Luật chơi võ đài chính trị: Đấu đá thượng tầng, bắt bớ hạ tầng

Link Video: https://youtu.fbe/QnkAWWiH9H8

Cho đến nay, chỉ mới có một nhân vật trong Bộ Chính trị phải ngồi tù, đó là ông Đinh La Thăng. Còn lại, có một số Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật nhưng không mất chức, và một số thì bị kỷ luật và mất chức. Còn lại chưa có Ủy viên Bộ Chính trị nào khác phải vào tù. Như thế, có thể khái quát trò chơi ở vũ đài chính trị Việt Nam rằng, thượng tầng choảng nhau mục đích là đẩy cho văng ra khỏi ghế, còn việc bắt bớ là giành cho những quan chức tầng thấp hơn.

Quyền lực trong Chính quyền Cộng sản luôn đi kèm với quyền lợi. Quyền lực càng cao thì quyền lợi càng lớn. Quyền lợi ở đây không phải là những đồng lương còi cọc, mà là những cơ chế tạo điều kiện cho quan chức ăn đậm. Quyền lực càng cao thì cơ hội ăn càng lớn. Vì thế nên mới có chuyện, quan chức càng cao thì càng an toàn. Cho đến nay, quan chức cấp Ủy viên Trung ương ngồi tù ít hơn cấp Ủy viên Tỉnh ủy. Cấp Ủy viên Bộ Chính trị thì ít ngồi tù hơn Ủy viên Trung ương Đảng. Và ở tầm Tứ Trụ thì vẫn chưa có người nào phải ngồi tù.

Trong Đảng Cộng sản, mỗi quan chức cứ tìm mọi cách ngoi lên thật cao thì càng an toàn. Và điều đặc biệt là nếu chui vào một nhóm lợi ích thì lại càng an toàn. Đấy là quy luật lâu nay trong Đảng Cộng sản. Trong Trung ương Đảng có 200 người, nhưng số lượng bị cho vào tù chưa tới một phần mười. Ông Nguyễn Phú Trọng dù cho có bỏ ra cả đời cũng không tài nào đốt hết củi ở Trung ương đảng. Dù ông Trọng có đốt lò mạnh, thì cũng còn rất nhiều người an toàn.

Hình: Ông Nguyễn Phú Trọng, đang đánh mạnh hạ tầng, thượng tầng chưa tương xứng

Vụ đánh hạ ông cựu Chủ tịch nước vẫn chỉ mới bắt đầu, còn nhiều vấn đề đằng sau nó mà ông Trọng cần phải giải quyết, nhưng có lẽ khó có chuyện tống một ông cựu Chủ tịch nước vào tù. Vấn đề của ông Nguyễn Phú Trọng là xử lý vợ và con ông Nguyễn Xuân Phúc – những người đã nhúng tay vào vụ Việt Á và Chuyến bay giải cứu.

Cho tới nay, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa bắt được cựu Ủy viên Bộ Chính trị mà đã có tội mười mươi như ông Lê Thanh Hải. Phần vì ông Hải có thế lực thực sự mạnh, ngay khi ông không còn là Bí thư Thành ủy. Phần vì ông Hải là cựu Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Nguyễn Phú Trọng tham gia trò chơi chính trị với tư tưởng, dễ đánh trước, khó đánh sau, mà khó quá thì ông lơ luôn. Vì thế, dưới chiến dịch đốt lò của ông Trọng, tép riu bị bắt nhiều hơn “tôm hùm”. Cho tới nay, bao nhiêu Ủy viên Bộ Chính trị và cựu Ủy viên Bộ Chính trị dính chàm, mà chỉ bắt một mình Đinh La Thăng.

Hình: Khó có chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc bị truy tố

Trong những năm qua, có khá nhiều Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật, đó là ông Đinh Tiến Dũng – Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Bình Minh – cựu Phó Thủ tướng Thường trực, ông Hoàng Trung Hải – cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Văn Bình – cựu Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Lê Thanh Hải – cựu Bí thư Thành ủy TP. HCM, ông Nguyễn Xuân Phúc – cựu Chủ tịch nước và ông Đinh La Thăng. Tuy nhiên không ai trong đó bị truy tố ngoại trừ ông Thăng. Đặc biệt, ông Nguyễn Tấn Dũng còn không dính án kỷ luật nữa là. Như vậy là tỷ lệ ủy viên Bộ Chính trị sai phạm bị cho vào tù chỉ là 1/8, tương đương 12,5%.

Với luật chơi càng lên cao càng an toàn thì những người nào ăn theo các ông “trưởng nhóm” trong nhóm lợi ích là người chịu thiệt hại nặng nhất. Lấy ví dụ như vụ án Việt Á, ông Nguyễn Xuân Phúc được xem là “trùm cuối” thì khả năng ông bị bắt là thấp nhất, những người bên dưới, chịu sự điều khiển trên thượng tầng, thông thường là những người sẽ bị xử nặng nhất.

Thiết nghĩ, để đốt lò cho hiệu quả, ông Trọng nên tống nhiều “trùm cuối” hơn nữa vào tù, có như thế thì Đảng của ông mới hy vọng sạch hơn, còn cứ đốt toàn là lá với cành chừa lại gốc thì mãi mãi không diệt được tham nhũng.

Phạm Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Dự đoán bức tranh toàn cảnh Việt Nam năm 2023 từ những xu hướng cuối năm 2022

>>> 3 năm Đồng Tâm, còn ai chưa nhắc đến.

>>> Đảng dẹp bỏ bất đồng chính kiến

Bị đá “ngã nhào” mà phải nói lời cảm ơn. Ông cựu Chủ tịch Phúc đau như… bò đá!


Kasse animation 7.8.2023