Tổng Trọng đã vô hiệu hóa quyền Bộ trưởng Bộ Công an: Vì sao Tô Chủ tịch hết hy vọng?

Theo giới quan sát, sau Hội nghị Trung ương 9, Tổng Trọng với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng, đã mau chóng ổn định lại tình hình nội bộ.

Kể từ đó, Bộ Công an cũng chấm dứt các chiến dịch bắt bớ trên diện rộng, đối với các lãnh đạo cấp cao và sân sau của họ. Thậm chí, vụ án Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Cây xanh Công Minh cũng bị gác lại.

Ngày 30/5, truyền thông nhà nước đưa tin, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đã quyết định đưa 2 vụ án tại Tập đoàn Thuận An và Phúc Sơn, vào diện theo dõi, chỉ đạo. Đồng thời, Thường trực Ban Chỉ đạo – ông Phan Đình Trạc, đã chỉ thị: Trong năm 2024, xét xử 36 vụ án, 8 vụ việc; đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 6 vụ án trọng điểm theo kế hoạch.

Những điều này cho thấy, các ban Đảng của Tổng Trọng đã lấy lại thế chủ động, trong công cuộc chống tham nhũng. Trước đó, do sơ suất, các ban Đảng đã để thế chủ động lọt vào tay Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và chính điều này đã gây ra sóng gió cung đình.

Được biết, Ban Chỉ đạo này được thành lập vào năm 2013, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị và Ban Bí thư, trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, công tác phòng, chống tham nhũng, trên phạm vi cả nước.

Theo đó, Ban Chỉ đạo có thẩm quyền chỉ đạo duy nhất Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong việc xử lý kỷ luật đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý. Còn việc điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng và tiêu cực, được giao trách nhiệm cho Bộ Công an thực hiện, trên cơ sở các quy định của Đảng, nhà nước và pháp luật.

Theo giới phân tích, đây là một lỗ hổng lớn, đã tạo điều kiện cho ông Tô Lâm và Bộ Công an lạm quyền và tiến tới lộng hành, như đã xảy ra trong thời gian vừa qua.

BBC Việt ngữ nhận định, đây có thể là phản ứng của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, đấu đá trong nội bộ Đảng đang ngày càng gay gắt, trước giai đoạn chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14.

Trong bài viết, “Thanh trừng chính trị: Vai trò giới hạn của Bộ Công an”, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn đã đưa ra các bình luận và phân tích đáng chú ý, cho thấy, Tổng Trọng và “các cấp có thẩm quyền”, đã mau chóng sửa sai, bằng cách cho sửa đổi những quy định cũ về “Ban Chỉ đạo”, để chống sự lạm quyền của Bộ Công an trong công tác chống tham nhũng.

Theo tác giả, trong chiến dịch “đốt lò” suốt 10 năm qua, với độc quyền điều tra, Bộ Công an đã khống chế chiến dịch này. Người đứng đầu Bộ Công an – ông Tô Lâm, đương nhiên trở thành thế lực nắm quyền sinh sát trong Đảng. Điều này được Giáo sư Abuza Zachary đưa ra, trong nhận định: Bộ trưởng Tô Lâm đã “vũ khí hóa” chiến dịch chống tham nhũng, để nuôi tham vọng chính trị cá nhân.

Theo tác giả Nguyễn Anh Tuấn, “trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam học theo Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Cơ quan này đóng vai trò như một tiểu tổ lãnh đạo, theo kiểu Tập Cận Bình”. Đó là một cơ chế mà lãnh đạo hạt nhân dùng để điều phối, và chỉ đạo một loạt cơ quan Đảng và chính quyền, nhằm thực hiện công tác chống tham nhũng.

Theo đó, tiểu tổ lãnh đạo giúp lãnh đạo hạt nhân, vừa chỉ đạo được MỘT LOẠT các cơ quan, vừa khiến các cơ quan giám sát chéo lẫn nhau; quan trọng nhất là không phụ thuộc vào riêng một cơ quan nào, đối với những công tác quan trọng.

Nhưng tiếc rằng, ông Trọng cũng như lãnh đạo Việt Nam lại không “thuộc bài”.

Trong công cuộc “đốt lò”, thay vì chỉ phụ thuộc vào một cơ quan, như Bộ Công an, hoặc Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương… Đến nay, cũng bằng cơ chế Ban Chỉ đạo, Tổng Trọng vừa có thể điều phối hoạt động giữa các cơ quan, vừa để chúng giám sát lẫn nhau. Điều mà, theo Nguyễn Anh Tuấn:

“Ông Trọng vừa đạt được mục tiêu “đốt lò”, mà không lo có anh “thợ lò” nào thành kiêu binh, quay lại chiếm đoạt “cái lò” của mình, đó là lý do tồn tại của các tiểu tổ lãnh đạo.”

Tác giả cũng lưu ý, trong Ban Chỉ đạo của ông Trọng, không chỉ có Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Nội chính, mà còn có đại diện của nhiều cơ quan khác.

Với 8 uỷ viên Bộ Chính trị, và vai trò Trưởng ban Nhân sự của Tổng Trọng, “thật khó để nói rằng, một mình ông Tô Lâm, bất luận ở vị trí Bộ trưởng Công an hay Chủ tịch nước, có khả năng chi phối toàn bộ Ban Chỉ đạo.”

Tóm lại, trong mô hình “Ban Chỉ đạo” mới, thì Bộ trưởng Công an chỉ là một thành viên, vì thế, không có khả năng chi phối chiến dịch đốt lò. Người chủ lò quyền uy thực sự và nắm quyền sinh sát các “đồng chí” trong tay, vẫn là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Điều đó cho thấy, quyền sinh, quyền sát của Bộ trưởng Công an, hay bất kể là ai, khi đã chính thức bị thu hồi, và ghế tân Bộ trưởng Bộ Công an sắp tới cũng chẳng giúp gì nhiều cho Chủ tịch Tô Lâm./.

 

Trà My – Thoibao.de