Ngày phán xét đến nhanh, Chủ tịch Phúc khó “qua nổi con trăng này”

Năm Nhâm Dần là năm mà ông Nguyễn Xuân Phúc liên tục gặp đại họa. Tưởng rằng hùa theo xu thế chung của toàn Đảng trục lợi người dân trong lúc hoạn nạn là “khôn ngoan”, bởi ai cũng ăn nên mọi người nghĩ rằng, không thể “bị bắt cả làng” và hùa theo.

Không ai nghĩ vụ án Việt Á lại đổ bể, ngay cả các lãnh đạo cấp tỉnh và các CDC cũng nghĩ thế, cho nên, họ mới tham gia cùng. Mà một khi quy mô quá lớn thì người ta càng nghĩ không ai có thể bắt hết được. Đó cũng là lý do bà Trần Thị Nguyệt Thu tham gia. Mà khi bà Nguyệt Thu tham gia thì hầu hết các đối tượng ở tầng dưới trong nhóm Việt Á càng an tâm hơn. Và như thế là họ trấn lột người dân một cách rất manh động.

Ông Nguyễn Xuân Phúc chúc tết toàn dân giao thừa Tết Nhâm Dần

Gieo nhân nào thì gặt quả đấy. Đứng trước những hành động táo tợn của bộ máy chính quyền thời đại dịch, dân oán thán đến cực độ. Với nhãn quan chính trị sắc bén, ông Nguyễn Phú Trọng hẳn đã thấy mối nguy cho chế độ. Nếu ông Trọng không ra tay, thì e cái Đảng này sẽ bị lung lay.

Đồng tiền đã làm cho ông Nguyễn Xuân Phúc mờ mắt. Ăn mà dân không biết thì dễ dàng được ông Nguyễn Phú Trọng cho qua, nhưng ăn mà để lại lòng dân oán hận thì đấy là cái dại. Và giá mà ông Nguyễn Xuân Phúc phải trả hôm nay là cái giá xứng đáng cho những gì mà người nhà của ông đã gây ra.

Bà Trần Thị Nguyệt Thu chỉ là một người phụ nữ sau hậu trường, bà không lường hết được những mối nguy khi lợi dụng uy tín của chồng để làm ăn lớn. Tuy nhiên, không thể có chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc không biết chuyện làm ăn của vợ. Ông biết rõ là đằng khác, cho nên, việc làm của bà Nguyệt Thu cũng có thể được xem là ý muốn của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Thực ra giới bói toán xem năm Nhâm Dần là năm đại hạn của ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng thực tế hậu quả đó không phải từ trên trời rơi xuống, mà do chính ông Nguyễn Xuân Phúc gây ra. Việc để cho vợ trục lợi trên sự khốn cùng của đồng bào là tội ác, chứ không phải là sai lầm hay tắc trách nữa.

Bà Trần Thị Nguyệt Thu được cho là nguyên nhân làm tan tành sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc

Theo nguồn tin chúng tôi nhận được thì ngày 17/1 sắp tới, Trung ương Đảng sẽ tổ chức một hội nghị bất thường và ngày 18 Quốc hội sẽ tổ chức họp bất thường bãi nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ bị thôi chức Chủ tịch nước vào 27 tết, không qua được năm mới.

Nếu như ông Nguyễn Xuân Phúc không còn là Chủ tịch nước khi chào đón năm mới, vậy thì người đọc diễn văn chúc tết đêm giao thừa sẽ là ai?

Nếu chưa bầu được Chủ tịch nước kịp thời thì người có thể thay thế Chủ tịch nước đọc diễn văn chúc tết là Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Cho đến giờ, Đảng Cộng sản vẫn chưa tìm được người thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc. Ứng cử viên sáng giá nhất là ông Tô Lâm, nhưng xem ra ông Tô Lâm vẫn đang chưa muốn. Giả sử, đến khi truất phế xong ông Nguyễn Xuân Phúc mà ông Tô Lâm vẫn quyết không làm Chủ tịch nước thì sao? Rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng lại ngồi vào ghế này lần hai.

Nếu chưa chọn được tân Chủ tịch nước, có thể bà Võ Thị Ánh Xuân sẽ đọc diễn văn chúc tết vào giao thừa Đinh Mão

Tưởng rằng khi ông Nguyễn Tấn Dũng rời ghế Thủ tướng thì chính trường của Việt Nam sẽ lắng xuống, tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn củng cố quyền lực và ngày một ra tay mạnh hơn với những thế lực khác. Như bài trước chúng tôi đã phân tích rằng, Bộ Chính trị hiện có 17 người thì ông Nguyễn Phú Trọng đã nắm đến 11 người nên ông đã ra tay với ai thì người đó khó thoát.

Sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc xem như kết thúc, tuy nhiên, những gì xảy ra hậu từ chức đối với gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc như thế nào thì vẫn còn chưa rõ. Trò chơi chính trị đôi lúc nó rất khốc liệt, có khi không phải trả giá gì nhưng có khi phải trả cái giá rất đắt .

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)