Câu chuyện về việc ông Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng vẻ vang trong lần lấy phiếu tín nhiệm do ông Nguyễn Phú Trọng bày ra tại kỳ Hội nghị Trung ương 6 của Trung ương Đảng khóa 11, diễn ra hồi tháng 10/2022, là do ông Trọng không thể thao túng được Trung ương Đảng gồm 200 người. Những người thuộc Trung ương Đảng thời đó bị ông Nguyễn Tấn Dũng thao túng gần hết.
Trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng bị đưa ra “luận tội” lần đó, dư luận trong dân và trong Đảng chống lại ông Nguyễn Tấn Dũng, và ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu thì hoàn toàn ngược lại. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã thắng. Nhiều người thời đó rất bất ngờ, nhưng có người cũng phân tích được tính hợp lý của nó.
Nếu ở các nước dân chủ, với “thành tích” tàn phá nền kinh tế đất nước sau những “cú đấm thép”, thì Nguyễn Tấn Dũng không thể ngồi hết 2 nhiệm được, bởi vị trí lãnh đạo do người dân quyết định. Nhưng ở chế độ Cộng sản, ghế lãnh đạo phụ thuộc vào thế lực chính trị của người đó mạnh hay yếu.
“Cú đấm thép” chính là các tổng công ty và các tập đoàn nhà nước được Chính phủ thành lập, giao cho nhiều ưu đãi, rót vốn lớn và ký bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp. Chính với cách làm này mà Nguyễn Tấn Dũng đã đưa người trong nhóm lợi ích của ông ta vào các tập đoàn, và kết quả là nền kinh tế tan hoang. Trong khi doanh nghiệp quốc doanh bết bát, kinh tế tan nát, thì quan chức lãnh đạo doanh nghiệp lại giàu lên. Điều này như là một sự thật hiển nhiên vậy.
Có người nói, những người được Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào các tập đoàn và tổng công ty ấy, họ chỉ ăn miếng nhỏ còn miếng lớn dành cho sếp. Đó là quy luật muôn đời trong cái thể chế đầy rẫy trò rút ruột như thể chế này.
Theo thông tin nội bộ lúc đó, thì chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng sức mạnh kim tiền. Nhờ đó, ông thao túng được lá phiếu tín nhiệm và vô hiệu hóa chiêu trò của Nguyễn Phú Trọng nhắm vào ông. Chiến thắng này đã được chúng tôi phân tích ở những bản tin trước đây.
Hậu “cú đấm thép” của ông Nguyễn Tấn Dũng khiến Chính phủ kế nhiệm phải duy trì 12 dự án thua lỗ ngành công thương. Chính ông Nguyễn Xuân Phúc đã bảo dưỡng và duy tu những “quả đấm thép” đấy, để rồi nó vẫn trượt dài trên con đường thua lỗ. Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao ông Nguyễn Xuân Phúc không loại bỏ nó, mà lại duy trì nó làm gì, để rồi nó trở thành nơi hút và đốt tiền ngân sách? Câu trả lời và vì quyền lợi của các nhóm lợi ích.
Mới đây, tờ Vneconomy có bài viết “Gần một nửa trong số 12 dự án thua lỗ ngành công thương bắt đầu báo lãi”. Không biết có thật là có lãi hay không, hay đấy chỉ là báo cáo cho có con số đẹp, theo cách mà doanh nghiệp dùng 2 hệ thống sổ sách khác nhau thường hay làm?
Cứ cho rằng, gần một nửa dự án sinh lãi, vậy thì từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng rời chính trường cho đến nay đã là 7 năm, tại sao 2 đời Thủ tướng kế nhiệm vẫn cố duy trì những cỗ máy đốt tiền ngân sách này để làm gì? Đó là sự phi lý, nếu nhìn bề ngoài thì khó giải thích, nhưng phân tích sâu thì nó đều có nguyên nhân của nó.
Thực ra chính quyền không phải duy trì dự án, mà họ duy trì quyền lợi của những kẻ đã và đang hưởng lợi từ nó. Thông thường, doanh nghiệp nhà nước mà thua lỗ thì quan chức lại đầy túi. Mà trong chế độ này, có ai sống bằng lương đâu? Dự án cho họ những núi tiền để họ xây biệt phủ, dự án cho họ tiền để họ cho con cái du học trời Tây, và dự án cho họ có những bữa ăn ngàn đô như ăn thịt bò dát vàng chẳng hạn. Và đó là nguyên nhân chính để họ duy trì nó, dù cho nó có phát nát nền kinh tế đến đâu.
Nền kinh tế Việt Nam bị “vỡ mặt” vì “quả đấm thép”, nhưng với quan chức thì “quả đấm thép” lại mang cho họ những thứ ngon nhất để họ ăn “ngập mặt”.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vneconomy.vn/gan-mot-nua-trong-so-12-du-an-thua-lo-nganh-cong-thuong-bat-dau-bao-lai.htm