Khởi tố công ty Việt Á – hàng ngàn tỷ đã bị Bộ Y tế bỏ mặc để rơi vào tay MAFIA y tế như thế nào

Link Video: https://youtu.be/NmBFvuDm8DY

Vụ công ty Việt Á bị khởi tố cho thấy giá xét nghiệm bị thổi bùng lên mức trên 500 ngàn đồng/1 xét nghiệm để bán cho cơ quan kiểm soát dịch bệnh (CDC) của 62 tỉnh thành với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng, nay đã bắt đầu được phanh phui sau 3 tháng điều tra.

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở TpHCM, mạng xã hội từ nhiều tháng trước đã rầm rộ đưa tin về giá xét nghiệm covid được áp dụng quá cao vì Bộ y tế khống chế giá sàn là 238 ngàn đồng/1 xét nghiệm, và có nơi thu tiền người dân đến 700 ngàn đồng cho một lần xét nghiệm, trong khi đó giá xét nghiệm ở châu Âu chỉ tương đương vài chục ngàn đồng.

Nhiều người dân tỏ ý ngạc nhiên không hiểu vì sao Bộ y tế và cơ quan kiểm soát dịch bệnh (CDC) của 62 tỉnh thành có thể trở nên quá ngây thơ để công ty Việt Á xỏ mũi bán với giá trên trời như thế.

Báo Tuổi trẻ mô tả rằng: “Các trinh sát phải mất nhiều tháng lăn lộn tại nhiều tỉnh thành, theo dõi đường đi… để bóc tách được hành vi móc ngoặc “thổi giá” của các bị can.”

Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng thông tin trên mạng internet ngày nay hầu như sờ sờ ra đấy, chỉ trong vài cái click chuột đã có thể đoán ra thủ đoạn thổi giá và vô số bài viết đã kêu gào công khai.

Sau khi nhiều ngàn tỷ đã thất thoát thì nay mới chỉ có một công ty Việt Á bị khởi tố là điều khó hiểu về trình độ của điều tra viên Việt nam từng được Đại biểu quốc hội khen là giỏi nhất thế giới.

Trong khi người dân bị mất thu nhập rơi vào cảnh khốn cùng bị cưỡng ép phải xét nghiệm, thì giá xét nghiệm bị thả nổi đến mức hàng trăm bài báo trong nước mô tả rằng “loạn phí xét nghiệm” hay “giá xét nghiệm covid đang nhảy múa”.

Theo tính toán của TS Nguyễn Ngọc Chu thì hàng ngàn tỷ đồng đã bị lãng phí khi chủ trương của TpHCM và Hà nội là bắt buộc 100% người dân phải đi xét nghiệm để truy tìm F0.

Trong một bài viết, TS Nguyễn Ngọc Chu đã phân tích rằng người Việt Nam đã chịu chi phí xét nghiệm Covid-19 cao hơn người Đức trung bình khoảng từ 100 đến hơn 400 lần.

Ảnh: giáo viên dạy Yoga ở Bình Dương bị cưỡng chế xét nghiệm một cách dã man, nay đang khởi kiện chính quyền

Hôm 19-12, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, vì cấu kết với các Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC các tỉnh để nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.

Ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và Nguyễn Mạnh Cường, kế toán trưởng CDC Hải Dương, Vũ Đình Hiệp, phó tổng giám đốc Công ty Việt Á; Hồ Thị Thanh Thảo, thủ quỹ Công ty Việt Á…, cũng bị khởi tố.

Sau khi được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho bộ kit xét nghiệm COVID-19, từ tháng 4-2020 cho đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.

Ban đầu khi dịch bùng phát và tình thế cấp bách, Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng trước.

Sau đó, Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.

Công ty CP công nghệ Việt Á của Phan Quốc Việt đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu để nâng giá bán lên 470.000 đồng/ 1 bộ kit và thỏa thuận chi tiền phần trăm hợp đồng cho các lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố để cung cấp các bộ kit xét nghiệm này.

Bước đầu, Cơ quan Công an xác định Công ty Việt Á đã bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng.

Ảnh: ông Phan Quốc Việt (bìa trái) và các bị can bị khởi tố hôm 19-12

Trong đó bị can Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, số tiền gần 30 tỉ đồng.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt, 20 bất động sản trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến…

C03 đang tiếp tục điều tra mở rộng đối với các cá nhân, đơn vị liên quan để làm rõ bản chất của vụ án, yếu tố tư lợi…; rà soát, kê biên tài sản của các đối tượng để đảm bảo thu hồi cho Nhà nước“, trung tướng Tô Ân Xô cho biết.

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, còn nhiều tỉnh thành mua kit test của Việt Á với mức giá từ 470.000đ/test PCR như ở Hải Dương, thậm chí mua ở mức giá cao hơn.

Tỉnh Bắc Ninh phê duyệt mua 10.000 bộ test PCR LightPower của Việt Á cho CDC tỉnh Bắc Ninh với giá 470.000đồng/bộ, tỉnh Nam Định cũng mua 13.536 bộ test tương tự của Việt Á, giá 509.250 đồng/bộ. UBND TP Đà Nẵng cũng mua 70.000 bộ kit giá mua là 509.250đ/kit.

Theo khảo sát của báo Tuổi trẻ, hầu hết tỉnh thành, bệnh viện mua kit test PCR của Việt Á thời gian qua đều mua với giá từ 470.000đồng/bộ trở lên.

Ảnh: văn bản đã được đưa lên Thoibao.de rằng Bộ y tế chỉ định thầu buộc các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình dương và TpHCM phải mua của tập đoàn Vingroup hàng chục triệu bộ test Covid với lý do kỳ cục rằng Vingroup không phải nhà thầu, không có kinh nghệm bán sinh phẩm xét nghiệm

Trong khi đây là mức giá CDC Hải Dương đã mua và giám đốc CDC Hải Dương bị bắt cùng tổng giám đốc Việt Á do nhận “phần trăm” gần 30 tỉ đồng.

Ông Phan Quốc Việt – 41 tuổi, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á – từng chia sẻ với báo chí ông là một người con ngành y, với chuyên ngành sinh học phân tử Trường đại học Quốc gia Hà Nội.

Và may mắn hơn khi công ty của ông được Học viện Quân y lựa chọn đối tác hơn chục năm qua, đáng kể như việc hợp tác với Học viện Quân y sản xuất thành công kit xét nghiệm COVID-19 “made in Vietnam” vào tháng 3-2020.

Tháng 4-2020, công ty được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành kit test COVID-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất.

Tại thời điểm này, ông Phan Quốc Việt cho biết năng lực sản xuất của công ty khoảng 10.000 bộ kit/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần. Giá mỗi bộ từ 400.000 – 600.000 đồng/test, “thấp hơn thế giới nhiều lần”.

Trước khi sản xuất thành công bộ kit xét nghiệm COVID-19 “made in Vietnam“, Công ty Việt Á cũng được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit thử, trong đó có nhiều tác nhân gây bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay – chân – miệng, HPV…

Ảnh: hàng trăm bài báo trong nước mô tả tình trạng “loạn giá xét nghiệm” từ nhiều tháng trước

Ngoài kit test, Công ty Việt Á cũng trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, công ty này trúng gói thầu cung cấp hóa chất sinh phẩm xét nghiệm chuyên khoa và dung dịch khử khuẩn. Gần đây, Công ty Việt Á trúng gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Bạch Mai.

Cuối tháng 2-2020, Việt Á nhận được các nguyên liệu cuối cùng để hoàn tất sản phẩm, với thời gian xét nghiệm COVID-19 (bao gồm cả chuẩn bị mẫu) là 2,5h, giảm hơn nhiều so với trước đó muốn xét nghiệm phải giải trình tự gen, thời gian phát hiện ca dương tính kéo dài.

Ngày 5-3-2020, Bộ Khoa học – Côngh nghệ họp báo công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit one step RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2, sản phẩm từ đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện virus corona chủng mới (2019-nCoV)”, sản phẩm do Học viện Quân Y nghiên cứu, Việt Á sản xuất.

Thời điểm đó việc bộ test mà Việt Á tham gia phát triển ra đời là niềm hy vọng cho chống dịch.

Tháng 3-2020 khi dịch bùng phát tại Hà Nội và khu vực phía Bắc sau ca bệnh số 17, Việt Á cho Hà Nội mượn rất nhiều thiết bị xét nghiệm để nâng công suất xét nghiệm tại Hà Nội, nâng tốc độ phát hiện ca bệnh và chống dịch.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng “bắt” virus của test Việt Á là rất nhạy, hiệu quả tốt. Ông Phan Quốc Việt khi đó đã có hàng chục đề nghị mua test từ nước ngoài.

Ảnh: Chọt mũi là nguồn tài nguyên vô tận của nước ta. Biếm họa của La Thanh Hiền sau sự kiện Bộ y tế phê duyệt giá xét nghiệm cao gấp hơn chục lần giá mua vào

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> ‘Diễn tập’ metro, thật – giả, hay giả – thật?

>>> Việt Nam kết án nhà hoạt động: Liên Hợp Quốc và ngoại giao bốn nước G7 bất bình

>>> Người dân và chính quyền Việt Nam, mối quan hệ ‘một chiều’

Hàng hoá tắc tại cửa khẩu, Việt Nam không thể kiện Trung Quốc ra Tổ chức thương mại thế giới


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023