Link Video: https://youtu.be/HjqivpyXKqs
Vụ cháu Hạo Nam lọt vào lỗ cọc thu hút rất nhiều sự chú ý của xã hội trong nhiều ngày qua. Toàn xã hội hướng về em và cầu nguyện cho có một phép màu nào đấy. Thật sự nếu có phép màu xảy ra thật, thì ắt hẳn công lao thuộc về Đảng. Bởi vì các lực lượng đã phô trương rầm rộ quá trình giải cứu, nếu cháu Hạo Nam còn sống, thì chắc chắn Đảng sẽ được tung hô tận trời xanh. Tuy nhiên, sau 4 ngày hì hục nhưng cọc vẫn chưa được nhổ lên. Trong 4 ngày đấy, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã cho báo chí mở hết công suất tung tin tích cực về nỗ lực giải cứu của chính quyền.
Có lẽ ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã không lường trước được năng lực của lực lượng cứu hộ. Nhìn thấy lực lượng hùng hậu này, thì dễ gây ra sự ngộ nhận là họ giỏi giang thật. Tuy nhiên thực tế là, lực lượng cứu hộ đã thao tác chậm chạp, thiếu chuyên nghiệp, và do đó, báo chí hết đưa ra tiến độ này rồi lại đưa ra tiến độ khác, làm cho người dân từ hy vọng tràn trề, đến thất vọng ê chê.
Lẽ ra báo chí nên thận trọng trong vụ khi đưa tin, nên thông tin đúng về tiến độ, để tránh bị “việt vị” vì đã quá hăng hái chạy trước thực tế trên công trường. Nếu bình tĩnh mà xét, thì đây là một canh bạc may rủi, khi thúc báo chí vào cuộc với những lời lẽ “đao to búa lớn”. Rõ ràng là Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo theo cảm tính nhiều hơn là dựa vào ý kiến của các chuyên gia trong ngành. Vì thế, canh bạc của ông Nguyễn Trọng Nghĩa đặt ra cho ngành tuyên truyền, giờ đã trắng tay. Không những không có sự tuyệt vời nào ở lực lượng chức năng, mà nó còn bộc lộ sự yếu kém đáng hổ thẹn trong công tác cứu hộ.
Chính quyền Cộng sản đã đem hàng trăm người đến hiện trường, vừa muốn làm cho công tác cứu hộ nhanh hơn, vừa cho thấy sự quan tâm “trời bể” của Nhà nước. Cuộc phô diễn đấy có hai ý nghĩa như thế, tuy nhiên tất cả đều đã thất bại. Trong cuộc cứu hộ này, chính quyền huy động cả công binh tham gia, tuy nhiên, chức năng của công binh không phải là cứu hộ. Cho nên, dù có đông đảo người thì cũng không làm được gì, vì việc nhổ cọc liên quan đến kỹ thuật. Còn nhớ, công binh đã từng thất bại vì thiếu thốn các khí cụ cứu hộ, trong vụ tìm kiếm 12 thi thể binh lính bị sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3. Có tất cả bảy cuộc tìm kiếm kéo dài từ năm 2020 đến năm 2021, nhưng vẫn không tìm được thi thể những người lính. Vậy mà chính quyền vẫn chưa rút ra bài học nào.
Qua vụ việc này cho thấy, trình độ cứu hộ của Việt Nam đang rất kém. Thua rất xa Thái Lan, khi mà đất nước này đã từng giải cứu thành công mười hai cậu bé, từ 11 đến 16 tuổi, thuộc cùng một đội bóng đá, cùng với huấn luyện viên của họ, bị mắc kẹt trong hang Tham Luang Nang Non ở tỉnh Chiang Rai của Thái Lan, sau khi mưa lớn làm ngập một phần hang động trong chuyến tham quan của họ.
Cuối cùng thì chính quyền Cộng sản cũng thừa nhận bất lực, ngày 6/1 vừa qua, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã có mặt hiện trường vào ngày 5/1, nơi bé Hạo Nam bị rơi xuống cọc bê tông. Sau khi khảo sát, họ đưa ra phương án, kỹ thuật cứu hộ khả thi, song thiết bị chưa đầy đủ nên chưa thể thực hiện.
Nếu so với Nhật, Việt Nam thua họ, so với Thái Lan thì Việt Nam cũng kém hơn nốt. Nguyên nhân của sự yếu kém trong cứu hộ được cho là, đã từ lâu, chính quyền Cộng sản Việt Nam không xem trọng công tác cứu hộ. Họ ít đầu tư kỹ thuật và đào tạo người có chuyên môn về lĩnh vực này. Không coi trọng cứu hộ vì Đảng và Nhà nước không xem trọng tính mạng người dân. Tuy làm việc chẳng ra sao, nhưng cứ cho báo chí tạo ra dư luận tốt để trấn an dân và ca tụng chính quyền. Tuy nhiên, trong vụ tai nạn của bé Hạo Nam, do tính chất tai nạn ép chính quyền phải chạy đua với thời gian, nên họ đã lòi ra những yếu điểm không thể che đậy được. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã lùa báo chí chạy trước và đã bẽ bàng. Trong công tác tuyên truyền, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã thể hiện sự non nớt ra cho xã hội thấy.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Từng dính vụ Formosa, sao Trần Hồng Hà lên Phó Thủ? Bóc mẽ thế lực chống lưng!
>>> Tư pháp thối nát: Sự nguy hiểm của việc học theo tấm gương đạo đức Nguyễn Hòa Bình.
>>> Nội chiến quốc doanh sư: Đại chiến rồi đại bại, Nhật Từ đóng “chiến phí” cầu hòa?
Nơi có mùi tiền quan chức có, nơi nào khó quan ngó lơ!