Công an mở rộng vụ bà Nguyễn Phương Hằng, ai đang “xanh mặt”?

 

Vụ bà Nguyễn Phương Hằng không thể chỉ mình bà bị truy tố, điều đó ai cũng dễ dàng nhìn thấy. Bà Nguyễn Phương Hằng là tổng giám đốc của một doanh nghiệp cỡ lớn ở Việt Nam- công ty Đại Nam. Dưới quyền bà rất đông phụ tá, đó là điều chắc chắn. Ngoài ra, bà và ông Huỳnh Uy Dũng chắc chắn cũng có mối quan hệ rất rộng với những đối tác hay những quan chức lớn cấp tỉnh hoặc có thể là ở trung ương. Vì thế rất khó nói là không có ai liên đới chịu trách nhiệm về việc làm phạm tội của bà Hằng.

Được biết, ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM vẫn tiếp tục lấy lời khai, thu thập chứng cứ để điều tra mở rộng đối với vụ án Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ quận 1, TPHCM; Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam)- người vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “ Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Công việc livestream của bà hằng luôn được giups sức bởi những ê kíp rất chuyên nghiệp. Từ công tác kỹ thuật đến công tác tổ chức đều rất chuyên nghiệp. Những người này đều có thể được xem là tòng phạm. Tất cả đều xuất hiện trên các video clip livestream.

Theo báo chí nhà nước CS cho biết, trong quá trình điều tra, Công an TPHCM xác định, từ tháng 3/2021 đến trước khi bị bắt tạm giam, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng tổng cộng 12 kênh mạng xã hội (Youtube, Facebook, Tiktok…) để livestream xúc phạm, xuyên tạc, nhục mạ người khác. Quá trình bà Nguyễn Phương Hằng gây náo loạn trên mạng. Bên cạnh đó, bà Hằng thường xuyên sử dụng các ngôn từ tục tĩu, phát ngôn gây bất bình dư luận. Trong các buổi livestream của mình, bà Hằng thường xuyên gọi tên nhiều nghệ sĩ và tố họ ăn chặn tiền từ thiện trong các buổi livestream thu hút lượng người xem kỷ lục.

Bà Nguyễn Phương Hằng làm truyền thông như thế nào?

Thực tế là, bà Nguyễn Phương Hằng đã làm truyền thông rất tốt, thu hút lượng khán giả đông kỷ lục làm lu mờ các kênh chính thống của nhà nước cộng sản Việt Nam. Bà Nguyễn Phương Hằng livestream không hề có lời nói nào xúc phạm đến chính quyền, nếu không nói là bà có phần ủng hộ chính quyền này. Như vậy tại sao chính quyền lại không ủng hộ bà Hằng mà lại truy tố bà? Đó là vấn đề cần phân tích kỹ.

Chính nhờ các buổi livestream mà đơn tố cáo các nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện cũng được bà Hằng gửi đến cơ quan Công an. Vào cuộc điều tra xác minh theo đúng như vậy. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Công an TPHCM cũng kết luận không khởi tố vụ án hình sự vì không có hành động cấu thành tội phạm. Kết luận này làm bất ngờ rất nhiều người. Như một con dao 2 lưỡi, nếu dùng không nhuần nhuyễn thì ngược lại, con dao sẽ cứa vào tay. Vì thế, sau kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra thì những người bị xúc phạm cũng gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đến cơ quan CSĐT Công an TPHCM và Công an tỉnh Bình Dương.

Từ những đơn tố cáo, bà Hằng đã nhiều lần bị cơ quan chức năng TPHCM, tỉnh Bình Dương mời lên làm việc, lập biên bản vì có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, xúc phạm, nhục mạ người khác. Cụ thể, vào tháng 4/2021, bà Hằng bị Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM lập biên bản xử phạt hành chính về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận.Tuy nhiên việc bắt giữ vẫn không thực hiện bởi những mối quan hệ phức tạp của vị đại gia này với cơ quan chức năng tỉnh. Một doanh nghiệp lớn luôn có những mối quan hệ hữu cơ với cơ quan nhà nước rất chặt chẽ. Đó là lý do tại sao bà Nguyễn Phương Hằng mới mạnh miệng như vậy.

Theo báo chí, từ tháng 2/2022 đến nay, Công an TPHCM cũng đã 4 lần mời bà Hằng lên làm việc, nhắc nhở, khuyến cáo không tiếp tục các hoạt động vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bà Hằng không những không chấp hành mà còn tiếp tục tỏ thái độ thách thức, chống đối. Tuy nhiên, bà Nguyễn Phương Hằng vẫn tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TPHCM và các địa phương khác.

Những ai sẽ “bị tóm”?

Hiện nay, Công an TPHCM đang điều tra mở rộng, làm rõ những người tiếp tay, cung cấp tài liệu, đạo diễn, lên kịch bản cho bị can Nguyễn Phương Hằng trong những buổi livestream có nội dung xúc phạm, bôi nhọ người khác; làm rõ những người xây dựng vai phụ, vai chính, đóng vai nào trong những buổi livestream này. Trước mắt đây là những người có thể sẽ đang lo sợ mình bị bắt nhất. Danh tính, khuôn mặt đã được thể hiện lên video thì khó mà thoát được.

Trước mắt,  chính quyền ruy tố bà Hằng theo điều 331 Bộ Luật hình sự thì có thể đối diện với khung hình phạt lên đến 7 năm tù. Có lẽ những người thuộc cấp của bà hằng có án sẽ thấp hơn nhưng cũng khó mà chạy tội được khi mà các đoạn video clip trên mạng là bằng chứng.

Vụ án này chỉ mới bắt đầu, rất có thể còn được mở rộng ra nữa. Mối quan hệ của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng không chỉ là những thuộc hạ mà có cả nhưng người tầm cỡ hơn nhiều và không loại trừ những quan chức. Không biết rằng liệu cơ quan cảnh sát điều tra có nhắm tới những mối quan hệ lớn hơn hay không? Nếu nhắm vào thì không chỉ những thuộc hạ giúp bà Hằng livestream mà còn có cả những vị “tai to mặt lớn” nào đó cũng đang “xanh mặt” vì sợ?

Có một tình tiết rất thú vị là bà Nguyễn Phương Hằng Livestream tại Bình Dương nhưng công an TP. HCM lại là đơn vị thụ lý hồ sơ vụ án. Vậy cơ quan điều tra tỉnh Binhd Dương đâu? Tại sao tước quyền điều tra công an tỉnh này? Đấy là câu hỏi to tướng mà người dân đan chờ ĐCS phải trả lời trước dân về trường hợp phi lí này? Nếu không động đến quan chức, thì vụ án này thực sự không thỏa đáng./.

Nguyễn Hùng – Thoibao.de