Covid-19: ‘Bom hàng’ở Sài Gòn – báo chí và người dân nói gì?

Link Video: https://youtu.be/xQFojR21nY8

Mấy ngày nay, chuyện “bom hàng” chiếm chỗ trên báo chí và mạng xã hội Việt Nam.

Việc này xảy ra trong phạm vi TP. HCM, xuất phát từ chủ trương “đi chợ hộ” – nhà nước làm thay việc của doanh nghiệp. Lý do được nêu là nhằm thực hiện tốt hơn việc giãn cách xã hội để chống Covid-19.

Hình ảnh quân nhân đi siêu thị, xách hàng, chuyển đồ được phát tán rộng, ngay từ những ngày đầu họ tham gia công việc hoàn toàn mới này.

Dường như chưa kịp chứng minh khả năng tổng hợp đơn hàng, nhận biết, phân loại hàng hóa, tìm đường… những người “đi chợ hộ” lại gặp “tình trạng bom hàng“.

Thông tin trên báo chí Việt Nam

VnExpress viết: “Một tình nguyện viên tại phường Trường Thọ, TP Thủ Đức nói, anh thấy nỗ lực của mình trở nên vô nghĩa khi nhiều ngày bất chấp mưa gió, đi chợ hộ cho bà con nhưng vẫn liên tục bị “bom” cả trăm đơn hàng.”

Tờ Lao Động chạy hàng tựa: “”Đi chợ hộ“: Một phường ở TP. HCM bị bom 100 đơn, nơi phải chờ vì quá tải.” Báo này dẫn lời ông Phạm Thanh Phương – Chủ tịch UBND phường An Phú (TP.Thủ Đức):

Trong 5 ngày triển khai việc đi chợ giúp người dân, ngày 27.8, phường đã có tới 100 đơn hàng bị “bom” trong ngày. Tình trạng chung của các đơn hàng bị “bom” là gọi không nghe máy. Số ít lại nói “đặt thử xem có được không chứ không mua“, hoặc thẳng thừng trả lờikhông mua nữa“.

Vẫn theo tờ Lao Động, Về lý do lượng “bom” hàng nhiều, ông Phương cho rằng, do không có sự ràng buộc bởi người mua đăng ký qua phiếu và ship COD (giao hàng – thu tiền hộ) nên họ thản nhiên hủy đơn.

Nhiều cán bộ, tình nguyện viên đi chợ hộ cho biết khá vất vả để lựa đủ những món theo đơn đặt hàng

Trang tin điện tử của Đảng bộ TP. HCM có bài: “Xin đừng đùa với sự tận tụy của cán bộ cơ sở trong việc “đi chợ giúp dân.” Báo này viết:

Hai ngày gần đây, báo chí và mạng xã hội thông tin nhiều về việc một số phường ở quận Tân Phú xảy ra hiện tượng lực lượng cơ sở bị “bom hàng” khi nhận “đi chợ giúp dân”. Đây là việc rất đáng tiếc và cũng rất đáng trách trong bối cảnh TP. HCM đang triệt để thực hiện giãn cách xã hội và chính quyền các địa phương triển khai rất tích cực mô hình “đi chợ giúp dân” để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa thiết yếu của người dân.”

Tuy nhiên, theo Pháp Luật Online: “Một số lãnh đạo xã, phường tại TP.HCM cho biết sau một tuần thực hiện siết giãn cách, người dân rất cần được đi chợ hộ nên khó có chuyện “bom hàng.” Nếu nơi nào có tình trạng này thì có thể do từ sự nhầm lẫn nào đó.”

Một status trên Facebook

Mạng xã hội nói gì?

Nguyễn Phúc Gia Huy đặt câu hỏi trên trang cá nhân như sau: “Tin dân Sài Gòn bom hàng mùa dịch là fakenews?

Danh khoản này viết: “Mấy nay, tôi đọc rất nhiều status của bạn bè phẫn nộ chuyện nghe đồn là người TP. HCM mùa dịch mà bom hàng, đặt xong không nhận. Như thường lệ, tôi không vội vã thể hiện cảm xúc, mà quyết định nghiên cứu thử coi tin này có thật hay không. Các bạn cũng hãy áp dụng phương pháp này, gọi là Kiểm tra trước khi tin mù quáng.”

Nguyễn Phúc Gia Huy ví dụ tìm được bài của VnExpress, tựa “‘Đi chợ hộ’ và những tình huống dở khóc dở cười” có đoạn: “Tương tự, một đội hình khác cũng bị “bom” đơn hàng có giá trị hơn 400.000 đồng. Đứng trước cổng chung cư người nhận, dù cán bộ phụ trách gọi điện hàng chục cuộc nhưng vẫn không được phản hồi. Mãi đến chiều cùng ngày, người đặt đơn mới nhắn tin xin lỗi với lý do “đặt thử xem có được đi chợ hộ thật không”, chứ không muốn mua hàng.”

Rồi đi đến kết luận: “Tuy nhiên, tôi không có dù chỉ một ảnh chụp màn hình đoạn tin nhắn. Nên tôi không chắc lắm về tính chân thật của đoạn này.”

Cũng trên trang cá nhân, nhà thơ Bùi Chí Vinh viết:

Báo chí bây giờ toàn bí cháo

Đẻ ra đủ mọi loại trò hề

Bắc lây ảnh dân chơi bay lắc

“Bom hàng” cũng ảnh đó mới ghê!”

Bình luận bên dưới status này của nhà thơ, Nhã Khanh nêu: “Không thể tưởng tượng được sự xuống cấp thê thảm của lòng tự trọng! Từ trên xuống dưới! Quy ra nền “Ráo Rục” đã trồng người thế nào rồi!”

Nguyet Tran khẳng định: “Mua hàng thì phải trả tiền trước, có địa chỉ và số điện thoại rõ ràng, boom hàng sao được, dân mình thật cả tin và cảm tính nên dễ bị dẫn dắt.”

Trong một sự kiện liên quan, danh khoản Vũ Đức Thiện được cho là đã mua lại hết 100 đơn hàng bị “bom“, người này viết: “Cháu là công dân phường An Phú, xin phép trả tiền cho 100 đơn hàng bị ” bom” mà các bác phản ánh.”

Trong một phát biểu khác, người này viết: “Chuyện bom hàng tôi nghĩ là có, nhưng không nhiều đến mức như nhiều báo đưa…”

Theo báo chí Việt Nam cho biết, có thế thấy nhưng người “đi chợ hộ” không những làm công việc giao hàng, mà còn làm nhiệm vụ mua hàng, thống kê đơn hàng. Họ được cho là lực lượng không chuyên nghiệp.

Được biết, từ hôm nay 31/8, các doanh nghiệp giao hàng chuyên nghiệp đã được phép tái xuất để cung cấp thực phẩm, hàng hóa cho người dân TP. HCM.

Ngun: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58392490

Kasse animation 7.8.2023