Thông cáo báo chí của cảnh sát Berlin về vụ 472 trẻ em Việt Nam bị mất tích tại Berlin

Tiến sĩ. Barbara Slowik – Giám đốc cảnh sát Berlin

Thông cáo báo chí của cảnh sát Berlin

Cảnh sát Berlin phải đối mặt với tội phạm có tổ chức trong tất cả các khía cạnh biểu hiện của nó gồm                    

– đưa người nhập cảnh bất hợp pháp

– buôn người

– và bóc lột sức lao động

Đó là những trọng tâm điều tra của cảnh sát.

Hoạt động đưa lậu người Việt Nam qua Đông Âu là một hiện tượng mà cảnh sát đã biết từ lâu, đang được bài trừ thông qua các cuộc điều tra phức tạp.

Berlin và Đức không phải là đích đến

Các băng nhóm đưa lậu người, chủ yếu sử dụng tuyến đường bộ đến Đức. Đặc biệt là tuyến đường bộ từ Ba Lan đến Berlin, các tuyến đường từ Romania và Hungary cũng được biết đến. Berlin và Đức thường không phải là đích đến thực sự mà chỉ được dùng để trung chuyển, quá cảnh mà thôi. Chợ Đồng Xuân Berlin là một địa điểm trung chuyển cho đường dây đưa lậu người. Thường được dùng làm nơi „ẩn trú an toàn“ trong khi chờ đợi để được đưa đi tiếp tục. Thường thường đích đến cuối cùng, chủ yếu là nước Anh, đôi khi là một trong những quốc gia khác tại châu Âu.

Bốc lột sức lao động

Tuy nhiên, những người Việt Nam phải trả cho đường dây đưa lậu người tất cả số tiền đã thỏa thuận, trước khi được đưa tiếp sang một quốc gia khác. Bởi vậy trong thời gian chờ đơi tại Berlin, họ được sử dụng cho các dạng lao động khác nhau: từ thu gom hàng hóa, dọn dẹp vệ sinh, cho đến các công việc trong quán ăn nhà hàng. Kể cả việc buôn bán thuốc lá lậu.

Con số thanh thiếu niên Việt Nam mất tích

Những người VN nhập cảnh lậu bị bắt hầu như không có giấy tờ tùy thân. Họ đã khai tuổi tác với cảnh sát là dưới tuổi thành niên. Cảnh sát căn cứ vào khuôn mặt và vóc dáng đánh giá là đáng tin, nên đã bàn giao cho cơ quan hỗ trợ trẻ em khẩn cấp của thành phố. Theo luật của Đức, các trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm, dù bị phát hiện ở bất cứ đâu, đều được giao cho các cơ quan bảo trợ thanh thiếu niên (Jugendämter) phụ trách. Nghĩa là, Nhà nước Đức sẽ bảo trợ.

Tuy nhiên, cơ quan bảo trợ không phải là nơi giam giữ. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, những trẻ vị thành niên đó đã biến mất, đi đâu, với ai, chẳng ai biết cả. Các cơ quan chỉ còn cách trình báo với cảnh sát các đứa trẻ này mất tích.

Cảnh sát Berlin cho biết, từ năm 2012 cho đến nay, có tổng cộng 472 trẻ vị thành niên VN bị trình báo mất tích tại thủ đô Berlin. Nhưng phần lớn các trường hợp mất tích này đã được tìm thấy lại bằng nhiều hình thức khác nhau hoặc họ tự trở về lại.

Tuy nhiên trong 5 năm gần đây, con số thanh thiếu niên Việt Nam mất tích ngày càng giảm: Năm 2014 có tới 127 trường hợp và năm 2018 đã giảm xuống còn 58 trường hợp.

Phương pháp điều tra của cảnh sát

Cấu trúc tổ chức, phương cách hoạt động bí mật và sự bảo mật cao độ làm phức tạp cuộc điều tra vô cùng. Chính vì thế mà Sở cảnh sát hình sự Berlin với Cục 4 của nó, tập trung vào các khía cạnh khác nhau của tội phạm có tổ chức và như thế cũng là tập trung vào các hoạt động đưa lậu người và buôn người.

Mục tiêu của cảnh sát là:

– giải thoát những nạn nhânkhỏi sự kìm kẹp của những băng nhóm đưa lậu người

– và phá vỡ các cấu trúc mà tạo điều kiện cho một sự bốc lột có hệ thống như vậy.

Thông cáo của cảnh sát Berlin hôm 21.6.2019 về vụ 472 trẻ em Việt Nam bị mất tích tại Berlin.

Cảnh sát Berlin, 21.06.2019.


Thú nhận trong chợ Đồng Xuân Berlin có dịch vụ làm giấy tờ giả

Ông Nguyễn Đồng Thanh (???), trợ lý quản lý của chợ Đồng Xuân Berlin, đã trả lời những câu hỏi của đài RBB. Ông xác nhận rằng “một thời gian trước đây” đã phát hiện 2 người trong chợ Đồng Xuân cung cấp dịch vụ cho đường dây đưa người lậu, chẳng hạn như làm giấy tờ giả. “Khi chúng tôi phát hiện ra vụ việc đó, chúng tôi đã thông báo ngay cho cảnh sát và cấm hai người này không được tới chợ.”

Kể từ đó, nhân viên bảo vệ trực khu chợ này suốt ngày đêm đã không nhận thấy có hoạt động đưa lậu người nào khác. “Chúng tôi đã ra chỉ thị cho các nhân viên bảo vệ hãy kiểm tra rất thường xuyên để xem trong chợ có xảy ra những vụ việc như vậy hay không“, ông Đồng Thanh nói với đài RBB. Nếu biết có những vụ việc như vậy, thì chúng tôi sẽ báo cho cảnh sát ngay lập tức.

Theo điều tra của đài rbb, chợ Đồng Xuân đã nhiều lần bị đặt vào tầm ngắm của các nhà điều tra Đức – gần đây nhất là vào tháng 5 năm 2018 liên quan đến đưa người lậu, kết hôn giả và buôn bán ma túy.

Hiếu Bá Linh- Thoibao.de tổng hợp theo thông báo của chính quyền Berlin và báo chí Đức.

Nguồn: Báo Bild của Đức
https://www.bild.de/bild-plus/regional/berlin/berlin-aktuell/vietnamesen-wie-in-berlin-474-kinder-verschwinden-62793072,view=conversionToLogin.bild.html

Đài phát thanh và truyền hình RBB:
https://www.rbb24.de/politik/beitrag/2019/06/vietnam-menschenhandel-brandenburg-berlin-ausbeutung-.html

https://www.rbb24.de/politik/beitrag/2019/06/berlin-lichtenberg-dong-xuan-vietnamesen-mutmasslicher-menschenhandel-reaktionen.html


http://baovietduc.de/2019/06/ong-nguyen-van-hien-phan-doi-bao-chi-duc-dua-tin-sai-ve-dong-xuan/