không ai khác. Tuy nhiên 4 người này thì ra trước vành móng ngựa còn ông Lê Hoàng Quân thì an toàn ở tại nhà.

Được biết, trong phiên tòa xét xử, bà Dương Thị Bạch Diệp đề nghị hội động xét xử thay đổi KSV Trịnh Thị Lan Anh một trong 3 người giữ quyền công tố tại tòa, vì cho rằng bà này không khách quan. Kiểm sát viên cố tình bỏ sót nhiều tình tiết có lợi cho bà và cố tình lờ đi những tình tiết liên quan đến sai phạm của lãnh đạo.

Phản ứng của Chánh án chủ tọa phiên tòa Phạm Lương Toản là không chấp nhận vì vấn đề này bà Diệp. Đây là điều cũng dễ hiểu vì toàn án bao giờ cũng có xu hướng gỡ tội cho quan chức và buộc tội cho thường dân.

Có thể nói, phiên tòa này có dấu hiệu thao túng bởi quyền lực. Đó là lý do tại sao người chịu trách nhiệm lớn nhất sai phạm của hàng loạt sở ban ngành dưới tay, ông Lê Hoàng Quân không hề xuất hiện trước tòa.

Lê Hoàng Quân, sai phạm lớn nhưng vẫn an toàn

Nếu truy tố, thì ông Lê Hoàng Quân sẽ rơi vào khung tội nào?

Phiên tòa dự sẽ kéo dài 5 ngày, bà Dương Thị Bạch Diệp bị xem xét tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự với cáo buộc giữ vai trò chủ mưu trong vụ hoán đổi nhà đất 57 Cao Thắng (quận 3) lấy trụ sở Trung tâm ca nhạc nhẹ TP HCM – số 185 Hai Bà Trưng (quận 3) gây thiệt hại cho Nhà nước 186 tỷ đồng.

Đối với các sai phạm của chính quyền TP HCM, tạo điều kiện cho bà Diệp lừa đảo, nguyên Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Thành Tài (69 tuổi, đang mang án sơ thẩm 8 năm tù) bị xác định là người chịu trách nhiệm cao nhất. Ông cùng với Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường); Trần Nam Trang (nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính); Nguyễn Thành Rum (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Vy Nhật Tảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ) và 3 người khác bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ Luật Hình Sự.

Được biết, trong vụ này người nắm túi tiền của bộ máy điều hành do ông Lê Hoàng Quân làm lãnh đạo là Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Đào Thị Hương Lan đã bỏ trốn. Bà trốn mang theo nhiều hồ sơ gian dối về tài chính mà có thể có liên quan đến ông Lê Hoàng Quân.Bà Lan trốn đã lâu, và cho đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa bắt được. Như vậy nếu Lê Hoàng Quân bị truy tố, ông ta có thể bị truy tố theo Điều 285 Bộ Luật Hình Sự. Tuy nhiên, đấy chỉ là “nếu”, vì thế lực của Lê Hoàng Quân quá mạnh khó ai bắt được ông ta.

Được biết, trong phiên tòa mà hầu hết bị cáo là quan chức, còn bà là thường dân nên bà Dương Thị Bạch Diệp Bà mời đến 6 luật sư bào chữa. Trước phiên tòa các luật sư có đơn đề nghị hội đồng xét xử cho triệu tập Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự TP HCM, hai điều tra viên của Bộ Công an, lãnh đạo các ngân hàng liên quan. Để chứng minh những tình tiết giảm nhẹ tội cho bà Diệp. Tuy nhiên Hội đồng xét xử đã bác.

Nguyễn Thành tài tố Lê Hoàng Quân?

Năm 2008, bà Dương Thị Bạch Diệp đề nghịông Vi Nhật Tảo giám đốc Trung tâm ca nhạc nhẹ TP HCM tại 185 Hai Bà Trưng quận 3 hoán đổi trụ sở này với khu đất 57 Cao Thắng rộng 1.040 m2.

Đất tại 185 Hai Bà Trưng là đất vàng, còn đất ở 57 Cao Thắng chỉ là đất bạc. Dổi cho nhau bà Diệp lời lớn, sau đó bà Diệp lại quả bằng cách hỗ trợ xây dựng trung tâm có quy mô lớn, hiện đại hơn và có thể có những khoản lại quả ngầm khác mà cơ quan điều tra không thể chứng mình. Tuy nhiên việc đổi chác này là sai trái mà các quan chức không nhận lại quả thì khó mà ai tin được. Người dân không qua mắt nổi quan chức chính quyền đâu.

Sau khi đổi ông Vi Nhật Tảo đã kết hợp bà Diệp đã thống nhất và xin giấy phép xây dựng cho công trình trung tâm ca nhạc nhẹ tại 57 Cao Thắng. Ban đầu do chính bà Diệp xin nên chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP HCM từ chố. Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Thành Tài chỉ đạo Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân TP HCM ký công văn chỉ đạo, giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Thể thao Văn hóa và Du lịch, nghiên cứu và có ý kiến đề xuất vì cho rằng phương án này có lợi cho thành phố.

Cơ quan công tố xác định Nhà nước đã mất quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 185 Hai Bà Trưng, không xác lập được quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 57 Cao Thắng. Bà Diệp đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt khu nhà đất 185 Hai Bà Trưng trị giá 352 tỷ đồng (giá năm 2019).

Quá trình điều tra, ông Nguyễn Thành Tài khai, là Phó chủ tịch thường trực nhưng không được phân công quản lý, sắp xếp lại tài sản Nhà nước. Khi nghe Vy Nhật Tảo và bà Diệp trình bày về đề nghị hoán đổi đã bị thuyết phục, vì bà Diệp xây khách sạn 5 sao sẽ mang lại lợi ích cho thành phố.

Được biết, trước tòa ông Nguyễn Thành Tài khai đã báo cáo Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP HCM Lê Hoàng Quân và được ông Quân chấp thuận. Ông Quân giao ông Tài trực tiếp chỉ đạo việc hoán đổi sai trái này.

Tại sao không khởi tố Lê Hoàng Quân?

Theo ông Tài, bản thân nhận thức được quyền sở hữu hợp pháp, không có tranh chấp, thế chấp đối với nhà 57 Cao Thắng của Công ty Diệp Bạch Dương là điều kiện tiên quyết, bắt buộc để thực hiện việc hoán đổi, nhưng ông lại thiếu sót khi không chỉ đạo kiểm tra, xác minh điều kiện pháp lý. Bởi ông tin tưởng sự chấp thuận của chủ tịch ủy ban nhân nhân dân thành phố.

Ông Tài cho rằng mình không vụ lợi, hay có động cơ cá nhân. Nhưng là người chấp nhận chủ trương và chỉ đạo giải quyết việc hoán đổi, ông sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra.

Có vụ lợi hay không thì cần xét đến, chỉ xét đến những quyết định sai trái làm tài sản nhà nước thất thoát thì ông Tài phải có trách nhiệm, và sếp ông, ông Lê Hoàng Quân đã đồng ý cho ông thực hiện thì cơ quan tố tụng cần phải truy tố ông Lê Hoàng Quân để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên cho đến nay, cơ quan tố tụng đang bất lực với ông cựu chủ tịch có nhiều sai phạm này./.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bao giờ Nguyễn Phú Trọng bị lột chức? Và bí ẩn nhân vật hạ bệ được Tổng bí thư!

>>> Cha “thất sủng”, nhưng vì sao Phạm Bình Minh lại thăng tiến?

>>> Lê Thanh Hải lập liên minh chống đỡ nhóm Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Văn Nên?

Dẹp chuyện bầu cử Quốc hội, Nguyễn Văn Nên chuẩn bị “sống mái” với Lê Thanh Hải?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023