Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá lô đất chục nghìn tỷ ở Thủ Thiêm

Link Video: https://youtu.be/I44945ZAVsQ

Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng ngày 10/1 đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc tự nguyện xin đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Lá thư nói trúng đấu giá với kết quả 2,45 tỷ đồng/m2 sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung.

Lá thư viết: “Đây là mức giá cao bất ngờ ngay cả bản thân tôi trước khi tham gia đấu giá cũng không bao giờ nghĩ đến.

Nhưng trong thực tế trong quá trình tham gia đấu giá có nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá trả cao đến mức 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cọc. Từ đó chỉ còn lại một nhà đầu tư nước ngoài và tôi tiếp tục tham gia đấu giá.

Nếu tôi bỏ cọc thì lô đất được đánh giá đẹp nhất bán đảo Thủ Thiêm sẽ thuộc về sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.”

Chúng tôi xin tự nguyện đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12, Khu đô thị mới Thủ Thiêm và chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng này theo quy định của pháp luật về việc đấu giá tài sản công“, ông Dũng viết trong đơn.

Lá thư nói sau khi trúng đấu giá với giá quá cao, Tân Hoàng Minh lắng nghe dư luận và thấy rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ luỵ không tốt.

Trước đó, bốn lô đất rộng khoảng hơn 30 ngàn m2 thuộc khu chức năng số 3, phía bắc Khu đô thị mới Thủ Thiêm – TPHCM vào cuối tháng 12 năm 2021 đã được đấu giá với mức giá 37.350 tỷ đồng, cao gần gấp tám lần giá khởi điểm.

Công ty trúng đấu giá cao nhất là công ty Ngôi Sao Việt, một công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, trúng lô đất 3-12, diện tích 10.059,7m2 với giá 24.500 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,4 tỷ đồng mỗi mét vuông.

Ảnh: Ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tân Hoàng Minh (phải) tại buổi đấu giá đất Thủ Thiêm hồi tháng 12 năm 2021.

Ba công ty còn lại là Công ty Bình Minh trúng 5.009,1m2 với giá 5.026 tỷ đồng; Công ty Sheen Mega 8.500m2 với mức 4.000 tỷ đồng; Công ty Dream Republic 6.446m2 với mức 3.820 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc ngày 4/1 cho rằng việc đấu giá đất ở Thủ Thiêm gây ồn ào mới đây “là điển hình làm nhiễu loạn thị trường“.

Ông phát biểu chiều 4/1 khi Quốc hội thảo luận tại tổ về gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Nhiều trường hợp, vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn lấy tiền về để buôn bán bất động sản… Chẳng hạn, đấu giá đất ở Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường“, ông Phớc đánh giá.

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết, khi trao đổi thêm về vấn đề này bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc so sánh tại TP Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Huệ có giá trung bình 1,5 tỉ đồng/m2 nhưng Thủ Thiêm là khu vực hạ tầng mới, lại có mức đấu giá lên tới 2,4 tỉ đồng/m2.

Ông nói cần xem các nhà đầu tư có thực hiện đúng theo cam kết trúng giá hay không, hay bỏ cọc.

Ảnh: bốn lô đất được đấu giá ở Thủ Thiêm

Viễn cảnh tương lai?

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam – nhận định: Dù đây chỉ là một hiện tượng nhưng có khả năng tác động đến giá của thị trường BĐS tại TP.HCM nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung.

Nếu đẩy giá tăng quá cao sẽ tạo ra bong bóng thị trường BĐS và nguy cơ dẫn đến đổ vỡ hay đóng băng của thị trường này sẽ gây ra bất ổn cho nền kinh tế.

Còn trong trường hợp DN trúng đấu giá rồi nhưng không hoàn thành hợp đồng, ngoài việc bị mất tiền cọc thì tác động nói trên vẫn còn.

Do vậy, đối với những DN đã trúng đấu giá trong vụ đất Thủ Thiêm, nếu không hoàn thành nghĩa vụ tài chính sau đấu giá thì phải bị xử lý nghiêm để tránh các trường hợp tương tự xảy ra vì đã gây ra hậu quả lớn.

Đó là phải cấm các đơn vị trên và kể cả những DN liên quan tham gia các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất trên cả nước trong nhiều năm hoặc thậm chí vĩnh viễn.

Đồng thời cũng không giao các dự án BĐS cho những DN đó thực hiện trong một thời gian dài“, ông Đính đề xuất.

Trên VnExpress, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC), cho rằng bất lợi sẽ nghiêng về các nhà đầu tư mới đang có ý định muốn cập bến Thủ Thiêm để kiến thiết đô thị giai đoạn sau này.

Nếu nhìn xa hơn, giá đất tăng thẳng đứng gấp 8 lần sẽ triệt tiêu sức hấp dẫn của Thủ Thiêm, trì hoãn quá trình phát triển của đô thị mới và khiến nơi này bị lũng đoạn giá“, ông Nghĩa nói.

Nhưng ông Trần Khánh Quang – Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa – nói với báo Kinh tế & Đô thị rằng kết quả đấu giá đất Thủ Thiêm mang nhiều ý nghĩa tích cực.

Một khi doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra số tiền rất lớn để đấu giá đất, đồng nghĩa họ đã nhìn ra được vị trí đắc địa và những tiềm năng tương lai của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Không thể phủ nhận tính minh bạch, khách quan của chương trình đấu giá 4 lô đất vàng ngày 10/12 vừa qua, vì thông qua đó đã phản ánh giá trị thật của BĐS TP Hồ Chí Minh, mà cụ thể là ngay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Thực tế, giá đất ở đây cao vì doanh nghiệp đánh giá được giá trị thật của BĐS khu vực này chứ không phải thổi giá mà không có cơ sở.

Ảnh: copy bản chính 3 trang bản Tâm thư của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh gửi các cấp lãnh đạo nhà nước

Song, việc đẩy giá đất lên quá cao, cũng sẽ mang đến những mặt không thuận lợi cho thị trường BĐS.

Điển hình là kết quả đấu giá của những lô đất còn lại ở Thủ Thiêm sẽ gặp khó khăn, vì nếu thấp hơn cũng khó mà cao hơn cũng khó. Tức là trong tương lai, chính quyền TP Hồ Chí Minh sẽ phải xem xét lại công tác định giá đất.

Chưa kể, hậu đấu giá đất vừa qua có thể ảnh hưởng lâu dài đến thị trường BĐS vì quá trình đấu giá đất tại Thủ Thiêm dự kiến vẫn còn kéo dài trong thời gian tới.

Vô hình chung sẽ hình thành một mặt bằng giá mới do hiệu ứng “té nước theo mưa”, gây ra cú sốc giá trên toàn thị trường.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những bất cập này để kết luận rằng, phân khúc nhà ở bình dân sẽ bị bỏ trống là thiếu hợp lý. Bởi vì, thị trường BĐS tự do về giá, có giá cao và có giá thấp.

Với khu vực Thủ Thiêm, đây là phân khúc chủ yếu dành cho nhà đầu tư, chỉ phù hợp với các dự án từ trung cấp trở lên,” ông Quang nói.

Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên ngành luật kinh doanh bất động sản tại Canada khi trả lời RFA hôm 11/1, nhận định:

Việc nhà đầu tư dám bỏ giá cao (gấp tám lần giá gọi) để được thắng thầu, có nghĩa là họ thật sự có kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án vì những quy định đấu thầu như bỏ cọc (20%) và những quy định khác cũng khá chặt chẽ, nên nếu các bên tham gia thực hiện đúng thì không có vấn đề gì.

Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng nhiều. Và kinh tế thị trường tự do là phải để cho nó tự vận hành theo luật cung cầu.

Nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết bằng chính sách và pháp luật để đảm bảo tính cạnh tranh minh bạch và công bằng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không loại trừ khả năng đầu cơ trục lợi chứ không phải là đầu tư.

Và việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ khi kinh tế toàn cầu khó khăn và thị trường bất động sản bị bể bong bóng.

Cái chính phủ cần làm ngay sau vụ này là phải rà soát lại các quy định về vay vốn ngân hàng và thế chấp bất động sản, đặc biệt, đối với các ngân hàng có vốn của nhà nước.”

Ảnh: sau khi tăng nóng kỳ lạ thì chứng khoán bất ngờ lao dốc sau thông tin về FLC giao dịch chui và Tân Hoàng Minh bỏ cọc

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ khi trả lời RFA hôm 11/1 từ Na Uy cho rằng có hai vấn đề chính liên quan việc giá đất tại Việt Nam cao bất thường.

Vấn đề thứ nhất theo ông Vũ, đó là người dân bị tước quyền sở hữu mảnh đất của mình thông qua cái gọi là đất đai thuộc sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý.

Khi người dân mất quyền sở hữu đất thì lợi dụng kẽ hở đó, chính quyền địa phương dễ dàng đẩy họ đi và bán mảnh đất đó cho người khác nhằm kiếm lợi.

Chừng nào mà vấn đề sở hữu đất và tôn trọng quyền sở hữu chưa được thực thi một cách nghiêm ngặt, chừng đó người dân còn bị mất đất và chuyện bồi thường một cách không công bằng còn diễn ra. Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói tiếp:

Vấn đề thứ hai đó là vấn đề tư bản thân hữu cấu kết với chính quyền để nâng giá đất lên làm lũng đoạn thị trường. Việc đưa ra một mức giá lên rất cao để giành quyền mua đất một cách gián tiếp đẩy mức giá đất ở khu vực xung quanh lên cao.”

Với câu hỏi là liệu rằng người đấu thầu có bỏ tiền ra để thực hiện việc mua đất chính thức hay không. Ông Vũ nhận định:

Nếu số tiền phạt vì không thực hiện việc giao dịch sau khi đấu thầu nhỏ hơn số lợi nhuận có được từ việc nâng giá đất, thì nhiều khả năng là người đấu thầu sẽ chấp nhận mất tiền phạt chỉ để đạt được mục tiêu nâng giá đất kiếm lời cho các dự án khác của mình.

Để giải quyết vấn đề này, có lẽ chính quyền nên áp đặt mức phạt cho việc huỷ giao dịch sau khi đấu thầu theo một mức tỉ lệ thuận với giá đấu thầu, 10% chẳng hạn, và mức phạt thấp nhất là mất tiền cọc. Một mức phạt cao sẽ hạn chế việc bỏ thầu rồi bỏ chạy.”

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đồng Nai: Hai vợ chồng bị bắt giam khi đang trên sóng live stream nói về chế độ cộng sản

>>> Mùa xuân, tù nhân lương tâm và ông Nguyễn Phú Trọng

>>> Những tấm huân chương mờ ám

Việt Á: Vụ kit xét nghiệm là dấu hiệu ‘lũng đoạn nhà nước’ được chuẩn bị công phu


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023