Hồ sơ có thể bị lật lại: Tàu ngầm Kilo, gói thầu bị thổi giá, tiền vào túi ai?

Tháng 12/2009, ông Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm Nga hai ngày, trong chuyến đi đó, ông Dũng đã gặp ông Putin lúc đó là Thủ tướng và Tổng thống Dmitry Medvedev. Ông Dũng đã đại diện cho Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo thuộc Dự án 636 Varshavyanka (NATO định danh: Kilo cải tiến) trị giá 2 tỷ USD. Tức trị giá mỗi chiếc tàu ngầm là hơn 300 triệu đô la Mỹ.

Ngày 25/8/2010, chiếc đầu tiên trong hợp đồng được khởi đóng và hạ thủy sau đó hai năm. Năm tàu còn lại khởi đóng và hạ thủy trong vòng bốn năm sau. Ngày 28/5/2014, chiếc thứ sáu trong hợp đồng được cắt thép đóng, và hạ thủy ngày 28/9/2015.

Chuyến đi Nga của ông Nguyễn Tấn Dũng mua 6 tàu ngầm Kilo

Bề ngoài thì trông có vẻ như đây là hợp đồng tăng cường sức mạnh quân sự cho Việt Nam, nhưng ẩn đằng sau nó là những món tiền khủng được bên Nga lại quả. Đó là luật bất thành văn trong các gói thầu mua vũ khí của Việt Nam từ xưa đến nay. Phía Nga sẵn sàng ghi vào hợp đồng giá cao hơn giá chào hàng, để rồi sau đó lại quả cho quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam và người đứng đầu Chính phủ.

Điều đáng nói là, trước đó, Trung Quốc đã mua của Nga 8 tàu ngầm lớp Kilo với giá 2 tỷ đô la. Tính ra mỗi chiếc trị giá 250 triệu đô la. So với con số trên 300 triệu đô của Việt Nam, thì rõ ràng, phía Nga đã bán cho Việt Nam giá cao hơn. Thực chất giá đội lên đấy là phần được ghi vào hợp đồng để rút tiền ngân sách rồi lại quả.

Tàu ngầm Kilo về nước được báo chí bơm thổi, ai cũng nghĩ sức mạnh quân sự của Việt Nam tăng lên. Nhưng thực chất, đã nhiều năm qua, những chiếc tàu ngầm Kilo đó lặn mất tăm. Trải qua bao nhiêu lần biển đảo, lãnh hải Việt Nam bị khiêu khích, tàu ngầm Kilo mất hút không biết lặn nơi nao.

Ông Nguyễn Tấn Dũng và tàu Kilo “đồng nát” của Nga

Thực ra, số tàu ngầm chạy bằng diesel mà Việt Nam mua của Nga là thứ vũ khí lạc hậu. Nó không hề là lợi thế trước Trung Quốc. Tàu ngầm mà Việt Nam có, thì Trung Quốc cũng có, thậm chí Trung Quốc còn có tàu ngầm hiện đại hơn. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là, mua tàu ngầm về không củng cố được sức mạnh quân sự cho Việt Nam thì mua để làm gì?

Có người cho rằng, Bộ Quốc phòng mua để kiếm tiền “lại quả”. Với 2 tỷ đô, số tiền lại quả là rất lớn.

Tháng 7/2017, tờ báo chuyên đưa về tin tức quân sự của Anh Quốc – Shephard Media, trích dẫn một nguồn tin quốc phòng của Mỹ cho biết, các giới chức quốc phòng Việt Nam thông báo cho phái đoàn của Mỹ biết trong một cuộc họp gần đây ở Hà Nội rằng, các thương vụ mua bán vũ khí phải được “lại quả” 25% trên của tổng giá trị hợp đồng. Cũng theo nguồn tin này, cuộc họp đã “đột ngột dừng lại”, sau khi phía Việt Nam đưa ra yêu cầu đó.

Theo một thông tin giấu tên từ giới quân đội cho Thoibao.de biết, “lại quả” là luật bất thành văn trong làm ăn buôn bán với nước ngoài từ xưa đến nay. Với tư tưởng “khách hàng là thượng đế”, Việt Nam đặt vấn đề đó với Nga và luôn được đáp ứng. Phía Nga bán được hàng, quan chức Việt Nam có tiền lại quả rất đậm, còn người dân phải nai lưng ra làm đổ mồ hôi để Bộ Quốc phòng mua vũ khí, rồi ngắt tiền bỏ túi. Mỹ từ chối luật chơi bởi Mỹ là quốc gia minh bạch, không tiếp tay cho tham nhũng.

Luật chơi “lại quả” của Bộ Quốc phòng Việt Nam bị lộ vào năm 2017

Năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Lẽ ra Bộ Quốc phòng Việt Nam nên nắm bắt cơ hội đó để mua vũ khí hiện đại của Mỹ thì Việt Nam mới mạnh lên được, thay vì mua vũ khí “đồng nát của Nga”, để rồi thành đống sắt vô dụng, vì nó lạc hậu và cũ kỹ. Tuy nhiên, phía Việt Nam không bao giờ chịu mua vũ khí mà không được hưởng lại quả.

Hợp đồng 6 tàu Kilo bị thổi giá, trong đó ít nhất các bên chia nhau 500 triệu đô la Mỹ. Đây là vụ đại án cực lớn nếu ông Nguyễn Phú Trọng lật lại hồ sơ và tiến hành nhóm lò.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

 

Kasse animation 7.8.2023