Chưa ngồi vào ghế thủ tướng nhưng đã xuất hiện “lời cảnh báo” với Phạm Minh Chính

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=5CN1VhJ948o

Quy luật muôn thuở, đi lên bằng con đường bất chính thì sẽ để lại tiếng xấu cho đời. Bài học Nguyễn Văn Linh còn đó. Ông Nguyễn Văn Linh một thời đã được người dân Việt Nam tung hô là “người đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước” thì nay ông ta chỉ còn có công với đảng, còn với nhân dân ông là có tội nhiều hơn có công vì ông đã chủ trương kí kết Hiệp Ước Thành Đô 1990. Trong khi đó, cái gọi là “đổi mới” mà hệ thống tuyên truyền hay ca tụng ông thì nay người ta phát hiện ra đó chỉ là hành động “sửa sai” chứ không phải làm gì mới. Bởi đơn giản, mô hình kinh tế Miền Nam trước năm 1975 nó còn tốt hơn mô hình mà ông Nguyễn Văn Linh đã áp dụng. Nhiều nhà đánh giá cho rằng, đó chỉ là đổi mới “nửa vời” không triệt để.

Nói chung người dân bây giờ thông minh rồi, hiểu biết hơn rồi, họ sẽ biết ai là tội đồ ai là có công. Với dân thì công tội rất phân minh, người lính VNCH hay người lích của chế độ CS mà hy sinh cho đất nước đều được vinh danh như nhau. Đã bao nhiêu sách báo dưới thời XHCN phủ nhận công lao của 74 người lính VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, nhưng dân vẫn không quên. Dù chế độ CS đã làm cho dân Miền Nam biết bao đau thương mất mát, nhưng với dân thì người lính đã ngã xuống chống giặc phương bắc 1979 cũng được vinh danh. Nói thế để biết, nhân dân Việt Nam rất công tâm, tội là tội, công là công dù cho có tuyên truyền thế nào cũng không thay đổi. Đây là điều mà ông Phạm Minh Chính cần phải nghi nhớ khi ngồi vào ghế thủ tướng chính phủ.

Ông Phạm Minh Chính đã đi lên bằng gì, dân nhớ hết.

Phạm Minh Chính, người sẽ nắm ghế thủ tướng trong vài tháng tới

Cũng tương tự ông Nguyễn Phú Trọng, ông Phạm Minh Chính được giới quan sát đánh giá là có mối quan hệ tốt với Bắc Kinh khi mà ông cho xúc tiến dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn rất quyết liệt. Khu kinh tế Vân Đồn hoàn thiện như hiện nay là do nỗ lực của ông Phạm Minh Chính chứ không ai khác.

Được biết đặc khu Vân Đồn là dự án do Bộ Chính Trị chủ trương từ thời ông Đỗ Mười làm tổng bí thư, nhưng qua nhiều đời bí thư, Quảng Ninh vẫn chưa xúc tiến được công việc xây dựng. Cụ thể là Quảng Ninh dưới thời Vũ Đức Đam làm bí thư, ông ta không hề xúc tiến dự án này. Đợi đến thời Phạm Minh Chính ông ta cho đẩy mạnh dự án bất chấp luật đặc khu chưa có.

Tuy ông Phạm Minh Chính cho đẩy nhanh dự án dưới danh nghĩa là thúc đẩy kinh tế Quảng Ninh, nhưng ẩn đằng sau đó là ông Chính dùng dự án này để kết nối với Trung Quốc tạo mối quan hệ chính trị.

Tuy đặc khu kinh tế Vân Đồn mang lại lợi ích kinh tế nhưng xét về lợi ích chính trị thì nó tiềm ẩn nguy cơ bị chiếm dụng với dự định cho thuê đất đến một thế kỷ. Và thực tế thì hiện nay thành phần kết nối với khu kinh tế này chủ yếu là Trung Quốc.

Đứng giữa lợi ích kinh tế và thiệt hại về mặt chính trị thì yếu tố chính trị phải được xét hàng đầu. Phải an toàn về chính trị trước đã mới xét đến lợi ích kinh tế. Đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam cần phải rời xa quỹ đạo Trung Quốc, đó là điều cần thiết. Tuy nhiên nếu ông Phạm Minh Chính đưa Việt Nam tới gần hơn với quỹ đạo Trung Quốc thì trách nhiệm của ông là rất lớn. Tuy ông có quyền lớn thế lớn nhân dân không làm gì được, nhưng hậu thế sẽ phát xét công tội của ông không sót một hành động nào.

Với con người thông minh như ông Phạm Minh Chính ắt ông nhận ra rủi ro chính trị sẽ đưa đến sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Tuy nhiên vì quyền lợi chính trị của bản thân, ông Chính đã quyết định chọn nước cờ này để kết nối với phía Trung Quốc nhằm xây dựng sức mạnh chính trị cho bản thân. Từ sau khi làm bí thứ Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã vào Bộ Chính Trị ngay sau đó, trong khi đó ông Vũ Đức Đam cũng làm bí thư Quảng Ninh nhưng không xúc tiến dự án kinh tế Vân Đồn thì bây giờ ông Đam lại chật vật ở vị trí Ủy viên trung ương đảng nhiệm kỳ 3. Đó là hai bản so sánh để mọi người thấy thật rõ bản chất việc lớn mạnh của thế lực Phạm Minh Chính là do đâu mà ra.

Xuất hiện yếu tố cảnh báo một lần nữa.

Hẳn năm 2018, mà cụ thể là vào ngày 10/6 và ngày 17/6 năm này, tại Việt Nam đã xảy ra cuộc biểu tình lớn chưa từng có của nhân dân chống luật đặc khu. Lúc đó ông Phạm Minh Chính đang là trưởng ban tổ chức Trung Ương, ông phải thấy sự bất bình của người dân trước nguy cơ mất chủ quyền vào tay Trung Quốc như thế nào. Sức mạnh này có khi lật cả chế độ chứ không phải vừa. Mà cũng may người dân chỉ mới phản đối luật đặc khu chứ người dân chưa chú ý những gì ông Chính đã làm ở Quảng Ninh trước đó. Đây là lời cảnh cáo đầu tiên đối với những ai tiếp tục phát triển yếu tố Trung Quốc mục đích vì sự nghiệp chính trị.

Mới đây, mà cụ thể là ngày 27 tháng 2, trên BBC Tiếng Việt của tác giả Quốc Phương đã có bài viết “Việt Nam: Chính phủ mới ‘cần yên lòng dân về đặc khu kinh tế”. Trong bài viết có dẫn lời nhiều nhà báo ở Việt Nam về vấn đề đặc khu. Đây là vấn đề tiềm ẩn sự phản ứng của nhân dân trước nguy cơ chủ quyền bị hoa đi vì yếu tố Trung Quốc. Đề tài này chưa bao giờ nguội.

Bài viết trên BBC không chỉ là lời nhắc mà còn là lời cảnh báo với Phạm Minh Chính

Trong bài BBC có dẫn lời nhà báo Võ Văn Tạo như sau:

Xuất phát từ tâm lý e ngại tham vọng bành trướng, thôn tính của các triều đại phong kiến cũng như cộng sản Trung Hoa từ mấy nghìn năm đến nay, dân chúng Việt Nam đặc biệt lo lắng, nghi ngại việc nhà nước Việt Nam triển khai Luật Đặc khu áp dụng cho 3 đặc khu: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư Trung Quốc thâm nhập, lũng đoạn kinh tế việt Nam.”

Vâng! Đấy là nhận xét rất thực tế. Và với lần nhắc lại này của BBC cũng là một lời cảnh báo. Ông Phạm Minh Chính đã được rất nhiều từ việc làm của ông ở Tỉnh Quảng Ninh. Và thực tế đó dân đã biết rất rõ, có điều là chưa tới lúc dân phẫn nộ nôi.

Tháng 6 năm 2018, đã xảy ra biểu tình rầm rộ phản đối Dự luật Đặc khu, mà Quốc hội Việt Nam định thông qua, ở một số thành phố khắp 3 miền. Đảng Cộng sản Việt Nam khi đó đã đành tức tốc chỉ đạo Quốc hội hoãn thông qua Dự luật Đặc khu. Vậy nên ông Phạm Minh Chính phải biết đây là ổ kiến lửa không được động đến.

Phạm Minh Chinh khó dứt bỏ yếu tố Trung Quốc

Tham tiền và tham và tham quyền thì trong đó lòng tham đối với quyền lực nó mãnh liệt hơn. Chính vì tính tham quyền ấy mà người ta đã bất chấp vận mệnh đất nước để đạt mục đích chính trị. Yếu tố Trung Quốc là một chỗ dựa để xây dựng sức mạnh chính trị trong một chính trường đầy tính khốc liệt như chính trường Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã phải ký 27 văn kiện bí mật với phía Trung Quốc sau khi ông loại được Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2016 và trở thành thế lực chính trị mạnh nhất như hôm nay. Cái gì cũng có cái giá của nó cả, không gì là miễn phí. Ông Trọng đã già, sự nghiệp chính trị không còn bao nhiêu nữa, giờ đến thế lực Phạm Minh Chính lớn mạnh và ông ta gắn liền với dự án kinh tế Vân Đồn.

Được biết,  khi làn sóng phản đối luật đặc khu  dịu xuống, thì chính quyền CS Hà Nội lại “bật đèn xanh“, cho thành lập từng đặc khu nói trên bằng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, như một cách biến tấu “rượu cũ, bình mới“. Đây là cách làm lừa dân, rất không nên. Trước mắt dân đang bị lừa, nhưng rồi đến một ngày dân biết được mình bị lừa thì không ai biết được hậu quả sẽ ra sao.

Nếu cứ tiếp tục đà này để tìm kiếm lợi ích chính trị, thì không sớm thì muộn dân cũng biết. Việc cho nước ngoài thuê đất 99 năm là rất nguy hiểm cho chủ quyền quốc gia.

Sân bay Vân Đồn đã hoạt động nhiều năm nay, bất chấp luật đặc khu bị hoãn

Theo đánh giá của giới quan sát thì khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc là rất nguy hiểm, nó giống như là tô giới. Ở Trung Quốc trước kia có những tô giới để cho các nước phương Tây đặc chiếm mà cụ thể là Hồng Kông và Macao. Tuy nhiên, Anh Quốc và Bồ Đào Nha là hai quốc gia tử tế, họ sẽ trả khi hết hạn thuộc địa. Nhưng với Trung Quốc thì khác, họ luôn muốn đánh cướp chủ quyền của Việt Nam từ hàng ngàn năm qua thì liệu rằng họ có tử tế với ta như Anh Quốc và Bồ Đào Nha không? Chưa bao giờ Trung Quốc là quốc gia tử tế cả và bây giờ thì khó mà có được chút tử tế nào. Trong khi đó, họ luôn tìm mọi cách chiếm trọn Hoàng – Trường Sa thì liệu rằng, khi Vân Đồn nằm trong tay họ 99 năm họ có trả lại sau 99 năm không?

Phạm Minh Chính đã phóng lao, liệu có theo lao?

Sức mạnh chính trị của ông Phạm Minh Chính đang sở hữu thì điều đó đã rõ. Từ ban tổ chức trung ương mà nhảy ngang va chính phủ chiếm ghế thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc, ắt ông Chính phải thấy “sự kỳ diệu” của yếu tố Trung Quốc trong ý đồ xây dựng sức mạnh chính trị.

Sau khi thay Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính sẽ làm gì?

Thêm vào đó là ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ nắm ghế thủ tướng có một nhiệm kỳ cũng không thể giữ nổi chiếc ghế. Và thêm nữa, nhờ yếu tố Trung Quốc mà ông Nguyễn Phú Trọng dù 77 tuổi và bệnh tật đầy mình nhưng không ai bứng nổi ông ta bay khỏi chiếc ghế tổng bí thư thì đủ biết, yếu tố Trung Quốc lợi hại như thế nào.

Yếu tố Trung Quốc nó như ma túy vậy, tiêm vào thì có sức mạnh vô song nhưng khi cai nó, thì con người tự nhiên yếu đi thấy rõ. Vì vậy, khi ông Phạm Minh Chính đã phóng lao thì khả năng là ông phải theo lao để gầy dựng nên sức mạnh vô địch trên sân khấu chính trị. Tuy nhiên tất cả những đều này là phân tích đánh giá để đưa ra phán đoán những gì sẽ xảy ra. Còn thực tế thì sao? Vẫn phải chờ mới có kết quả chính xác được.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Thế lực nào đã “đì” Vũ Đức Đam?

>>> Vũ Hải Quân, Nguyễn Kim Sơn, và Nguyễn Đắc Vinh ai sẽ thay Phùng Xuân Nhạ?

>>> VT17: Nguyễn Phú Trọng và Tô lâm ăn ốc, ai phải đổ vỏ?

Bí ẩn nhân vật Nguyễn Phú Trường – Ai là con trai của ông Nguyễn Phú Trọng?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023