Dùng “thế lực đen” làm CEO Vinfast Ấn Độ, ông Vượng đặt Vinfast vào con đường “tà”?
Ngày 25/2, VinFast đã làm lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Ấn Độ, trong khu công nghiệp của Tập đoàn Xúc tiến Công nghiệp Tamil Nadu (SIPCOT) – ngoại ô Thoothukudi. Tổng mức đầu tư là 2 tỷ USD, trong giai đoạn đầu VinFast sẽ đầu tư 500 triệu USD.
Đáng nói là, ông Phạm Nhật Vượng – CEO của VinFast, lại không có mặt tại buổi lễ. Trước đó, ông Vượng cũng không có mặt tại lễ khởi công xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ, hồi năm ngoái. Được biết, hồi tháng 7/2022, mạng xã hội rộ tin đồn ông Vượng bị cấm xuất cảnh, nhưng sau đó, Bộ Công an đã lên tiếng, bác bỏ thông tin này.
Ngày 30/10/2022, báo chí đồng loạt đưa tin, ông Phạm Nhật Vượng sang Osaka, Nhật Bản, để ký Biên bản ghi nhớ với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Công nghệ CATL, về hợp tác chiến lược toàn cầu, nhằm thúc đẩy hợp tác vì sự phát triển của xe điện.
Báo chí chỉ đưa ra hình một cái bàn được trang trí lòe loẹt, đầy hoa tươi, trông rất Cộng sản. Nhiều người cho rằng, đây là cách trang trí ở Việt Nam, bởi nước ngoài không trang trí màu mè như thế. Cho tới nay, có người vẫn không tin là ông Phạm Nhật Vượng không bị cấm xuất cảnh.
Trong lễ khởi công xây nhà máy VinFast tại Ấn Độ, không có mặt ông Vượng, vì thế, nhân vật thay thế lại nổi lên. Đấy chính là ông Phạm Sanh Châu – cựu Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, vừa trở thành Giám đốc điều hành VinFast Ấn Độ.
Điều đáng nói là, ông Châu là người đã từng dính tới bê bối “chuyến bay giải cứu” khiến hàng loạt quan chức cấp cao ngã ngựa, nhưng bản thân ông lại luôn may mắn có vẫn thoát một cách khó hiểu.
Tháng 12/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 24, ra kỷ luật hàng loạt quan chức liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu. Trong khi ông Châu chỉ bị khiển trách, thì những người đồng cấp, chẳng hạn như Vũ Hồng Nam – Đại sứ Việt Nam tại Nhật, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, đã bị khai trừ khỏi Đảng và sau đó bị bắt giam, bị khởi tố.
Vụ chuyến bay giải cứu là vụ án làm nhân dân căm phẫn, bởi những kẻ tham gia phi vụ này, không chỉ tham lam, mà còn bất nhân với chính đồng bào của mình ở nước ngoài. Tuy nhiên, cũng như bao vụ án khác, ông Nguyễn Phú Trọng đã tạo vùng ra cấm, cho nên, ai nằm trong vùng cấm này thì được an toàn.
Cho dù ông Phạm Sanh Châu không bị ngồi tù, nhưng điều đó không có nghĩa là ông trong sạch. Trong mắt người dân, ông Châu chẳng khác ông Trương Minh Tuấn – cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, vừa viết sách dạy đạo lý, vừa tham lam vô đạo. Bởi ông Châu cũng viết cuốn sách “Chiến dịch Hoa Kim Tước”, để ca ngợi chuyến bay giải cứu, trong khi chính ông trục lợi từ chiến dịch này.
Việc bị dính đến một vụ đại án mà vẫn bình an vô sự, thì điều đó khẳng định, mối quan hệ của Phạm Sanh Châu rất khủng. Ở tầm làm Đại sứ, thì ai cũng có những mối quan hệ lớn, nhưng để thẩm định chất lượng của mối quan hệ đấy, thì phải được sát hạch qua đại nạn. Đại án chuyến bay giải cứu không quật được ông Châu. Có lẽ, đó là lý do khiến ông Phạm Nhật Vượng chọn ông Phạm Sanh Châu làm CEO cho VinFast Ấn Độ.
Đối với chính quyền, Phạm Sanh Châu không có tiền án, vì chưa bị truy tố. Nhưng với nhân dân, thì Phạm Sanh Châu đã có vết nhơ không thể tẩy xoá. Một người dám nhúng tay vào việc ác, như trấn lột người dân đang lúc bơ vơ tại xứ người, đang trong mùa dịch, thì phải bất nhân thế nào mới có thể làm được. Dân gian có câu “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”. Đó là lý do người ta hay ác cảm với người có “tiền án”. Với việc dùng một “tội phạm” làm CEO cho Vinfast Ấn Độ, phải chăng ông Phạm Nhật Vượng đang đặt Vinfast vào con đường “tà đạo”?
Trà My – Thoibao.de