Mỹ thắt chặt truyền thông quốc doanh Trung quốc

https://www.youtube.com/watch?v=HxV9W5vvmQc

Mỹ vừa áp dụng qui chế mới thắt chặt kiểm soát truyền thông quốc doanh Trung Quốc vì lo ngại đây là phương tiện để Đảng cộng sản Trung quốc tuyên truyền một chiều ra các nước Tự do và Dân chủ

Hoa Kỳ sẽ bắt đầu coi năm cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ như các đại sứ quán nước ngoài. Theo đó, sẽ yêu cầu các cơ quan này phải đăng ký nhân viên và tài sản với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Quyết định này sẽ áp dụng với Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc CCTV, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Trung Quốc Nhật báo và Cơ quan phát triển Hai Tian Hoa Kỳ, Reuters dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết.
Năm cơ quan này khi hoạt động tại Hoa Kỳ sẽ phải thông báo tên người quản lý nhân sự, các quyết định tuyển dụng và sa thải và đăng ký tài sản mà họ thuê hoặc mua tại Hoa Kỳ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trước khi thuê hoặc mua mới tài sản tại Hoa Kỳ, các cơ quan này cũng phài có sự chấp thuận của Hoa Kỳ.
Quyết định này được đưa ra vì Trung Quốc đang siết chặt kiểm soát hệ thống truyền thông của họ, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tăng cường việc sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền cho các chính sách của Bắc Kinh.
Việc kiểm soát nội dung và biên tập chỉ được củng cố dưới thời Tập Cận Bình nắm quyền,” một giới chức nói. “Những tổ chức này trên thực tế là cánh tay tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Trung Quốc không được báo trước về quyết định này và sẽ được thông báo vào chiều ngày 18/2, một giới chức nói.

Hình ảnh xếp hạng của tổ chức phóng viên không biên giới về tự do báo chí thì Trung quốc gần bét bảng 177/ 180 nước được khảo sát.

Tờ Guardian dẫn lời một quan chức dấu tên nói rằng, “Không nghi ngờ gì nữa rằng, năm cơ quan này là một bộ phận của bộ máy tuyên truyền nhà nước [Trung Quốc] và họ nhận lệnh trực tiếp từ giới chóp bu lãnh đạo.”

Tất cả chúng ta đều biết rằng các cơ quan này do nhà nước kiểm soát, nhưng sự kiểm soát đó trở nên chặt chẽ hơn theo thời gian, và trở nên khắc nghiệt hơn rất nhiều“, ông nói.
Hồi tháng 12 năm ngoái, nghị sỹ Jim Banks đã yêu cầu Quốc hội điều tra China Daily tuyên truyền vào Quốc hội Hoa Kỳ.
Nghị sĩ Banks tin rằng China Daily đã vi phạm luật liên bang và sẽ phải chịu hậu quả. Tờ Liberty Lighthouse trước đó đã tiết lộ cách China Daily liên tục vi phạm Luật Đăng ký đại diện nước ngoài.
Bài báo viết, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng cộng sản Trung quốc, China Daily cho đến nay đã đăng hàng trăm bài viết tuyên truyền trên New York Times, Washington Post và ít nhất 30 kênh truyền thông Mỹ khác.
Những bài viết này trông giống như tin tức thông thường trên báo Mỹ, nhưng thực tế những tuyên truyền này lại tô vẽ làm đẹp cho chính quyền Đảng cộng sản Trung quốcvà từ đầu tới cuối đều làm mờ đi các vấn đề vi phạm nhân quyền của Đảng cộng sản Trung quốc.

Người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ từ khắp châu Âu biểu tình tại Pháp để phản đối Trung Quốc đàn áp nhân quyền

Trung Quốc xếp gần cuối bảng trong Chỉ số Tự do báo chí, năm 2019 nước này đứng gần cuối bảng xếp hạng, đứng thứ 178 trên 180 quốc gia.

Chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ truyền thông. Tất cả các cơ quan báo chí nước này đều thuộc sở hữu nhà nước đều phải qua kiểm duyệt gắt gao phù hợp với chủ trương của chính quyền. Với mạng internet, Bắc Kinh thiết lập hệ thống gọi là Vạn lý Tường lửa khiến cư dân nước này không thể vào được các website phổ biến như Youtube, Facebook, Twitter.
Quan chức này lưu ý rằng Trung Quốc có thể có hành động trả đũa nhưng nói rằng, các nhà báo Trung Quốc ở Hoa Kỳ được hoạt động trong môi trường báo chí tự do nơi đây. Trong khi đó, các nhà báo phương Tây khi đến Trung Quốc đưa tin, viết bài, họ phải chịu rất nhiều hạn chế nghiêm trọng trong tác nghiệp.
Những thực thể này hoạt động trong một môi trường tự do hơn nhiều tại Mỹ hơn bất cứ báo chí nước ngoài ngoài nào được hưởng tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc,” giới chức này nói.
Chính quyền Donald Trump gần đây gia tăng áp lực lên Trung Quốc với một loạt các lĩnh vực, từ áp thuế trong cuộc thương chiến, đến chỉ trích mạnh mẽ hệ thống trại cải tạo của Bắc Kinh ở Tân Cương.

biểu tình ở Hong kong với hàng triệu người tham gia – Trong khi cả thế giới đều biết đến các cuộc biểu tình ở Hongkong thì người dân Trung quốc hầu như không biết gì vì mọi thông tin đều bị kiểm duyệt, chặn xóa

Ngay tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã thuê người bản xứ sản xuất các ấn phẩm, chương trình truyền hình bằng tiếng Anh theo hướng chuyên nghiệp, tránh các chủ đề nhạy cảm một cách khéo léo.

Một nghiên cứu gần đây của Freedom House – một viện nghiên cứu của Mỹ – phát hiện ra rằng Trung Quốc đã tìm cách đẩy mạnh thông điệp của họ, nhấn mạnh mối đe dọa khủng bố từ người Duy Ngô Nhĩ và lặp đi lặp lại những khẳng định rằng những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong vũ trang bằng vũ khí.

Nghiên cứu cho biết, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã tăng chi tiêu tại Hoa Kỳ, từ con số 500 ngàn đô la trong nửa đầu năm 2009 lên hơn 5 triệu đô la trong nửa cuối năm 2019.
Còn tại các nước đang phát triển, Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng sự hiện diện của truyền thông nước này bằng cách cung cấp các chương trình truyền hình, nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ.
Theo đó, mục tiêu chính của nỗ lực này thoạt đầu để xây dựng hình ảnh Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, nhưng sau đó lại được sử dụng để kêu gọi ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về Tây Tạng và Đài Loan.
“Trung Quốc đã chi 9 tỉ Mỹ kim trong năm 2009 để xây dựng mạng lưới xuất bản và phát sóng quốc tế, với phần lớn số tiền dành cho Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI)”, báo cáo của nghiên cứu này cho hay.

Bên ngoài một khu trại “cải huấn” ở Tân Cương

Năm 2019, Trung Quốc có 854 triệu người sử dụng Internet, trở thành thị trường lớn nhất nhưng cũng là quốc gia có hệ thống kiểm duyệt tinh vi phức tạp nhất hành tinh. Năm 2017, Đảng cộng sản Trung quốc ban hành Luật An ninh Mạng, đã làm giảm đáng kể số lượng bài đăng trên nền tảng blog Trung Quốc như Sina Weibo (tương tự Twitter).

Ngoài áp dụng những công nghệ tinh vi như “Đại Tường lửa”, “Khiên Vàng” hay “Đại pháo”, chính quyền Trung Quốc còn muốn “uốn nắn” tư tưởng người dân bằng cách tuyển dụng các dư luận viên (DLV) Internet công khai vào năm 2004.
DLV là những người chỉ có mỗi việc là ngồi đọc các bình luận dưới các bài viết, “chỉnh lại” cho đúng với đường lối của Đảng, và nếu cần thiết thì có thể nhận xét tiêu cực, chụp mũ, bêu xấu thậm chí chửi rủa để làm nản lòng độc giả, cũng như “ghi vào sổ đen” những bình luận không theo quan điểm của Đảng cộng sản Trung quốc.

Những DLV này được gọi là Đảng 50 xu vì họ được trả công 50 xu cho mỗi lời bình luận. Một nghiên cứu của Harvard vào năm 2016 ước tính rằng, có khoảng hơn 2 triệu DLV đang hoạt động, đăng khoảng 450 triệu bình luận/năm trên MXH, và Đảng cộng sản Trung quốc còn thuê thêm khoảng 100.000 người chỉ để chuyên xóa thủ công các bài có tính “nhạy cảm” trên MXH.
Đảng cộng sản Trung quốc dùng bàn tay sắt buộc những tiếng nói ủng hộ cải cách, dân chủ và mở cửa Internet phải “câm lặng”, huy động các đảng viên phải học thuộc điều lệ Đảng và ủng hộ các giá trị của Đảng, đồng thời ngăn chặn các ý tưởng bên ngoài thẩm thấu vào đời sống chính trị và xã hội TQ.

Trong suốt hơn hai thập kỷ, Đảng cộng sản Trung quốc đã chặn Google, Facebook, Twitter, Instagram… cũng như hàng vạn trang web nước ngoài, đồng thời “cấy tạo” nên nhiều MXH nội địa dưới sự giám sát của chính quyền Bắc Kinh như Weibo và Tencent. Bằng cách kiểm duyệt chặt chẽ Internet, một thế hệ trẻ sinh ra tại TQ những năm 1990, 2000 gần như hoàn toàn không biết đến Internet thế giới.

Người dùng Internet ở TQ – một thế hệ trẻ thờ ơ với đời sống chính trị, tôn sùng chủ nghĩa tiêu dùng và cuồng nhiệt với chủ nghĩa dân tộc

Họ gần như không biết FB, Twitter, hay Google… và chỉ quen sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến tìm kiếm như Baidu, dịch vụ truyền thông xã hội WeChat và nền tảng video Tik Tok. Điều này đã giúp Đảng cộng sản Trung quốc xây dựng một hệ thống giá trị theo định hướng nhằm thay thế các giá trị dân chủ, tự do của phương Tây.
Ngay cả khi các ứng dụng và trang web phương Tây xâm nhập được vào Trung Quốc (hiện Facebook và Google đã có chi nhánh nhỏ ở Trung Quốc), hai ông lớn này vẫn phải đối mặt với sự thờ ơ, ghẻ lạnh của giới trẻ Trung Quốc vì họ lớn lên với Baidu, WeChat và quen thuộc với các ứng dụng nội địa.
Họ thấy nước Mỹ không an toàn với nhiều vụ xả súng giết người, châu Âu trong cơn “hỗn mang” của chia rẽ và bất đồng, Hồng Kông thì hỗn loạn bởi các cuộc biểu tình do những kẻ bạo loạn gây ra… Họ cảm thấy Trung Quốc thật là yên bình và tốt đẹp. Đây cũng là những điều mà Đảng cộng sản Trung quốc cho phép họ biết một cách thoải mái trên các MXH “nội địa”.
Khi “gã” khổng lồ Tencent khảo sát hơn 10.000 người trẻ Trung Quốc sinh năm 2000 hoặc sau đó, 80% đã trả lời rằng Trung Quốc đang ở thời điểm tốt đẹp nhất trong lịch sử và ngày càng hùng mạnh. Tỷ lệ tương tự cũng cho biết họ yêu nước (yêu Đảng) và rất lạc quan về tương lai.

Một cuộc khảo sát của ĐH Stanford (Mỹ) đã kết luận rằng, các sinh viên tại Trung Quốc thờ ơ với các tin tức bị kiểm duyệt. Họ đã cho 1.000 sinh viên tại hai trường đại học ở Bắc Kinh các công cụ miễn phí để vượt ‘tường lửa’, nhưng một nửa trong số đó đã không sử dụng chúng.

Với hệ sinh thái công nghệ đang nở rộ trong nước, cư dân mạng Trung Quốc không có nhiều lý do để vượt qua bức tường này vì “ứng dụng gì Trung Quốc cũng đều có”.

Điều này cho thấy sự thật ảm đạm rằng bằng cách chặn kết nối Internet thế giới, thiết lập hệ thống MXH nội địa, công cuộc kiểm duyệt của Đảng cộng sản Trung quốc đã phát huy hiệu quả: Không những gây khó khăn trong việc truy cập thông tin thế giới bên ngoài, mà nó còn khiến người dân Trung Quốc tự đánh mất dần nhu cầu cần biết các thông tin “nhạy cảm” ở trong nước.
Với sự “tẩy não” như vậy, Đảng cộng sản Trung quốc thành công trong việc “tôi luyện” một thế hệ trẻ thờ ơ với đời sống chính trị, tôn sùng chủ nghĩa tiêu dùng và cuồng nhiệt với chủ nghĩa dân tộc. Nguy hiểm thay, xu hướng này hiện đang được Đảng cộng sản Trung quốc thiết lập ngày càng chặt chẽ, và đang “xuất khẩu” mô hình Internet bị kiểm duyệt này sang các nước khác.
Tuy vậy, trước sự hoành hành của dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ lần này, khi tính mệnh của từng người đều đang bị đe dọa và bản chất dối trá cùng sự kiểm duyệt thông tin gắt gao của Đảng cộng sản Trung quốc bị vạch trần, liệu người dân Trung Quốc có còn tiếp tục thờ ơ được nữa không, hãy chờ câu trả lời ở phía trước.

Trung Quốc và Việt nam là 2 quốc gia còn sót lại trên thế giới vẫn áp đặt mô hình Chủ nghĩa Cộng sản để cai trị người dân, trong đó không có tự do ngôn luận và truyền thông độc lập.
Điều nguy hiểm hơn, là nhà cầm quyền cả ở Việt nam và Trung quốc đã tiến hành đàn áp có hệ thống các tiếng nói độc lập, nhằm duy trì sự tồn tại của Đảng cộng sản đầy đau khổ và lỗi thời, gạt người dân ra ngoài lề để dễ bề độc quyền thống trị. Đã đến thời điểm cần phải thay đổi và hàng triệu người dân sẽ cùng nhau thực hiện điều tốt đẹp đó.

Trung Hiếu từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023