Ông Nguyễn Phú Trọng muốn trao ghế phó Thủ Tướng thường trực cho ai nếu Trương Hòa Bình rút đi?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=VMn4rYdrKzc

Trường hợp ông Trương Hòa Bình là một trường hợp rất bất thường. Nó không theo khuôn mẫu nào cả. Việc ĐCS chà đạp luật pháp là việc làm quen thuộc của họ. Tuy nhiên việc chà đạp luật lệ của đảng thì ít gặp hơn. Khi trung ương đấu đá khốc liệt thì họ thường xé rào và phá vỡ mọi quy tắc cản đường họ.

Việc ông Trương Hòa Bình rớt ủy viên bộ chính trị mà còn tại vị phó thủ tướng thường trực cho thấy, vị trí này sẽ không yên ổn. Ghế ngồi của Trương Hòa Bình sẽ gặp sóng to gió lớn trong những ngày sắp tới. Chưa chi mà Nguyễn Phú Trọng có tham vọng kiểm soát Phạm Minh Chính rồi. Nói theo ngôn ngữ bóng đá thì ông Nguyễn Phú Trọng cho kèm cặp Phạm Minh Chính sát quá. Như cầu thủ bị kèm sát thì tiền đạo dù có hay cũng khó mà ghi bàn được.

Việc ông Trương Hòa Bình sẽ rời ghế phó thủ tướng quyền lực chỉ là vấn đề thời gian, có thể ngay trong năm 2021 và cũng có thể vào giữa nhiệm kỳ, không ai có thể đoán định được. Nó cũng tựa như bóng đá vậy, không ai có thể dự đoán nổi khi nào cầu thủ sẽ ghi bàn cả.

Chính trường Việt Nam từ khi diễn ra đại hội 13 có khá nhiều bất ngờ, mà đặc biệt là các vị trí trong chính phủ, nó xáo trộn liên tục. Ban đầu là dự tính Nguyễn Hòa Bình về chính phủ làm phó thủ tướng, nhưng sau đó lại thay đổi, ông Nguyễn Hòa Bình vẫn ngồi ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao với chức ủy viên Bộ Chính Trị. Sau đó có tin ông Lương Cường sẽ vào Quốc hội nhưng cuối cùng ông Lương Cường lại ngội lại chiếc ghế cũ, chiếc ghế chỉ dành cho ủy viên trung ương đảng. Tiếp theo là ông Trương Hòa Bình, ai cũng nghĩ là chắc chắn về vườn nhưng phút chót lại bám được ghế.

Quan những chuyển biến bất thường như vậy, cho thấy tuy thời điểm kết thúc ăn chia theo quy định đã qua nhưng chuyện ăn chia không đều mà đấu nhau vẫn còn đang tiếp diễn. Chính trường Việt Nam sẽ hứa hẹn nhiều pha gay cấn.

Ông Trương Hòa Bình, cố bám ghế

Ai là người đang nhắm vào ghế phó thủ tướng thường trực?

Phải khẳng định chắc chắn, người nhắm vào ghế phó thủ tướng thường trực phải là ủy viên bộ chính trị. Vì vậy trong 4 phó thủ tướng còn lại chỉ duy nhất ông Phạm Bình Minh là người có đủ tư cách cạnh tranh một xuất. Ngoài ra, còn có hai người nữa đang là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng ngồi không đúng chỗ hoàn toàn có khả năng trám vào ghế mà ông Trương Hòa Bình để lại.

Hai người ngồi không đúng chỗ ấy là, Nguyễn Hòa Bình đang là chánh án tòa nán nhân dân tối cao và Lương Cường đang là chủ nhiệm tổng cục chính trị. Cả 3 người này đều có thể, tuy nhiên thứ tư ưu tiên là ứng viên số một phải là ông Phạm Bình Minh, ứng viên số hai phải là ông Nguyễn Hòa Bình, và ứng viên số ba là ông Lương Cường.

Nhiều người cho rằng, ông Trương Hòa Bình phải đợi đến ngày 13/4/2021 ông mới nghỉ hưu vì đó là ngày sinh nhật của ông, trong khi đó bầu phó thủ tướng là ngày 8/4 nên lúc bầu ông Trương Hòa Bình vẫn chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Chính vì vậy nhiều người cho rằng, đến hội nghị Trung ương 3 của trung ương đảng khóa 13 này thì người ta sẽ chọn phó thủ tướng thường trực mới thay cho ông Trương Hòa Bình và sau đó kỳ họp quốc hội đầu tiên khóa 15 sẽ bầu người thay thế ông Trương Hòa Bình theo hình thức. Cách lập luận này không ổn, vì thực chất điều lệ đảng chỉ quy định ứng viên tái cử ủy viên bộ chính trị không quá 65 tuổi ngay tại thời điểm quốc hội chuẩn thuận danh sách nội các thôi, còn sau đó là không tính.

Thực ra hiện nay trong Bộ Chính Trị có hai người quá tuổi quy định vẫn tái cử là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc đang làm gương xấu đấy.

Đã mất chức ủy viên bộ chính trị mà còn bám được ghế thì chứng tỏ bàn tay của ông Trương Hòa Bình sẽ bám chắc hơn, ông sẽ không buông nếu áp lực không đủ mạnh.

Khả năng nào cho Phạm Mình Minh?

Trường hợp của ông Phạm Bình Minh là khá chua chát, ông Phạm Bình Minh được xem như nắm được vàng mà để vàng rơi. Ở Chính Phủ, ngoài 2 ủy viên bộ chính trị nắm bộ quốc phòng và bộ công an thì chỉ còn có một mình Phạm Bình Minh là ủy viên bộ chính trị. Việc sắp xếp ghế phó thủ tướng thường trực tưởng như đã đâu vào đấy, nhưng cuối cùng lại vuột mất vào phút chót.

Phạm Bình Minh sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959, hiện nay ông 62 tuổi còn thừa đến 3 tuổi để có thể ởt lại Bộ Chính Trị. Cái yếu điểm duy nhất của ông là chỉ giỏi ngoại giao không có kinh nghiệp quản lý đa ngành như vai trò của phó thủ tướng cần.

Cho đến giờ người ta cũng chưa rõ Phạm Bình Minh thuộc phe nào. Ông đi lên nhờ lý lịch đỏ của cha và biết vâng lời ông Nguyễn Phú Trọng phải nhường nhịn Bắc Kinh. Tuy nhiên biết vâng lời ông Trọng chưa chắc gì được ông Trọng sủng ái. Ông Trọng chỉ sủng ái những ai mà vừa vân lời vừa giúp ông Trọng chiến với đối thủ chính trị khác. Ví dụ như Nguyễn Bá Thanh mà không bị hạ độc thì có thể nói đến bây giờ Nguyễn Bá Thanh đã là công thần trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng rồi. Đấy là mẫu người mà ông Nguyễn Phú Trọng cần thực sự, còn ấn tượng của Phạm Bình Minh thì khá nhạt nhòa, đấu đá không giỏi thì khó mà được ông Nguyễn Phú Trọng trọng dụng. Có thể nói, ông Phạm Bình Minh đang ở rất gần chiếc ghế phó thủ tướng thường trực nhưng ông Minh là con người mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính không ưng ý cho lắm.

Phạm Bình Minh đã cầm vàng mà để vàng rơi

Tuy nhiên, ông Phạm Bình Minh cũng có thế mạnh, đó là ông đã qua hai nhiệm kỳ làm phó thủ tướng, trong khi hai ứng cử viên kia chưa một ngày làm chức vụ này. Ông Nguyễn Hòa Bình thì đã từng làm trong ngành công an, viện kiểm sát và ngành tòa án. Vì thế xét về điều kiện tổng hợp thì Phạm Bình Minh vẫn hơn.

Hiện nay chức vụ của ông Phạm Bình Minh chỉ ngang bằng chức vụ của cha ông khi còn tại vị. Những tưởng Phạm Bình Minh vượt mặt cha nhưng ông đã không làm được. Có lẽ chính điều này mà nó thúc đẩy ông Phạm Bình Minh bằng mọi giá phải chiếm lấy chiếc ghế thứ hai trong chính phủ.

Lý lịch ông Phạm Bình Minh có chút tì vết, đó là cha của ông – ông Nguyễn Cơ Thạch có tư tướng không thuần phục Trung Quốc nên bị đảng cho nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, ông Phạm Bình Minh đã khắc phục được điều này khi chính ông đã rất vâng lời ông Trọng trong chính sách ngoại giao.

Khả năng nào cho hai ứng cử viên còn lại?

Với trường hợp ông Nguyễn Hòa Bình thì có thể nói ông này là mẫu người lí tưởng cho cả ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính. Ông này rất giỏi chà đạp luật pháp và quyết theo lệnh cấp trên. Tuy nhiên mẫu người ông Nguyễn Hòa Bình tuy rất có ích cho người nào muốn sử dụng ông chánh án này vào mục đích xấu xa, tuy nhiên ông Nguyễn Hòa Bình cũng tỏ ra là một con người nguy hiểm đối với phe đối thủ. Có nghĩa là Nguyễn Hòa Bình mà theo Phạm Minh Chính thì rất hữu ích cho ông Chính nhưng lại rất nguy hiểm cho ông Trọng. Đó là lý do tại sao từ sau đại hội 13 ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Minh Chính giành nhau trường hợp của ông Nguyễn Hòa Bình là vậy.

Còn về phần ông Nguyễn Hòa Bình thì hiện nay tạm ở nguyên chỗ cũ và quan sát, nếu ông Nguyễn Hòa Bình thấy ông Phạm Minh Chính mạnh hơn thì ông sẽ không ngại quay lưng lại với ông Trọng.

Nguyễn Hòa Bình, con người dễ dàng chà đạp luật pháp

Trường hợp ông Lương Cường thì khó nhất trong 3 ứng viên. Ông Lương Cường chỉ là tướng quân đội mà lại chuyên về công tác tuyên huấn nên ông Lương Cường là không thích hợp cho vị trí phó thủ tướng thường trực. Và lich sử cho thấy, trong chính phủ của chính quyền CS qua các thời cũng chẳng thấy ai nhảy từ tuyên huấn quân đội lên làm phó thủ tướng thường trực.

Được biết, ông Lương Cường cho đến bây giờ cũng chưa được rõ là ông đang theo phe nào cả. Vì trung dung không theo phe nào nên cũng khó để mà ông Lương Cường có được sự ủng hộ của ông Trọng hay ông Chính. Nói chung, theo lý thuyết thì có thể nhưng thực tế thì Lương Cường gần như không thể ngồi vào chiếc ghế này.

Thực sư chưa biết ông Nguyễn Hòa Bình ngồi đấy bao lâu. Bởi trước đây cũng có bà Nguyễn Thị Kim Tiến rót ủy viên trung ương nhưng vẫn ngồi ghế bộ trưởng gần 4 năm. Với ĐCS thì không gì là không thế vì họ thích chà đạp lên luật thì mọi dự đoán đều thể không đúng.

Trần Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bị tước Uỷ Viên Bộ Chính Trị, vì sao “Chí Phèo” Trương Hòa Bình quyết bám ghế ? Ai đã hậu thuẫn?

>>> Nhờ bảo kê Đường Nhuệ, Nguyễn Hồng Diên được Phạm Minh Chính trọng dụng?

>>> Giải mã sức mạnh bất khả xâm của “bà trùm xã hội đen và xã hội đỏ” Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà!

Thế lực nào đang “đâm sau lưng” Tô Lâm?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023