Bộ mặt thật của ông Bộ trưởng Bộ Dục- Nguyễn K. Sơn!

Sau Đại hội 13, ông Nguyễn Kim Sơn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, thay cho ông Phùng Xuân Nhạ.

Thời điểm ấy, báo chí đăng tóm tắt tiểu sử của tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, có ghi rằng:  “2007 – 2008: Nghiên cứu sau tiến sĩ về tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam, tại Đại học Harvard, Mỹ”. Dựa vào thông tin trên, khi đó, trang Giaoduc.net.vn giật tít: “Tân Ủy viên Trung ương Đảng từng nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard”. Trang Đại học Quốc gia Hà Nội cũng ghi lý lịch của ông Sơn là nghiên cứu sau tiến sĩ về tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam, tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ (2007 – 2008).

Thông tin về một tân Bộ trưởng từng nghiên cứu sinh sau đại học, tại một trường đại học lừng danh thế giới như Harvard, đã gây ra tranh cãi mạnh vào lúc đó. Nhiều cây bút có tiếng trong giới học thuật đã chỉ ra thông tin thiếu trung thực trong phần tiểu sử này.

Thực ra, ông Nguyễn Kim Sơn là học giả (visiting scholar), chứ không phải là nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) như báo chí và các trang mạng đưa. Học giả là một dạng “hợp tác nghiên cứu”, khi một cá nhân được cho phép đến một cơ sở nghiên cứu để tham quan, học hỏi và hỗ trợ hợp tác. Còn hệ sau tiến sĩ là làm công việc nghiên cứu, sau bậc tiến sĩ, được ký hợp đồng trả lương đóng thuế với trường học.

Được biết, Harvard-Yenching (viết tắt là HYI) – nơi ông Sơn hợp tác – không phải là một đơn vị do trường Đại học Harvard sở hữu. HYI là một tổ chức thiện nguyện, hoạt động độc lập, có ngân sách độc lập. HYI là một dự án độc lập mà Harvard có tham gia, với tư cách thành viên sáng lập.

Sau khi trò gian dối bị cộng đồng mạng vạch trần, trên các trang thông tin tiểu sử của ông Nguyễn Kim Sơn đã sửa lại rằng, “06/2007 – 05/2008: Học giả nghiên cứu Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Học viện Harvard Yenching, Đại học Harvard, Hoa Kỳ”. Thông tin mà báo chí đăng là do ông Nguyễn Kim Sơn cung cấp. Ông Nguyễn Kim Sơn khi mới lên nắm quyền đã để lại cho xã hội một ấn tượng là một Bộ trưởng thiếu trung thực.

Sau 3 năm làm Bộ trưởng, gần như, ông Nguyễn Kim Sơn không để lại dấu ấn gì. Tiêu cực vẫn liên tục xảy ra từ Bộ Giáo dục, đến các sở địa phương.

Nhóm lợi ích Nhà xuất bản Giáo dục đã bị ông Nguyễn Phú Trọng cho “vào lò”. Ngoài ra, tình trạng lạm thu tại các trường vẫn cứ tiếp diễn, từ thời ông cựu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến thời ông Nguyễn Kim Sơn. Tình trạng thầy đánh trò, trò đánh thầy, và trò đánh trò, vẫn không cải thiện. Ngành giáo dục vẫn tiếp tục nát “nhuyễn” hơn.

Theo thông tin chúng tôi nhận được, khi ông Nguyễn Kim Sơn làm Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đã để xảy ra tình trạng mua bằng, học giả nhưng nhận bằng thật. Tiêu cực xảy ra tại “Chương trình đào tạo thạc sỹ phi truyền thống” (MNS) của Khoa Quản trị kinh doanh năm 2016.

Để đủ tư cách tham gia chương trình này, phải có bằng tiếng Anh B1. Tuy nhiên, học viên chỉ cần liên hệ với trợ lý lớp, mua bằng từ Đại học Hà Nội với giá 13 triệu đồng/bằng. Được biết, Đại Học Hà Nội – HANU là một trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, do ông Nguyễn Kim Sơn làm Giám đốc.

Ngoài ra, trong quá trình học tập chương trình MNS, nhiều học viên vắng mặt thường xuyên, có khi vắng mặt lên đến 2/3 lớp, nhưng lại được trợ lý “điểm danh hộ”. Đây là hình thức học giả nhận bằng thật, diễn ra ngay trong Đại học Quốc gia Hà Nội – nơi mà ông Nguyễn Kim Sơn chịu trách nhiệm quản lý.

Tình trạng “học giả bằng thật” tại Khoa Quản trị Kinh doanh (sau này được nâng lên thành Đại học Quản trị Kinh doanh), bị một người tố cáo, có cả file ghi âm làm bằng chứng, gửi cho ông Nguyễn Kim Sơn.

Nhưng thay vì xử lý tiêu cực, ông Sơn đã chuyển nó cho công an, để xử lý người tố cáo.

Dường như, cách hành xử kiểu ông Nguyễn Kim Sơn hiện nay, ngày một trở nên phổ biến trong ngành giáo dục. Nếu có ai tung bằng chứng tiêu cực của ngành giáo dục lên mạng, thì công an sẽ tìm người tung bằng chứng để xử lý, thay vì ngành giáo dục xử lý rốt ráo tiêu cực đó.

Ý Nhi – Thoibao.de

14.1.2024

Kasse animation 7.8.2023