VIỆT NAM ĐEO ĐUỔI CON SỐ TĂNG TRƯỞNG GDP CAO ĐỂ LÀM GÌ?

Không ngẫu nhiên mà từ khóa “mục tiêu tăng trưởng GDP phải đạt chỉ tiêu đề ra 6,7% của Bộ Chính trị và Chính phủ VN”. Thậm chí mới đây tờ Vneconomy còn đặt lời tựa vừa mang tính hành chính lẫn hình sự rẳng: Thủ tướng: “GDP không đạt thì phải kỷ luật”. Nó là từ khóa được theo dõi trong tuần có hàng ngàn lời tựa về sự lo lắng con số GDP của VN không đạt chỉ tiêu.

Tôi thì hay nói là đối với VN, quốc gia gia này duy chí phải đeo đuổi mục tiêu con số tăng trưởng GDP bằng mọi giá dù phải trả giá đắt. Làm sao mà còn mơ được con số GDP phải đề ra là phải trên 6,7% được. Hãy nhớ rằng, hiện nay VN đang tạo ra hai gánh nợ quá lớn so với sản lượng GDP kinh tế của họ, đó là nợ quốc gia của họ và nợ xấu ngân hàng qua cao. Nếu con số nợ 60,8% hay 70,6% so với GDP đi từ chính thức mà VN đang gánh thì mức tăng trưởng GDP về sau này tấ nhiên nó phải sụt giảm ít nhất 1,7% hay 2,6%. Vì nợ quá lớn như vậy thì tiền đầu tư thực tế nó chỉ đi về hướng trả nợ và trả lãi thay vì trả nợ 17 tỷ $ thì nếu mắc nợ ít thì còn dung số tiền đó đầu tư cho kịnh tế như xây dựng hạ tầng cảng biển, hay xây mấy ngàn km đường bộ, cải tạo nông nghiệp, tăng đầu tư vào dịch vụ,… thì còn có mức tăng trưởng cao chứ tôi thì mỉa mai là GDP của sau này sẽ sút giảm tệ hại nhưng người ta sẽ vẫn bút ghi con số tăng trưởng GDP đúng chỉ tiêu đề ra để mị dân và đánh lừa thị trường. VN bấy giờ làm ra để dành 100 đồng thì phải trả nợ mấy trăm đồng thì còn tiền đầu tư cho GDP nữa đâu mà đòi tăng trưởng GDP cao được.

Ôi thôi, đối với VN họ mãi mê đeo đuổi con số GDP, nó có nhiều lý do của họ, chẳng hạn như nhằm trấn an thị trường và giới đầu tư, đó là bởi vì hầu hết những quốc gia mắc nợ nhiều, họ đeo đuổi con số GDP cao, kể cả nếu không ddtj chỉ tiêu thì khai man thổi phồng con số tăng trưởng GDP cao với chủ đích để nhằm gợi ý rằng VN hoàn toàn có khả năng trả nợ vay. Lý do giới đầu tư cho vay tiền họ chỉ thường chú ý là tập trùng theo dõi vào khả năng tăng trưởng GDP con số cao của nước đi vay, đơn giản nếu con số GDP tăng trưởng thấp thấp thì giới đầu tư lại hoang mang là tăng trưởng GDP thấp như vậy thì làm thế nào mà nền VN sản xuất ra con số GDP quá thấp lấy đâu ra tiền mà trả nợ cho họ bây giờ.

Khi đó giới đầu sẽ bắt đầu lo lắng họ hốt hoảng thì họ kéo tiền ra gửi vốn ra thị trường khác, hoạc họ sẽ đòi lãi suất cao hơn để giảm chi phí rủi ro mất nợ, là quốc gia đó không thể sản xuất ra đủ GDP để trang trải các phí tổn khoản nợ của họ.

Tôi thì hay mỉa mai rằng, nếu một quốc gai giữ được mức nợ hợp lý là họ chả cần đeo đuổi con số GDP cao làm gì, thậm chí là chính phủ đó còn cố tình khai man con số GDP thấp xuống để khỏi tăng lương cho người dân lao động, hay đầu tư cho phục lợi xã hội, donh nghiệp phải tăng lương bổng cho người lao động thì lại tốn kém thêm phí tổn nên họ lại ém nhẹm con số tăng trưởng GDP thấp xuống. Đó là bởi vì việc tăng trưởng GDP cao của một quốc gia đó được công bố thì nó thông báo rằng nền kinh tế nước đó đang phát triển mạnh mẽ, ngược lại khi GDP thấp, nó cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó đang sự suy giảm thì điều này ai cũng biết khi chỉ cần biết đọc cụm từ “GDP”.

Đối với các quốc gia, khi họ công bố mức tăng trưởng GDP cao thì thì tất nhiên là phải được đi kèm với việc tăng lương cho người lao động, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nhà nước thì thu được nhiều thuế và có tiền trả nợ, khiến giới đầu tư và chủ nợ lạc quan và họ dễ cho vay cũng như lấy lãi nhẹ. Nhưng khi, nếu GDP bị sút giảm, các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng và hoảng loạn, họ bắt đầu nghĩ đến sẽ có nhiều sự phá sản của các doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tiền lương trả cho nhân công sẽ bị cắt hạ, dẫn đến sức mua của người tiêu dùng suy yếu, nhà nước sẽ thất thu về thuế thì lấy đâu ra tiền trả cho họ, và họ sẽ không dám đầu tư vào nước đó, vì vì đầu tư vào nước đó mà thu nhập người dân sút giảm, tiêu dùng yếu thì họ sẽ không thể bán hàng hay xuất khẩu vào thị trường nước đó được. Đó là lý do VN thường thổi phồng con số GDP cao để làm hoa mắt nhà đầu tư và trấn an thị trường là vậy.

(*) Nền kinh tế VN hiện đang tạo ra nợ quá lớn so với thực lực kinh tế của họ, nên về dài cả nền kinh tế chỉ lo đi về hướng trả nợ lẫn lãi nên tiền đầu tư cho kinh tế giảm đi dù họ có bơm tín dụng cao chót vót để đầu tư cho GDP. Đã thế khi mắc nợ cao thì các vấn đề an sinh xã hội, hay lương hưu sẽ bị cắt giảm xuống, thuế má sẽ chỉ có tăng lên để bù đắp nợ.

Phương Thơ

Kasse animation 7.8.2023