Bộ Chính trị “bất an” – Đại họa Vũ Hán tràn về Ba Đình

Hiện thời, đã có 28 quốc gia, 2 vùng lãnh thổ và 1 … chiếc du thuyền đang hứng chịu tác hại của con virus nCoV, chưa kể đến 6 ngàn người đang trong tình trạng nguy kịch và chắc chắn là hàng trăm người trong số họ sẽ ra đi trước khi mặt trời mọc vào sáng ngày mai.

Tổng cộng 37.600 người đã bị chuẩn đoán nhiễm virus corona, trong đó có 6.196 ca nguy kịch.
Số người chết vì virus corona lên đến 814, vượt qua số người chết vì dịch Sars (số người chết cuối cùng là 774 vào năm 2003) và đang sẵn sàng vượt qua dịch MERS (số người chết cuối cùng là 858 vào năm 2012).
Chỉ riêng ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, tâm chấn của đợt bùng phát virus, số người chết đã lên đến 780, theo các quan chức y tế khu vực. Chỉ có hai người là ở bên ngoài Trung Quốc với 1 ở Hong Kong và 1 ở Philippines.
Tính từ ngày đầu tiên mà Trung Quốc thú nhận với thế giới về cơn đại dịch nCoV (16 tháng 1) với con số được báo cáo là 45 người nhiễm bệnh.
Đã 23 ngày trôi qua và thế giới đã có 37.600 người mắc bênh với 814 người chết.
Tại Trung Quốc, từ con số 45 bệnh nhân đã tăng lên thành 1.000 người chỉ trong 7 ngày. Hai ngày sau thì tăng gấp đôi với 2.000 người mắc bênh. Năm ngày sau đó thì nó chạm mốc 10.000. Từ 10 ngàn người lên đến 20 ngàn chỉ mất đúng 4 ngày. Sau thêm 5 ngày nữa … chúng ta chuẩn bị chứng kiến con số 40 ngàn người nhiễm…
Chưa ai có thể dự đoán được đỉnh dịch sẽ là trong khoảng 1 tuần hay 1 tháng nữa… khi mà con số nhiễm bệnh tiếp tục tăng và tỷ lệ tử vong dường như ổn định ở mức 2.1%.

Chưa có tổ chức khoa học nào xác định được đỉnh dịch: Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc cho rằng, cần đề cao cảnh giác, bởi dịch bệnh còn lâu mới chấm dứt.

Hình ảnh bảng thống kê tình hình dịch bệnh virus Corona trên toàn thế giới tính đến ngày 9/2

Tất cả các dự đoán bây giờ đều là không thể. Chúng ta mới chỉ có chưa đầy một tháng để tìm hiểu về loại virus này. Chúng ta đang ngày càng biết nhiều hơn về nó. Nhưng vẫn chưa thể dự đoán tình hình sẽ đến đi đến đâu. Dịch bệnh có thể còn lâu mới chấm dứt và chúng ta không thể chủ quan”, TS Gauden Galea, đại diện WHO tại Trung Quốc nói.

Virus corona có thể lây truyền qua bụi khí

Cục Nội Vụ của Thượng Hải xác nhận tin tức từ các báo cáo khoa học ở Trung Quốc, thông báo rằng nCoV lây truyền qua đường không khí dưới dạng các hạt chất lỏng li ti và có khả năng lan xa.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 8/2, ông Tăng Quần (Zeng Qun), phó cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải, cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định virus corona chủng mới (nCoV) có thể lây qua aerosol, báo Tuổi Trẻ dẫn theo Tân Hoa xã cho hay.
Lây nhiễm qua aerosol tức chỉ các giọt bụi nước chứa virus được hòa tan trong không khí để tạo thành khí dung, lơ lửng trong không khí. Người bình thường có thể bị nhiễm bệnh nếu hít phải khí dung có chứa virus. Theo trang tin Tài Tân, thông tin này có nghĩa một người bình thường có thể nhiễm nCoV do hít vào hỗn hợp không khí và những giọt nước nhỏ có chứa virus của người bệnh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra những loại virus như virus cúm gia cầm H5N1 và SARS có thể được lây truyền thông qua aerosol, vốn có thể lơ lửng trong không khí trong một thời gian dài. Các đường lây truyền nCoV chủ yếu được biết tới trước đây là “lây truyền qua tiếp xúc”, và “lây truyền trực tiếp” (gồm lây nhiễm qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh).

Thuật ngữ “aerosol” theo tiếng Anh và chữ do ông Tăng Quần (Zeng Qun), phó cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải sử dụng về sự lan truyền của virus Corona 2019-ncoV đã khiến cho các giới chức Bộ y tế và dư luận – trong ngày 9-2-2020 có một cuộc tranh luận rôm rả. Phía Bộ y tế giải thích rằng “khí dung giao” tức là virus chỉ có thể lan truyền qua ống xông hơi chứ không thể qua bụi khí. Mục đích của Bộ y tế cố ý diễn giải theo hướng giảm nhẹ độ nguy hiểm của virus, tuy nhiên các chuyên gia kết luận rằng:
Aerosol – tức bọt nước bình xịt hoặc những giọt được thải ra trong khi nói chuyện hàng ngày, cười, hát, v.v. Kích thước hạt nói chung là 0,1 mm hoặc ít hơn. Sau khi thở ra, cơ thể nhanh chóng bay hơi (trong vòng 1 giây hoặc thậm chí hàng chục mili giây) để tạo thành lõi (hạt). Đường kính vài micron) và các hạt nhân nhỏ giọt lơ lửng trong không khí trong một thời gian dài và di chuyển với không khí, và khoảng cách lan truyền của nó có thể đạt tới hàng trăm mét hoặc thậm chí lâu hơn, làm tăng nguy cơ truyền không tiếp xúc.
Tóm lại là rất nguy hiểm chứ không như Bộ y tế giải thích và nCoV có lẽ cũng có thể sống trong môi trường ngoài cơ thể người một thời gian nào đó. Còn môi trường đó là giọt nước, bụi khí, hay bề mặt… thì tùy, nó bám vào được đâu thì nó sống ở đó.

Một sự hiểu nhầm khác cũng vừa được chính tổ chức y tế thế giới công khai về tin lan truyền, đặc biệt từ báo chí Việt nam rằng virus Corona 2019-ncoV sẽ chết với nhiệt độ trên 25 độ C, và rằng nCoV không thể sống nổi trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm…

Hình ảnh chụp trang Twitter của Tổ chức Y tế Thế giới bác bỏ tin đồn ncoV không sống được trong thời tiết nóng và ẩm

Chi nhánh Philippines của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra cảnh báo và bác bỏ những tin đồn cho rằng nCoV không sống nổi trong thời tiết nóng và ẩm. WHO Philippines nói rằng:
nCoV đã lan đến các quốc gia có khí hậu nóng và ẩm và cả những quốc gia có khí hậu lạnh và khô“. Giả thuyết cho rằng nCoV không phát triển được dưới điều kiện nóng và ẩm chỉ là tự suy diễn. Thông tin này vô cùng quan trọng đối với miền Nam VN, nơi mà người dân và chính quyền đang nhầm tưởng rằng virus không nguy hiểm vì nhiệt độ hầu như cao hơn 25 độ C.
50% số ca lây nhiễm thứ cấp xảy ra trong thời kỳ ủ bệnh nCoV
Ít nhất 50% số ca lây nhiễm virus 2019-nCoV từ người sang người đều xảy ra khi người bệnh đầu tiên chưa xuất hiện các triệu chứng.
Kết quả nghiên cứu trên do một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra. Theo nhóm nghiên cứu tại Đại học Hokkaido, qua phân tích 26 trường hợp lây nhiễm virus 2019-nCoV từ người sang người ở 6 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ, thời gian lây nhiễm thứ cấp ngắn hơn so với ước tính trước đây.
Nhóm nghiên cứu kêu gọi tăng cường các biện pháp phòng ngừa cũng như cải thiện hệ thống chăm sóc y tế để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, thay vì chỉ tập trung vào các biện pháp cách ly khỏi cộng đồng.

Du thuyền Diamond Princess hiện được xem là “ổ dịch” nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) nhiều nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc. Trong hành trình du lịch mới đây du thuyền này đã ghé cảng Việt nam tổng cộng 5 lần cả ba miền để đón khách, bao gồm Vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Huế (cảng Chân Mây), TP.HCM, thông tin theo tờ Straits Times đăng tải được báo Kiến Thức dẫn nguồn cho biết như vậy.

Hình ảnh du thuyền Diamond Princess là ổ nhiễm virus với 70 người nhiễm virus Corona – mới đây đã ghé cảng Việt nam 5 lần cả 3 miền Bắc Trung Nam

Tin mới nhất cho biết Du thuyền Diamond Princess vừa xác nhận thêm 6 ca nhiễm mới. Số ca đã phát hiện trên du thuyền cho tới giờ này là 70 người, đẩy tổng số người mắc bệnh ở Nhật lên thành 96.
Trước khi bị cách ly trên biển Yokohama của Nhật Bản vì phát hiện nhiều trường hợp dương tính với virus corona, du thuyền Diamond Princess đã ghé qua Việt Nam đến 5 lần ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Huế (cảng Chân Mây), TP.HCM.
Chia sẻ với báo chí, anh Nguyễn Trung Hiếu (Cầu giấy) – một trong những HDV trong đoàn lo lắng: “Lúc mới đi dẫn đoàn về, tôi không biết trên tàu có người nhiễm cúm, nên khi về nhà tôi vẫn tiếp xúc với người thân bình thường mà không dùng khẩu trang hay cách ly.
Chỉ đến khi báo chí đưa tin trên tàu có người nhiễm cúm tôi mới hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình và cách ly. Hiện tại, tôi vẫn bình thường, chưa có biểu hiện gì, nhưng mai tôi sẽ đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Mong sao mọi việc ổn
“.
Một số hướng dẫn viên (HDV) Việt Nam sau khi dẫn đoàn khách trên tàu Diamond Princess vẫn tiếp tục dẫn các tour khác, làm việc bình thường, không thực hiện đầy đủ các biện pháp cách ly theo quy định.

Nguy cơ đang trở thành một ổ dịch mới, Tỉnh Vĩnh Phúc được kiểm soát đặc biệt sau khi Việt nam công bố ca thứ 14 xác nhận nhiễm nCoV

Hình chụp cận cảnh khu vực cách ly đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc

Theo báo cáo, Vĩnh Phúc chiếm 9/14 ca nhiễm virus nCoV. Trong đó 3 ca lây thứ phát cho người thân trong dịp Tết bởi người trở về từ Vũ Hán.
Bệnh nhân thứ 14 mới nhất là nữ 55 tuổi, lao động tự do tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên.
2 nữ bệnh nhân trước đó phát hiện là, P.T.T., 49 tuổi, ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên là mẹ của bệnh nhân N.T.D. đã được xác định dương tính với nCoV trước đó.
Trước đó những bệnh nhân trên đã có tiếp xúc từ cộng đồng từ 17/1.
Được biết, cả hai bệnh nhân mới phát hiện đều có chung tiền sử dịch tễ, là người thân của bệnh nhân N.T.D. – một trong 7 người được Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử đi tập huấn tại thành phố Vũ Hán. Những công nhân này cùng trở về Việt Nam ngày 17/1.
Theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Phúc, tổng số trường hợp nghi ngờ được giám sát và theo dõi từ khi có dịch bệnh là 25, trong đó 17 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm (15 trường hợp âm tính, 2 trường hợp dương tính), hiện có 8 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm.
Tổng số trường hợp có liên quan tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính nCoV được theo dõi là 134. Trong đó 4 trường hợp có kết quả âm tính, 130 trường hợp đang được theo dõi.

Xem video Cận cảnh bên trong khu cách ly ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Trong khi đó, trên mạng xã hội xuất hiện một bản kiến nghị lên Liên Hiệp Quốc yêu cầu Tedro Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO phải từ chức

Đơn kiến nghị của một người tên Osuka Yip hiện đã có gần 350.000 người ký, viết rằng hôm 23/1, “ông Ghebreyesus đã từ chối tuyên bố dịch virus corona ở Trung Quốc là trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu“.
Từ đó đến nay, số lượng người bị lây nhiễm tăng mạnh và “một phần lý do liên quan đến việc Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá thấp virus corona.”
Chúng tôi mạnh mẽ nghĩ rằng Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp để làm Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi một sự từ chức ngay lập tức của Tedros Adhanom Ghebreyesus.”
Tờ kiến nghị còn cho rằng ông Ghebreyesus đã hoàn toàn tin tưởng vào số ca tử vong và nhiễm bệnh do chính quyền Trung Quốc cung cấp.
Rất nhiều người trong chúng tôi thực sự thất vọng, chúng tôi tin rằng WHO được coi là trung lập về chính trị. Không có bất kỳ cuộc điều tra nào, Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ tin vào cái chết và những con số bị nhiễm bệnh mà chính phủ Trung Quốc cung cấp cho họ.
Mặt khác, Đài Loan không nên bị loại khỏi WHO vì bất kỳ lý do chính trị nào. Các công nghệ của họ tiên tiến hơn nhiều so với một số quốc gia trong danh sách của WHO được chọn.
Xin hãy giúp thế giới có được niềm tin vào Liên Hợp Quốc và WHO một lần nữa.

Mối lo, và sự giận dữ của dân Trung Quốc bùng nổ lớn trước tin cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng bị chính phủ tìm cách bưng bít, sau khi đã bưng bít tin tức về virus corona khi nó mới bộc phát.

Đây là hình ảnh người dân Hongkong tưởng niệm Bác sỹ Lý Văn Lượng

Ông chính là bác sĩ đầu tiên lên tiếng cảnh báo về nguy cơ virus corona, và do đó bị triệu tập đến Văn phòng Công an rồi bị buộc tội “đưa ra những bình luận sai lệch” làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội “. Dưới áp lực rất lớn của dư luận, Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 29/1 đã có một động thái chưa từng thấy từ trước đến nay khi ra thông cáo khiển trách công an Vũ Hán vì đã trừng phạt 8 người bị cho là lan truyền “tin đồn” trên mạng.
Cái chết của người bác sĩ Trung Quốc tìm cách cảnh báo về sự bùng phát của virus corona mà không thành, đã gây ra sự phẫn nộ và đau buồn công khai trên toàn Trung Quốc.
Đi cùng với đau buồn và giận dữ là sự mất niềm tin vào chính quyền, hạt mầm của những bất đồng chính kiến. Cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc hiện đang làm việc để chống lại những ý kiến phản đối.
Trong một sự đoàn kết hiếm thấy, gần như mọi thành phần trong xã hội Trung Quốc hòa nhịp kêu gào về một thứ: Tự do ngôn luận – Người dân vì sao không có quyền tự do ngôn luận, vì sao không có quyền được chất vấn, vì sao không có quyền được biết rõ sự việc, vì sao mà kênh truyền thông nào cũng là miệng lưỡi của chính quyền!!!”
Người ta chưa từng chứng kiến một phản ứng tập thể nào ở mức độ như thế, ít nhất từ năm 1989 khi xảy ra sự kiện thảm sát Thiên An Môn.

Số người bị nhiễm và chết vì Virus Corona đang gia tăng không ngừng, điều đó đặc biệt nghiêm trọng tại Trung quốc và gần đây lan sang Việt Nam, nhưng sự kinh hoàng do đại dịch này gây ra đang bị truyền thông nhà nước ở 2 quốc gia, nằm dưới sự cai trị của Chủ nghĩa Cộng sản cố tình che giấu sự thật, mặc cho sự tàn phá của nó.

Người dân Việt nam chỉ còn cách tự chuẩn bị trước các phương tiện cùng vật chất cần thiết, để lo cho tính mạng của bản thân và gia đình trước đại họa đang tràn đến từ Trung Quốc.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)