Sau chiến dịch „đốt lò“, Việt Nam bị tụt 10 bậc trong bảng xếp hạng về tham nhũng trên thế giới

Chỉ số CPI năm 2018: Việt Nam chỉ đạt 33 điểm (tối đa 100 điểm), giảm 2 điểm và xếp hạng thứ 117, tụt mất 10 bậc so với năm 2017

Sau chiến dịch „đốt lò“ chống tham nhũng của TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nạn tham nhũng tại Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng. Điều này được thể hiện trong Chỉ số CPI năm 2018 của Việt Nam, khi bị giảm 2 điểm và tụt 10 bậc so với năm 2017 trong bảng xếp hạng về tham nhũng trên thế giới của tổ chức Minh bạch Quốc tế, có trụ sở chính tại Berlin thủ đô nước Đức.

Trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 29/01/2019 vừa qua, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency – TI) đã công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, Việt Nam xếp hạng thứ 117 trong tổng số 180 nước, tụt xuống 10 bậc so với năm 2017.

Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) dựa trên đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về mức độ tham nhũng trong khu vực công. Thang điểm được chấm từ 0 – 100, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch. Năm 2018 Việt Nam chỉ đạt 33 điểm, giảm mất 2 điểm so với năm 2017.

Bà Tiến sĩ Giáo sư Edda Müller, Chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế, công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng năm 2018 trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 29/01/2019

Chỉ số CPI năm 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập. Việt Nam chỉ đạt 33 điểm (so với tối đa 100 điểm) cho thấy tình hình tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng, mặc dù TBT và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch „đốt lò“ chống tham nhũng, nhưng nạn tham nhũng tại Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng. Điều này được thể hiện trong Chỉ số CPI năm 2018 của Việt Nam, khi bị giảm 2 điểm và tụt 10 bậc so với năm 2017. CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Để chống tham nhũng có hiệu quả, tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra những đề nghị cụ thể như sau:

  • Việt Nam nên xử lý thực sự nghiêm minh và công bằng các vụ án tham nhũng,
  • tăng cường liêm chính trong khu vực công,
  • và thực hiện hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.

Năm 2018, Đan Mạch và New Zealand tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng với điểm số lần lượt là 88 và 87 điểm. Khu vực các nước Châu Âu nói chung vẫn là khu vực có điểm cao nhất (Phần Lan bằng điểm với Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ cùng 85 điểm, Na Uy 84 điểm, Hà Lan 82 điểm, Luxembourg 81, Đức và Anh cùng 80 điểm).

Tại khu vực Châu Á, ngoài Singapore, Hong Kong và Nhật là hai đại diện có thứ hạng cũng khá cao với lần lượt là 76 điểm và 73 điểm. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore là đại diện duy nhất có mặt trong top 10 các nước trong sạch nhất với 85 điểm. Đứng cuối bảng xếp hạng là các nước Somalia (10 điểm) và Syrien (13 điểm).

Mối liên quan rõ ràng giữa tham nhũng và dân chủ

Theo đánh giá của tổ chức Minh bạch Quốc tế, thì có một mối liên quan rõ ràng giữa tham nhũng và sự suy giảm các cơ cấu nhà nước pháp quyền và dân chủ. Tham nhũng phát triển mạnh khi các thiết chế dân chủ bị suy yếu và không gian tự do cho xã hội dân sự và các phương tiện báo chí truyền thông độc lập bị thu hẹp.

Trong cuộc họp báo nêu trên, bà Tiến sĩ Giáo sư Edda Müller, Chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế, khẳng định: „Để chống tham nhũng, chúng ta phải ta phải tăng cường các thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền của chúng ta. Nó bao gồm một xã hội dân sự sinh động và các phương tiện báo chí truyền thông độc lập thực hiện việc giám sát quan trọng mà không phải sợ hãi và không bị hạn chế hầu bảo vệ nền dân chủ đa nguyên“.

„Để chống tham nhũng, chúng ta phải ta phải tăng cường các thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền của chúng ta“, bà Chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế Edda Müller nói.

Từ hơn 10 năm nay tổ chức Minh bạch Quốc tế có mở một chi nhánh tại Việt Nam được gọi là Tổ chức Hướng tới Minh bạch, một tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Địa chỉ văn phòng: Số 37, ngõ 35, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Tel.: +84-24-37153532

Fax: +84-24-37153443

Website: http://www.towardstransparency.vn

Facebook: https://www.facebook.com/towardstransparency/

Đội ngũ của tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)



>> Vì sao Đại sứ Việt Nam không giới thiệu và mời Đại diện Bộ Ngoại giao Đức phát biểu trong buổi tổ chức Tết?

>> NHẬT BẢN NÊN ỦNG HỘ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM 

>> Vài cảm nghĩ về Tết Nguyên Đán 2019 tại Berlin do Đại Sứ Quán Việt Nam tổ chức

>> Tranh cãi đóng tiền để ĐSQ Việt Nam ở Đức tổ chức Tết Nguyên đán 2019 tại Berlin 

>> Vì sao EU hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam? 

>> Cuộc đấu tranh quyền lực tại Venezuela – Bộ trưởng Bộ ngoại giao Đức Maas tuyên bố ủng hộ ông Guaido

>> Liên minh châu Âu (EU) hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam 

>> Khuyến nghị của CHLB Đức trong buổi Liên Hiệp Quốc kiểm điểm định kỳ về nhân quyền Việt Nam

>> Đảng Xanh yêu cầu Chính phủ Đức không chấp thuận Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam và đề cập đến vụ Trịnh Xuân Thanh

>> Đại sứ quán Đức tại Việt Nam thông báo: Chuyển tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực Schengen sang công ty VFS Global

>> Lộc Hưng – tôi đã thấy… 

>> „Con tàu Việt Nam đi không bao giờ đến“ 

>> Giám mục Úc gốc Việt lên tiếng về vụ Lộc Hưng

>> Chỉ số dân chủ của năm 2018 – Việt Nam được xếp vào hạng quốc gia độc tài

>> Bộ trưởng Tô Lâm: Nhiều người ở Việt Nam tìm đủ cách để vào tù vì chế độ phạm nhân cao hơn ở ngoài

>> Sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ „ giết chết“ Vịnh Hạ Long

>> Ba Lan bắt giám đốc Huawei về tội “làm gián điệp”

>> Liên minh châu Âu: Hãy hoãn bỏ phiếu về Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam

>> Bà Thân Thị Thư, trưởng Ban tuyên Giáo Thành ủy TP.HCM ăn mít khi gặp mặt báo chí 

>> Facebook phản bác lại tuyên bố của Chính phủ Việt Nam 

Kasse animation 7.8.2023