Ông Trọng mong gì khi luôn nhắc văn kiện là “văn bia muôn đời sau”?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=vUaM3puYzZg

Ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “thốt ra” cụm từ “văn kiện là văn bia lưu mãi về sau” hôm 8 tháng 12 năm 2020, khi ông chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của các Đảng bộ trực thuộc Trung ương và của các tổ chức khác trong việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam.

Liệu đây chỉ cách nói văn hoa chữ nghĩa hay thật sự là đường hướng quan trọng mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn truyền đạt cho lớp lãnh đạp Đảng kế thừa vai trò của ông?

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 9 tháng 12 năm 2020, Nhà ngôn ngữ học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, đưa ra phân tích câu nói của ông Trọng:

Tôi đoán ông Trọng muốn nhắc những người biên soạn phải rất cẩn thận. Vì xưa nay người ta cho rằng “dại văn bia”, cái này chữ nghĩa còn lưu lại, chịu sự phê phán của nhiều người… Ông Trọng nhắc nhở như thế thì cũng đúng nhưng vấn đề không phải là chữ nghĩa. Vấn đề là cả một cái đảng đã xác định đường hướng sai, thì dù chữ nghĩa có hay đến mấy thì cũng là loại vứt đi, đó mới là quan trọng chứ không phải vấn đề chữ nghĩa.”

Dân gian xưa nay hay truyền miệng câu ‘khôn văn tế, dại văn bia’… Có thể hiểu đơn giản là ai dại mới viết văn bia. Vậy vì sao ông Nguyễn Phú Trọng muốn nhấn mạnh văn kiện phải như văn bia?

Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng phân tích tiếp:

Văn tế là đọc đi rồi thôi không lưu lại, còn văn bia đục vô đá, mà đã đục vô đá thì lưu lại muôn đời cho con cháu mai sau. Nó chịu sự phê phán, bình phẩm không chỉ khi đó mà có thể hàng trăm năm sau nữa.

Thành ra nếu làm văn bia thì áp lực về khả năng bị chê là rất cao. Còn văn tế thì chỉ những người lúc đó hiện diện mới biết.

Vì thế người ta nói ‘khôn văn tế’ đọc xong là bỏ, ‘dại văn bia’ vì nhiều người xem xét hay dở… Nghĩa là như thế nhưng vận dụng thế nào cho hay, cho đúng là chuyện khác.”

Ảnh 1: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị Ngày 8/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng

Sử gia Dương Trung Quốc, hiện đang sống tại Hà Nội, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hồi tháng 2 năm 2020 cũng về vấn đề văn bia ông cho rằng, Văn bia là một hình thức khá phổ biến trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam và có nhiều loại chứa đựng nhiều thông tin khác nhau:

Văn bia là một thứ thư tịch để lại cho đời sau, vì nó được khắc trên chất liệu bền vững. Đó là những thông điệp của người đời nay không chỉ để nói với người đời nay mà muốn để lâu dài.

Có thể đơn giản như một tấm bia mộ chí hay có thể là một tấm bia biển hiệu, bia hạ mã, nhắc nhở mọi người tôn trọng không gian có di tích, có tâm linh tôn giáo… Nhưng nó cũng có thể chứa đựng rất nhiều thông tin, kể cả những án văn, những thông điệp, nó có thể tôn vinh những người đỗ đạt như bia tiến sĩ chẳng hạn.”

Tham vọng để lại muôn đời!

Đây không phải là lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ví văn kiện như văn bia. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2020 ông Trọng khi phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến, cũng đã cho rằng phải coi văn kiện đại hội đảng là ‘văn bia’, còn để lại đời sau…

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đã tự giải thể, khi nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 9 tháng 12 năm 2020, cho rằng cách nói như ông Trọng không ăn nhập gì đến thời đại. Ông nói:

Tôi nghĩ ông Trọng nói như thế là rất ham danh vọng, ổng muốn đi vào sử sách hoặc là được lưu văn bia muôn thuở. Tôi nghĩa đó là não trạng hết sức cổ hủ và không tỉnh táo. Trước đây cũng có vị lãnh đạo nói như vậy khi họ ca ngợi thành tích của họ. Nhưng mà nói một cách bộc bạch như thế, tỏ rõ ý định như thế, và lập đi lập lại như ông Trọng thì tôi nghĩ chưa có người nào.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, nếu có thể có một nhận xét khác thì Việt Nam cũng có một câu mọi người thường nói, là nếu làm những điều tốt cho dân sẽ được tiếng thơm trong dân và tiếng thơm vẫn lưu ngàn đời. Còn “văn bia” ghi lại những cái không ra gì, thì nó cũng nhanh chóng đi vào lãng quên mà thôi.

Ảnh 2: bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc tử giám ở Hà nội được dựng trong thời gian gần 300 năm gồm 82 tấm bia đá, khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam

Nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng không khác mấy với câu của dân gian Việt Nam ‘Trăm năm bia đá cũng mòn; ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ’.

Cũng bàn về việc đóng góp ý kiến của người dân cho văn kiện Đại hội 13 của Đảng CSVN, hôm 5/10, RFA có bài viết “Liệu dân có dám đóng góp ý kiến cho đảng?” ghi nhận rất trung dung ý kiến đa chiều từ các luật sư, nhà báo, điều mà báo chí nhà nước vẫn chưa làm được.

Tuy nhiên, hôm 7/12 trên website Dân tộc & Phát triển đăng lại bài từ nguồn quandoinhandan.vn cho rằng bài viết của RFA là những chiêu trò hòng bôi nhọ bản chất và truyền thống trọng dân, lắng nghe dân của đảng.

Đồng thời xác nhận bài viết đã gây hoang mang dư luận, giảm bầu nhiệt huyết của quần chúng, chống phá Đại hội 13 của đảng và xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản.

Hồi đầu năm, hôm 14/02, ông Trọng dùng khái niệm ‘văn bia’ để cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến vào năm 2021.

Theo ông, phải coi “văn kiện Đảng như văn bia để lại muôn đời sau“, như lời trích trên báo Việt Nam. Ông ngụ ý rằng văn kiện Đảng là kết tinh trí tuệ, rất có giá trị cho đời sau sưu tầm học hỏi và có thể được khắc thành văn bia trên đá …

Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp không được đơn giản, dễ dãi về cả hai phía, không tiếp thu cũng là sai, mà nói cái gì tiếp thu ngay cũng là sai.”

Trước đó, ngày 03/02, báo Việt Nam đăng tải rộng rãi lời Tổng Bí Thư Trọng khen đảng của mình:

Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!”

Ảnh 3: nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình chống Trung quốc đưa dàn khoan 981 vào Biển Đông

Truyền thông chính thống ở Việt Nam nói bài diễn văn được đọc “trong không khí phấn khởi, tự hào, cảm xúc đón mùa xuân mới cũng là dịp Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam“.

Cách nói hơi bất ngờ, ngược với logic bình thường có thể là cách ông Nguyễn Phú Trọng sử dụng để đánh thức tư duy thường nhật của các quan chức là đồng chí của ông.

Việt Nam được cho là có dân số trẻ, và đông đảo thanh thiếu niên với suy nghĩ khác xa thế hệ ‘cách mạng’ và ngưỡng mộ những nhân vật không thuộc hệ thống chính trị.

Các câu của ông Trọng thường được chia sẻ trên mạng xã hội, với các bình luận chê nhiều, khen ít, nhưng dù sao cũng vẫn tạo sự chú ý của dư luận.

Sau khi mất tích một thời gian, đột nhiên hôm 20.1.2020, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt nam lại xuất hiện để đưa ra phát ngôn hài hước: “Hiếm có đảng cầm quyền nào trên thế giới được dân tin yêu như ‘Đảng ta’”.

Ông Trọng giải thích, chính nhờ tinh thần “tự phê bình và phê bình này” mà “hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Bài phỏng vấn ông Nguyễn Phú Trọng được đưa ra vào thời điểm công luận vẫn chưa ngớt chỉ trích Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam về hành động được cho là “thất nhân tâm” khi thực hiện cuộc bố ráp, đột kích vào làng Đồng Tâm ngay thời điểm trước Tết cổ truyền của dân tộc, giết chết đảng viên lão thành Cách mạng 58 năm tuổi đảng Lê Đình Kình và bắt đi hàng chục thanh niên và phụ nữ ở đây.

Có thể nói chưa có lúc nào mà lòng dân Việt Nam oán thán đảng cộng sản như lúc này.

Ảnh 4: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với phát ngôn “Chống tham nhũng ‘phải như đánh răng, rửa mặt hàng ngày’

Vậy mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn có thể nói đảng của ông ta được dân tin yêu hơn bất cứ đảng cầm quyền nào trên thế giới thì đủ biết khả nhận thức của vị Tổng bí thư này thực là có vấn đề nghiêm trọng.

Tuy được xưng tụng là người thanh liêm chính trực nhưng một sự thật không thể chối cãi Nguyễn Phú Trọng là người nhận được nhiều chỉ trích hàng đầu tại Việt Nam nhờ những phát ngôn hoang tưởng tầm cỡ thế giới. Lời ông nói đôi khi mang nội dung trâng tráo, rất xa rời thực tế của cuộc sống và không đúng với hoàn cảnh đất nước

Kết thúc năm 2019, mà đất nước, nhân dân đang phải oằn mình chịu đựng bao thiên tai, nhân tai, dich họa, Trung quốc lăm le thôn tính lãnh thổ tại vùng Đặc quyền kinh tế của Việt nam, thì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn u mê với câu nói : ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’.

Nhận định của ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam trốn tránh một thực tế hàng ngày, đó là bất cứ người dân nào khi nhìn lên bầu trời Sài Gòn, Hà Nội đều thấy bụi mù đang che lấp mặt trời. Sài Gòn, Hà Nội do mức ô nhiễm thường xuyên đạt mức nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Từ cảm quan trực tiếp đến nổi lo ngay ngáy, thịt heo tăng giá phi mã kéo theo giá cả nhiều mặt hàng khác mọi người dân càng nghi ngại về cái măt trời nào đó đang tỏa sáng không biết ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tìm thấy ở đâu?

Hay đó là các ảo ảnh, có lẽ do ông đã dùng quá nhiều sâm Triều Tiên, thuốc cao Trung Quốc sau lần đột quỵ?

Thật ra thì đây là một nhận định của vài chuyên gia ưa dùng lời đường ngọt với chế độ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Ngân Hàng Thế Giới. Tuy nhiên người đứng đầu đảng đã không phân biệt đâu là nịnh đâu là trung nên đã vô tư lấy các câu nói đó, lòe người dân Việt nam.

Ảnh 5: Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gần đây sức khỏe suy giảm nhiều, ông thường xuất hiện với hình ảnh đi không vững khiến nhiều người phải đỡ

Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng là một người say sưa với sự nghiệp “Đốt lò”, nhằm mỵ dân và che đậy cho các hành động đấu đá nội bộ Đảng, nhiều từ hoa mỹ đã được ông trích, lấy của người khác mà không hề công khai nguồn, chính điều đó cũng đem đến cho người dân trong và ngoài nước nhiều phen giật mình lo ngại, đặt câu hỏi về khả năng nhận thức của Tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng.

Hôm kỷ niệm 90 năm thành lập đảng ông Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục cao hứng :

Rằng: “Đảng ta có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn chặn được

Và “…với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay

“… hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.” “…bạn bè quốc tế khâm phục, ngưỡng mộ và mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam.” “90 mùa xuân dân tộc ta có Đảng dẫn đường, soi lối, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác

Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước”…

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung từng nhận xét rằng: “ông Nguyễn Phú Trọng là giáo sư, tiến sỹ ngành Xây dựng đảng, nghĩa là ông đã được đào tạo về khoa học xã hội. Thật sự thì khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều dựa trên số liệu thống kê rất nghiêm ngặt chứ không phải muốn nói gì thì nói.”

Ảnh 6: Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Cấm Đại tướng bắt cóc – Đảng chiêu dụ thứ trưởng Thoa

>>> Bắt phó tổng giám đốc công ty Tân Thuận – Lửa lan đến nhà Tất Thành Cang

>>> Bộ Công An tấn công – Dr. Thanh chống đỡ

Việt Nam: Interpol ‘truy nã quốc tế’ bà Hồ Thị Kim Thoa

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023