Mất quyền lực, bà Nguyễn Thị Kim Ngân “nghẹn ngào” nhìn đàn em bị xử

Nguyễn Thị Kim Ngân là một cái tên mà nhiều người sẽ còn nhắc nhiều. Là một phụ nữ từng giữ chức vụ cao nhất trong ĐCS, là người phụ nữ đầu tiên vào được tứ trụ và bà cũng là người miền nam đầu tiên nắm chức bí thử một tỉnh miền Bắc – tỉnh Hải Dương.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân gốc Bến Tre và được điều ra trung ương rất sớm. Năm 1995 bà được điều ra Hà Nội làm chức thứ trưởng Bộ tài Chính là phó cho ônh Hồ Tế và sau đó là làm phó cho Nguyễn Sinh Hùng. Chính vì ra trung ương sớm nên có thể nói bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người phụ nữ có mối quan hệ rộng nếu so với những nữ chính sách trước bà và sau bà. Đến năm 2002 bà Ngân được điều về Hải Dương – Quê Hương của ông Nguyễn Văn Linh làm bí thư tỉnh ủy.

Người mà từ trung ương được bổ về làm bí thư tỉnh là dạng luân chuyển cácn bộ, sau khi hoàn thành vai trò lãnh đạo địa phương, bà Ngân về Trung ương sẽ được bố trí vị trí cao hơn.

Sau khi thôi làm bí thư tỉnh Hải Dương bà Ngân về chính phủ làm thứ trưởng bộ tài chính 1 tháng, sau đó làm thứ trưởng bộ thương mại 18 tháng và sau đó là lên chức bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội từ năm 2007 đến 2011.

Sau khi hết làm bộ trưởng bà chuyển sang Quốc hội và đã leo lên chức cao nhất trong Quốc hội như mọi người đã biết.

Như vậy thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân có mối quen biết ít nhất 2 địa phương, thứ nhất là Bến Tre quê hương của bà, thứ nhì là tỉnh Hải Dương – nơi bà làm bí thư tỉnh.

Ở Trung ương, bà Ngân làm chủ yếu ở Chính Phủ và Quốc hội. Bà làm trong chính phủ từ thời ông Võ Văn Kiệt với vị trí là thứ tưởng Bộ tài Chính. Bà Ngân đã làm việc ở Chính phủ trải qua 3 đời thủ tướng, đó là thủ tướng Võ Văn Kiệt, thủ tướng Phan Văn Khải và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau này bà là người thuộc phs cánh Nguyễn Tấn Dũng. Nói thế để thấy, bà Ngân có mối quan hệ rộng như thế nào.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Nhờ Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiến lên ghế chủ tịch quốc hội

Bà Ngân vào Bộ Chính Trị làm may mắn, tại hội nghị trung ương 7 khóa 11, ông Nguyễn Tấn Dũng quá mạnh đã hất 2 người của Nguyễn Phú Trọng ra khỏi đề cử vào Bộ Chính Trị và đưa Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân vào. Ngân mới vào Bộ Chính Trị có 2 năm là được ông Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu thay ông để làm chức chủ tịch Quốc hội khóa XIV, thêm vào đó là trong thỏa thuận rút lui, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đặt điều kiênh với ông Nguyễn Phú Trọng là chấp nhận lời giới thiệu của ông Nguyễn Sinh Hùng. Được hai người trong tứ trụ ủng hộ, bà Ngân đã nắm ghế chủ tịch Quốc hội bằng cách như vậy.

Ngồi ở ghế chủ tịch quốc hội, bà Ngân không làm gì nổi bật ngoài việc may 300 bộ áo dài với mỗi bộ trị giá cả trăm triệu đồng, ngoài ra bà còn mang tai tiếng là để cho những kẻ tổ chức buôn người đi cùng chuyến chuyên cơ của bà đưa người trốn sang Hàn Quốc.

Chuyến đi từ cuối năm 2018 cho đến tháng 9 năm 2019 thì bị phanh phui. Điều đáng nói là phía Hàn Quốc khui ra vụ này chứ còn phía Việt Nam thì họ xem như không có chuyện gì xảy ra. Có người cho rằng với quyền lực của một quan chức tứ trụ triều đình bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã ém vụ này. Có lẽ nhận xét này là đúng vì chuyến bay của chủ tịch quốc hội công an không bao giờ để lọt người lạ vào chuyến bay. Chỉ có người được chủ tịch quốc hội đảm bảo mới có thể tháp tùng bà lên máy bay.

Việc bị phía Hàn Quốc phanh phui được hiểu như là môt “tai nạn” đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân thôi. Người ta nghi ngờ vụ án có bàn tay bà Nguyễn Thị Kim Ngân dàn sếp.

Nghi ngờ càng được khẳng định khi mà khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn tại vị thì không tòa nào dám đem vụ án đấy ra tòa để xét xử, mặc dù việc điều tra nhân thân của những cá nhân ở lại Hàn Quốc và cả người đứng ra tổ chức là việc rất đơn giản. Việc tòa án chỉ xử sau khi bà Ngân đã mất quyền lực thì điều đó cho thấy, vụ án có bàn tay bà Ngân nhúng vào.

Đàn em bà Ngân là ai?

Hôm 20-5, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt 8 người trong vụ án tổ chức cho người khác trốn sang Hàn Quốc theo chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cuối năm 2018 với các mức án dưới khung hình phạt.

Theo mạng báo Vietnamnet, bà Lê Thị Liễu, Giám đốc Công ty cổ phần GVA, bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài”. 4 người khác là các ông bà Trịnh Bang Dũng, Ngô Xuân Hiếu, Lê Thị Xuân, Nguyễn Thị Lương (đều ở Nghệ An) nhận các mức án lần lượt là 3 năm tù; 20 tháng tù; 18 tháng tù treo và 18 tháng tù với cùng tội danh.

Ngoài ra ba bị cáo khác là bà Trần Thị Tuyết (cán bộ Tạp chí Kinh tế và dự báo, Bộ KH&ĐT), Lương Mạnh Hùng (Giám đốc Công ty CP đào tạo và tư vấn giáo dục TD Việt Nam) bị tuyên 20 tháng tù; ông Trần Phục Hưng (Giám đốc Công ty TNHH MTV tư vấn du học Nhật Bản Bắc Nam): 16 tháng 11 ngày tù (bằng thời gian tạm giam).

Hành vi của các bị cáo trong vụ án thuộc khoản 2, Điều 349 Bộ luật hình sự 2015, Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

Vụ việc 9 người tháp tùng chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân rồi bỏ trốn ở lại Hàn Quốc vào tháng 12 năm 2018 khi các tờ báo địa phương đưa tin tức về vụ việc vào tháng 9-2019.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khi trả lời phóng viên BBC tiếng Hàn xác nhận, trong chuyến thăm của phái đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam, có 9 người nhập cư bất hợp pháp, hai trong số họ đã trở về nước, 7 người vẫn còn đang ở bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, cáo trạng mà báo chí nhà nước đăng tải hôm 24-4 vừa qua chỉ nêu tên 4 trong số 6 người mà nhóm của bà Liễu tổ chức trốn đi là Trần Văn Dũng, Ngô Huy Hào, Nguyễn Đình Cơ và Dương Hùng Quang.

Cáo trạng cho biết cả 4 người đã về Việt Nam, còn 2 người đang trốn ở lại không được nêu danh tính.

Ngoài ra dư luận còn thắc mắc, ngoài 6 người do nhóm của Liễu tổ chức đi theo máy bay bà Ngân, thì 3 người còn lại trong nhóm 9 người bỏ trốn là ai? Vì sao lên được chuyên cơ của bà Ngân và vì sao không công khai danh tính?

Đáng chú ý, nhân vật Lê Thị Liễu người đã đưa trót lọt 9 người đi lậu lên máy bay. Nếu bà này không phải là người khiến bà Ngân đứng ra bảo lãnh thì 9 người  kia làm gì lên được máy bay? Bà Lê Thị Liễu là người quen của bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nguyễn Thị Kim Ngân bất lực nhìn đàn em bị xử

Nếu còn giữ chức chủ tịch quốc hội thì ắt hẳn bà Lê Thị Liễu đã bị xử nhẹ hơn nhiều. Phía tòa án kéo dài vụ án đến khi mà Nguyễn Thị Kim Ngân không còn làm chức chủ tịch quốc hội mới xét xử đã cho thấy rằng, họ muốn né tránh sự tác động của quyền lực.

Tất cả các quan chức chính quyền CS đều bị rơi vào hoàn cảnh như vậy. Chính ông Lê Thanh Hải cũng bất lực không bảo vệ em ruột của mình khi hết quyền lực.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thời đỉnh cao quyền lực

Nếu giả xử như là Lê Thị Liễu mà là đàn em của bà Nguyễn Thị Kim Ngân thật thì giờ này bà Ngân cũng đành bất lực nhìn người ta mang đàn em của bà ra xử thôi.

Tại Việt Nam, quyền lực nó đã bóp méo luật pháp như vậy. Cứ hễ người có mối quan hệ lớn thì tội lớn thành tội nhỏ, tội nhỏ thành vô tội. Đó là sự bất công do chính ĐCS đã mang lại cho đất nước này.

Đất nước này không những có sự bất công giữa người không có quan hệ với người có mối quan hệ với chính quyền, mà bất công nó hiển hiện ngay trong quan chức với nhau. Cũng là mà thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải dưới thời ông Đinh La Thăng, nhưng Nguyễn Văn thể không sao còn Nguyễn Hồng Trường thì phải xộ khám. Vậy thôi. Nếu là Lê Thị Liễu không quen biết với bà Nguyễn thị Kim Ngân thì án không nhẹ thế đâu, chỉ 5 năm cho tội buôn người. Và rất có thể nếu bà Nguyễn Thị Kim Ngân mà ngồi được ghế chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2 thì có thể khi đó vụ án sẽ bị chìm xuồng.

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?

>>> Nguyễn Phú Trọng lo bầu cử thất bại, Phan Văn Giang kéo quân đội tiếp ứng

>>> Vì sao trong nhà Trương Châu Hữu Danh có tài liệu mật trong vụ án Hồ Duy Hải?

N.P Trọng lo bầu cử thất bại, Phan Văn Giang kéo quân đội tiếp ứng


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT