Cần rạch ròi trong yêu – ghét đối với Trung Quốc

Link Video: https://youtu.be/pF03JG4vf1A

Ngày 9/10, RFA Tiếng Việt có bài bình luận của Nguyễn Trường Giang, với tựa đề “Người Việt ghét hay yêu Trung Quốc?”

Tác giả kể những mẩu chuyện cho thấy sự lúng túng, mà nhiều người khinh ghét hay căm thù Trung Quốc không muốn thừa nhận, đó là ghét và căm thù, nhưng trả đũa hoặc cắt đứt thì không thể. Vì hàng hóa và văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào đời sống của mình quá nhiều, quá lâu và quá sâu.

Tác giả nhận xét, với thị trường 1,5 tỷ dân ở sát nách, doanh nhân trong nước cũng giàu có nhờ làm ăn với Trung Quốc.

Tác giả kể lại câu chuyện, vào những năm 2012 – 2016, cao trào chống Trung Quốc lên tới đỉnh điểm trong dư luận xã hội. Lúc đó, trong một cuộc họp, một phụ nữ làm doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn dũng cảm đứng lên tuyên bố, họ đã buôn bán với Trung Quốc rất tốt, và trong tương lai điều đó không thay đổi.

Tác giả bình luận: Dũng cảm! Khi người phụ nữ ấy bộc bạch, rất nhiều cái đầu khác lẳng lặng gật gù tán thành, nhưng không mấy người dám đứng lên nói công khai.

Tác giả phân tích, mặc dù có những mặt hàng suy giảm kim ngạch xuất khẩu như gỗ và sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sắn và sản phẩm sắn, cao su, thủy sản… nhưng nói chung, thị trường Trung Quốc vẫn đang là hiện thực và mơ ước của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, Trung Quốc từ lâu đã không còn là một thị trường dễ tính, cái gì cũng chấp nhận như người ta hay đồn. Giờ tiêu chuẩn bán nông sản sang Trung Quốc đã ngang ngửa với tiêu chuẩn xuất sang châu Âu….

Về phía người tiêu dùng Việt Nam, hàng Trung Quốc cũng không còn phải mang cái mác hàng dỏm nặng nề như nhiều năm trước nữa, dù vẫn có. Giờ, thị trường lan truyền tiêu chuẩn hàng hóa “hàng nội địa Trung” như từ cách đây mấy chục năm dân mình sùng kính hàng nội địa Nhật.

Tác giả cho hay, đến thời các nền tảng trực tuyến phổ biến tại Việt Nam như Facebook, Tik Tok bùng nổ thì người tiêu dùng tiếp cận với hàng nội địa Trung còn dễ và tận mắt hơn nữa.

Hàng thì rẻ vô địch, so với những hàng của những hãng không phải nội địa Trung thì chất lượng và tính năng cũng một tám một mười. Vậy không mua xài thì còn gì nữa? Độ bền hả? Rẻ mà xài ổn thì nếu hư, quăng luôn mua mới. Còn được dùng hàng mới kiểu dáng mới, thích hơn. Đó là tâm lý của người tiêu dùng phổ thông.

Hình: Bài trên RFA

Tác giả nhận định, những nhà sản xuất Trung Quốc chứng tỏ họ chăm chỉ, siêng năng trong việc tìm hiểu thị trường, nắm nhu cầu người tiêu dùng hơn gấp một trăm, một ngàn lần những nhà sản xuất Việt Nam.

Ngạn ngữ phương Tây có câu “Con đường đến trái tim ngắn nhất là thông qua dạ dày”. Các doanh nghiệp Trung Quốc viết thêm một câu chân lý đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được: Con đường đến túi tiền người tiêu dùng ngắn nhất là thông qua nhu cầu của họ.

Về văn hóa, theo tác giả, các ngôi sao biểu diễn Trung Quốc, nền văn học ngôn tình Trung Quốc xâm nhập, dần ảnh hưởng cả tam quan (thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan), thời trang, suy nghĩ và cách dùng ngôn ngữ tiếng Việt của nhiều người trẻ Việt.

Thông qua các nền tảng trực tuyến, dân Việt Nam giờ có thể nhìn ngắm trực tiếp các thành phố, công trình cầu đường, nhà cửa, giao thông, chợ búa, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật v.v.. và đời sống bình thường của người dân Trung Quốc.

Tác giả đánh giá, thực tế trần trụi không qua kiểm duyệt đó đã dần dần thay đổi suy nghĩ của không ít người Việt Nam.

Ít nhất là đã bớt ghét. Và thêm khâm phục.

Cũng như đã rạch ròi hơn trong yêu – ghét: Ghét tư tưởng xâm chiếm của lãnh đạo Trung Quốc, nhưng không ghét người dân và văn hóa Trung Quốc.

Lãnh đạo theo nhiệm kỳ, nhưng nhân dân và văn hóa thì vĩnh cửu.

Hoàng Anh

>>> Hot trend ẩm thực mới của giới trẻ – bánh đồng xu

>>> Nạn nhân trái phiếu SCB mong sớm nhận lại tiền và đề nghị truy tố SCB

>>> Bà Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo

>>> Việt Nam cần đột phá để tự cường và đủ sức đối phó Trung Quốc

Hà Nội có “xây dựng” được người thanh lịch như yêu cầu của Thủ tướng?

Kasse animation 7.8.2023