‘Thẻ xanh, thẻ vàng’: biến tướng giấy đi đường mùa dịch COVID-19

Link Video: https://youtu.be/tQ3wH59ILbg

Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến áp dụng ‘thẻ xanh, thẻ vàng COVID-19’ để kiểm soát mức độ tham gia xã hội của người dân, doanh nghiệp khi mở cửa, phục hồi kinh tế.

Thẻ xanh sẽ cấp cho người đã khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ hai mũi vắc xin dưới 65 tuổi, không bệnh nền; người đã khỏi bệnh hoặc người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Thẻ vàng được cấp cho người tiêm một mũi vắc xin.

Một người có “thẻ xanh” sẽ có quyền đi lại nhiều hơn người có “thẻ vàng“, còn người có “thẻ vàng” thì có quyền đi lại nhiều hơn người chưa có thẻ.

Thẻ xanh” và “thẻ vàng” về bản chất là giấy chứng nhận đã tiêm ngừa vaccine hoặc đã có kháng thể sau khi nhiễm bệnh.

Phương pháp này được coi là có thể mang lại nhiều tác động tích cực. Thứ nhất là có thể cho phép các địa phương đã tiêm ngừa rộng rãi dần mở cửa trở lại, khôi phục dần các hoạt động kinh tế, xã hội. Thứ hai, nó khuyến khích người dân, những người vì lý do nào đấy mà chưa tiêm, đi tiêm vaccine để có được “thẻ xanh“, “thẻ vàng“, qua đó có thể đi lại thoải mái hơn.

Trên thực tế, việc phân loại theo màu này đã được tiến hành tại Trung Quốc từ năm ngoái. Những người mang mã QR màu xanh có thể đi lại mà không bị hạn chế, những người mang màu vàng có thể được yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày.

Nhiều nước châu Âu cũng sử dụng các cơ chế tương tự cho việc đi lại xuyên biên giới.

Trong khi đó, nhiều nước tỏ ra thận trọng khi áp dụng cơ chế “giấy thông hành” dựa trên tình trạng miễn dịch bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quyền công dân, bao gồm quyền đi lại và quyền nhân thân.

Các chuyên gia cho rằng việc đưa tiêu chí tiêm vắc xin vào cấp thẻ xanh, thẻ vàng là hợp lý, nhưng việc đưa tiêu chí bệnh nền và suy giảm miễn dịch là bất hợp lý, bởi làm sao thực hiện một quy định chung đối với việc xác định bệnh nền hay suy giảm miễn dịch?

Ảnh: dự kiến thẻ xanh thẻ vàng có thể quét mã code QR, việc phân loại Thẻ xanh thẻ vàng việc là học theo Trung Quốc.

Lên tiếng với truyền thông Nhà nước, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định:

Không nên đưa tiêu chí bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch vào việc phân loại nhóm nguy cơ để hạn chế hoạt động của người dân khi bình thường mới.

Thứ nhất, rất khó để có thể thực hiện một quy định cứng đối với việc xác định bệnh nền hay suy giảm miễn dịch.

Thứ hai, bệnh nền hay suy giảm miễn dịch là chuyện cá nhân của mỗi người, Nhà nước không nên quản họ khi họ đã tự nguyện tiêm chủng đầy đủ.

Đừng vì họ có bệnh này bệnh kia, dù đã tiêm chủng mà ra quy định làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của họ.”

Với người dân, họ không tin chính quyền có thể làm được điều mà chính quyền vừa công bố, bởi Nhà nước đã mất kiểm soát từ nhiều phía. Bà Th., Phó giám đốc và là Trưởng ban phòng chống dịch bệnh của một công ty dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh, nêu kinh nghiệm thực tế từ cá nhân bà để chứng minh Nhà nước thực sự không kiểm soát được ai đã tiêm một mũi vắc xin, ai đã tiêm đủ hai mũi vắc xin.

Ảnh: mạng xã hội xôn xao về hình ảnh gia đình sống tại ống cống sau khi bị đuổi khỏi phòng trọ trong cơn đại dịch ở xã Vĩnh lộc A, huyện Bình Chánh TpHCM

Bà kể, bà được tiêm mũi một theo chỉ tiêu của công ty. Sau đó doanh nghiệp tạm đóng cửa theo Chỉ thị 16 nên bà tiêm mũi hai theo tiêu chuẩn của phường. Khi kiểm tra dữ liệu trên hệ thống, nơi tiêm ngừa mũi hai hoàn toàn không có thông tin bà đã tiêm mũi một. Bà kết luận:

Người thì ở đây mà chích ở phương trời nào đó thì làm sao mà khai báo được? Mà đã không khai báo được thì làm sao có thẻ? vậy thì họ sẽ bắt người ta xếp hàng khai báo để ra cấp một tờ giấy khác chứ còn làm sao nữa, bởi không làm được bằng computer thì sẽ làm bằng tay. Thì lúc đó lại lây lan dịch bệnh.

Hàng bao nhiêu triệu người được chích mũi một, mũi hai thì sẽ có từng đó con người có thẻ xanh, thẻ vàng. Vài ba bữa nữa phải có chốt để kiểm soát. Rồi chừng đó con người dồn ứ tại hàng trăm chốt chặn. Như thế lại bùng lên một đợt dịch nữa.

Ảnh: hơn 9.000 người đã đến Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, TP HCM, để tiêm vaccine Covid-19, chiều 24/6.

Vấn đề người dân được ra ngoài không phụ thuộc vào việc được chích bao nhiêu mũi vắc-xin.

Cấp cho người ta cái thẻ xanh, thẻ vàng không thay đổi được cục diện chống dịch, mà thay đổi là có kiểm soát được dịch bệnh hay không. Cho thẻ xanh nhưng không kiểm soát được dịch thì lại thu lại thẻ à? Từ hôm dịch bùng phát đến nay cứ như thế.”

Bà Th. tin rằng, chỉ vài hôm nữa, chính quyền lại ‘đẻ’ ra thêm một cái thẻ khác rồi mọi người lại chen lấn khai báo để được cấp.

Theo kế hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh, việc phục hồi kinh tế sẽ trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn một dự kiến từ 16 tháng 9 đến 31 tháng 10, người có thẻ xanh được tham gia tất cả hoạt động xã hội, trừ các hoạt động giải trí. Người có thẻ vàng được tham gia một số lĩnh vực.

Giai đoạn hai dự kiến từ 31 tháng 10 năm nay đến 15 tháng 1 năm 2022, thành phố sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho người có thẻ xanh gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định.

Đến giai đoạn ba dự kiến sau 15 tháng 1 năm 2022, thành phố mở cửa tất cả hoạt động nền kinh tế.

Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có thẻ xanh.

Nhà hoạt động Lương Thế Huy chia sẻ trên Facebook cá nhân:

Quyền tham gia đời sống đi liền với ‘thẻ xanh’ cần được cẩn trọng. Nhiều nước đang nghiên cứu thì đã dừng. Tại sao?

Vì mục tiêu trong dịch là sẽ bao phủ vaccine tối đa để đạt miễn dịch cộng đồng và/hoặc luôn kiểm soát được số ca nhập viện trong năng lực của hệ thống y tế.

Vậy thì chưa kịp phân chia, cấp xong hết ‘thẻ xanh, vàng’ thì đã bao phủ xong, kể cả có một nhóm thiểu số không tiêm vaccine (chủ quan hoặc khách quan) thì họ cũng được bảo vệ luôn khi bao phủ đủ rộng, vậy việc hạn chế quyền tham gia đời sống theo ‘xanh, vàng, đỏ’ khi đã bao phủ vaccine là không cần thiết. Nó chỉ hiệu quả rất ngắn hạn khi chưa bao phủ đủ rộng vaccine.

Từ đó, ông cho rằng thoạt nghe qua thì mô hình này khá hấp dẫn, “tuy nhiên cần thảo luận rất kỹ để quy định thật sự phát huy được về dài hạn chứ không phải tốn công hoàn thiện dữ liệu rồi không dùng được trong thực tế.”

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, cách đưa vào sử dụng thẻ xanh, thẻ vàng này hoàn toàn bất khả thi.

Giả sử 99% người dân được cấp thẻ xanh thì điều quan trọng nhất là họ cũng không thể nào vượt qua khỏi hàng trăm chốt chặn để kiểm tra.

Như vậy thì nó sẽ gây ách tắc và ngưng trệ mọi hoạt động của một thành phố. Hơn nữa, thẻ vàng cấp cho người chỉ mới được tiêm một mũi vắc xin.

Đây là trách nhiệm của Nhà nước. Không lo đủ thuốc cho dân cần, lại đẩy trách nhiệm và cái khó cho dân là một Nhà nước vô trách nhiệm. Ông phân tích:

Cái cách đưa ra ý tưởng thẻ xanh thẻ vàng chỉ là biến tướng của một loại giấy đi đường mới chứ không giải quyết được gì hết.

Bởi cái quan trọng nhất là lưu thông, giao thông trong thành phố. Cái tư tưởng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nó gây ra cái nghịch lý như vậy do cái tư duy của họ.

Họ nhìn Thành phố Hồ Chí Minh như một cái xác chết chứ không phải một cơ thể sống theo đúng như hai yếu tố quan trọng nhất của triết học, đó là mọi sự vật và hiện tượng đều phải vận động và tác động lẫn nhau và tác động đa chiều.

Từ cái đó, cộng thêm cái tư duy chia nát thành phố, chốt chặn khắp nơi cho thấy tầm nhìn của họ không qua nổi cánh cổng một làng quê nông nghiệp cách đây cả trăm năm. Áp dụng vào cho ngày hôm nay là hoàn toàn bất khả thi và tôi nhìn thấy sự thất bại.

Nói một câu ngắn gọn thì cách chống dịch nói chung và việc đề ra thẻ xanh thẻ vàng nói riêng là một cách làm việc phản khoa học, chống lại quy luật phát triển của xã hội loài người.”

Facebooker Lê Nguyễn Duy Hậu  cho rằng:

Việc cẩn trọng hiện nay không thừa, nhưng nếu quá cẩn trọng thì sẽ không đạt được nhiều mục đích, và gây ra phản ứng. Giải pháp trung hoà có thể như các quốc gia ở Châu Âu, thậm chí là Campuchia đang đề xuất, đó là hạn chế một số hoạt động đặc thù đối với người chưa tiêm, còn lại thì họ vẫn sinh hoạt bình thường và tiến tới chữa bệnh có thu phí kể từ giai đoạn 2 khi 80% người dân đã tiêm đủ liều. Như vậy sẽ giải quyết được mối lo quá tải hệ thống, và cũng không biến thẻ xanh thành một tấm giấy thông hành như hiện nay.

Nói tóm lại, mình nghĩ Sài Gòn cần đoạn tuyệt hẳn với mục tiêu 0 ca nhiễm và tin tưởng hơn vào hiệu lực của vắc-xin, từ đó hình dung ra một viễn cảnh mà ở đó covid vẫn còn, nhưng nhờ có kháng thể vắc-xin (tuy có suy giảm) mà xã hội vẫn vận hành bình thường, và tập trung chăm sóc, phòng ngừa cho nhóm yếu thế về sức khoẻ, lớn tuổi (mà tiếc thay bị bỏ quên quá lâu trong thời gian đầu chống dịch). Nếu tầm nhìn rõ ràng vậy thì mình tin rằng các quy định mang tính cấm đoán thẻ xanh, thẻ vàng sẽ được loại bỏ và tạo được sự ủng hộ cả về dư luận và pháp lý hơn.”

Tuy Tp.HCM đang nghiên cứu cơ chế cấp thẻ xanh, thẻ vàng COVID cho người dân nhưng tại buổi tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh tối 12 tháng 9, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Dương Anh Đức thừa nhận, sau 15 tháng 9 thành phố chưa thể nới lỏng giãn cách xã hội theo thẻ xanh, thẻ vàng.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Lại xe đông lạnh nhét người, Phạm Minh Chính cần đền tội

>>> Hội đồng Lý luận TW ‘tiếp tục rút ra các bài học kinh nghiệm’ cho Việt Nam

>>> Sự hỗn loạn do COVID-19 châm ngòi cho những căm phẫn tại Việt Nam

Xuống âm phủ Phùng Quang Thanh vẫn còn ganh đua Trần Đại Quang?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT